Ai sẽ được nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp?

QUỲNH CHI |

Sẽ có 6 nhóm đối tượng được nhận tiền hỗ trợ theo các mức từ 1,8 đến 3,3 triệu đồng/người để khắc phục khó khăn vì dịch COVID-19, theo Nghị quyết 116.

6 nhóm đối tượng sẽ được nhận tiền hỗ trợ 

Nghị quyết số 116/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp của Chính phủ được ban hành sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất này.

Theo đó, Chính phủ quyết định hỗ trợ một lần bằng tiền cho người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30.9 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1.1.2020 đến hết ngày 30.9.2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm (không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng).

 
Mức hỗ trợ dựa trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh minh họa: Thanh Vũ.

Mức hỗ trợ dựa trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, cụ thể:

Người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người;

Người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.

Người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.

Người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.

Người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.

Người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.

Nguồn kinh phí thực hiện chính sách là khoảng 30.000 tỉ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020.

Thời gian thực hiện việc hỗ trợ người lao động từ ngày 1.10.2021 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31.12.2021.

Rút ngắn một nửa thời hạn việc hỗ trợ

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chỉ đạo, với tinh thần quyết tâm cao nhất, phấn đấu hoàn thành việc hỗ trợ cho người lao động trong thời gian 45 ngày (rút ngắn một nửa thời hạn theo yêu cầu của Chính phủ).

Với chính sách giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ đối tượng áp dụng là người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trước ngày 1.1.2021.

Mức giảm đóng cụ thể là, người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Thời gian thực hiện giảm mức đóng là 12 tháng, kể từ ngày 1.10.2021 đến hết ngày 30.9.2022.

Theo tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tổng số tiền giảm đóng để hỗ trợ người sử dụng lao động là khoảng 8.000 tỉ đồng. Như vậy, tổng số tiền hỗ trợ dành cho cả người lao động và người sử dụng lao động lần này là 38.000 tỉ đồng.

Nghị quyết số 116 cũng nhấn mạnh mục tiêu thể hiện được sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước đối với người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; góp phần hỗ trợ người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, chống đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và thiếu hụt lao động;

 
Việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ và công bằng. Ảnh minh họa: Thanh Vũ.

Hỗ trợ người sử dụng lao động giảm chi phí, nỗ lực thích ứng với trạng thái bình thường mới, duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động; Phát huy vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chỗ dựa cho người lao động và người sử dụng lao động.

Chính phủ cũng nhấn mạnh nguyên tắc, việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ và công bằng đối với người lao động và người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Việc thực hiện chính sách đặt trong cân đối tổng thể chung các nguồn lực của Nhà nước, các quỹ, các nguồn hỗ trợ khác, có tính tới sự khác biệt và ưu tiên một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Việc thực hiện hỗ trợ đối với người lao động, người sử dụng lao động phải đơn giản, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch và hiệu quả. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo việc triển khai hoàn thành trong thời gian tối đa 7 ngày.

QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An chỉ còn 83 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, 1.718 người đã khỏi

LAM CHI |

Từ đầu mùa dịch đến nay, toàn tỉnh Nghệ An có 1.818 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó 1.718 người đã khỏi bệnh, chiếm tỉ lệ 94,49%.

Hỗ trợ người lao động ảnh hưởng bởi dịch từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Vương Trần |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Nhiều lao động mắc kẹt tại Hà Nội "đói" việc làm, không có thu nhập

LƯƠNG HẠNH |

Hơn 2 tháng qua không kiếm ra thu nhập, cũng không thể về quê, 19 lao động tự do sống trong căn biệt thự bỏ hoang ở phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cầm cự bằng gói mì tôm, quả trứng cho qua ngày.

F0 khỏi bệnh tình nguyện ở lại bệnh viện: "Nếu mình không làm thì ai làm"

LƯƠNG HẠNH |

Thấu hiểu, thông cảm với sự hy sinh của tình nguyện viên và nhân viên y tế, F0 một lần nữa quay trở lại với bệnh viện dã chiến nhưng không còn là bệnh nhân mà với thiên chức cao cả hơn - cứu người, giúp người.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Nghệ An chỉ còn 83 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, 1.718 người đã khỏi

LAM CHI |

Từ đầu mùa dịch đến nay, toàn tỉnh Nghệ An có 1.818 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó 1.718 người đã khỏi bệnh, chiếm tỉ lệ 94,49%.

Hỗ trợ người lao động ảnh hưởng bởi dịch từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Vương Trần |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Nhiều lao động mắc kẹt tại Hà Nội "đói" việc làm, không có thu nhập

LƯƠNG HẠNH |

Hơn 2 tháng qua không kiếm ra thu nhập, cũng không thể về quê, 19 lao động tự do sống trong căn biệt thự bỏ hoang ở phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cầm cự bằng gói mì tôm, quả trứng cho qua ngày.

F0 khỏi bệnh tình nguyện ở lại bệnh viện: "Nếu mình không làm thì ai làm"

LƯƠNG HẠNH |

Thấu hiểu, thông cảm với sự hy sinh của tình nguyện viên và nhân viên y tế, F0 một lần nữa quay trở lại với bệnh viện dã chiến nhưng không còn là bệnh nhân mà với thiên chức cao cả hơn - cứu người, giúp người.