64% công nhân lao động có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội

PHƯƠNG NGÂN |

Ban Đô thị HĐND TPHCM đã tổ chức khảo sát trực tuyến về nhu cầu nhà ở của CNLĐ (từ 12.4 - 17.4.2022). Kết quả thu được từ 40.950 mẫu khảo sát: Có 64% công nhân, lao động có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội. Mức lương trung bình mỗi tháng từ 6 - 7 triệu đồng, người lao động TPHCM phải chắt bóp chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày, do đó, rất cần có chính sách hỗ trợ để họ có cơ hội tiếp cận được nhà ở giá rẻ.

Đối mặt với “bão giá”

Hơn 10 năm trước chị Mai Thị Oanh, 47 tuổi,  công nhân Công ty Freetrend (KCX Linh Trung I, TP Thủ Đức) cùng con gái rời quê An Giang lên TPHCM. Với mức lương hiện hơn 6 triệu đồng/tháng, chị Oanh vừa lo chi tiêu cho cuộc sống hằng  ngày vừa lo cho con ăn học.

Cuộc sống vốn dĩ khó khăn, khi đại dịch bùng phát, chị Oanh phải nghỉ làm, thu nhập cũng từ đó bị ảnh hưởng. Giờ đây, khi cuộc sống trở lại bình thường, chị Oanh lại phải đối mặt với các loại mặt hàng tăng giá. Xăng dầu tăng cao kéo theo thức ăn, hàng tiêu dùng cũng tăng giá, khiến cuộc sống của chị thiếu thốn đủ đường.

“Thuê trọ ở TPHCM, một mình đi làm nuôi con ăn học rất vất vả, giờ thêm vật giá gì cũng tăng khiến cuộc sống của tôi càng chật vật. Lúc trước, tôi đổ 40 nghìn xăng có thể chạy được 1 tuần, còn giờ phải chi trả gấp đôi số tiền để đổ xăng” - chị Oanh chia sẻ.

Cùng cảnh khó khăn như chị Oanh, chị Nguyễn Thị Hảo (35 tuổi), quê Nghệ An cùng chồng và hai con nhỏ vào TPHCM thuê trọ tại phường Bình Chiểu, TP.Thủ Đức để đi làm kiếm sống.

Chồng chị Hảo chạy xe ôm, còn chị làm công nhân tại Công ty Freetrend (KCX Linh Trung II) với mức lương trung bình hơn 6 triệu đồng/tháng.

“Vật giá gì cũng lên, giờ cầm 100 nghìn đi chợ thấy không mua được mấy món, bữa cơm giờ đây tôi phải thay thế bằng những món ăn đạm bạc hơn, nếu ăn như trước thì có lẽ tiền lương sẽ không đủ, nhất là những khi con ốm đau. Mong sao sẽ sớm được tăng lương để giảm bớt phần nào khó khăn” - chị Hảo nói trong tiếng thở dài.

Mong sớm được tiếp cận nhà ở giá rẻ

Chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Văn Sự, công nhân Công ty Pouyen (Bình Tân), căn nhà trọ hơn 10m2 nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường cầu Kinh, P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân. Căn phòng trọ không có gì ngoài những vật dụng cơ bản như bếp gas, nồi cơm điện, quạt gió… nơi sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi của 4 thành viên gia đình anh.

Từ lâu anh Sự đã mong muốn mua được căn nhà, trải qua cơn đại dịch hoành hành, anh Sự càng mong mỏi hơn. “Khi đại dịch bùng phát, phải sống trong căn nhà trọ chật hẹp, điều kiện xung quanh không đảm bảo, tôi càng mong có được căn nhà của riêng mình, để con tôi có nơi sinh hoạt an toàn, điều kiện sống tốt hơn” - Anh Sự tâm sự.

Theo anh Sự, công nhân ai cũng mong muốn mua được nhà và mong sớm có chính sách hỗ trợ vay vốn để công nhân được tiếp cận. “Giờ đi thuê nhà 1 tháng tốn mấy triệu đồng nhưng 10 năm nhìn lại đó vẫn là nhà của người ta. Nếu được tạo điều kiện mua nhà trả góp với giá phù hợp thì mình cũng ráng góp để có được nhà” - Anh Sự nói.

Mua nhà ở giá rẻ, đó không phải là trăn trở của riêng anh Sự, mà cũng là trăn trở của hầu hết người lao động nhập cư tại TPHCM.

Chị Quang Thị Duyên, công nhân Công ty Lạc Tỷ (Bình Tân) chia sẻ: “Tôi mong sao ở các khu công nghiệp sẽ xây dựng nhà lưu trú cho công nhân”.

Theo thống kê, TPHCM có 17 KCN - KCX với gần 1.500 doanh nghiệp hoạt động và có trên 300.000 lao động (trong đó 70% là lao động ngoài tỉnh). Ngoài ra, có khoảng 280.000 doanh nghiệp và 460.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể đang hoạt động, sử dụng hơn 4,7 triệu lao động.

Tại 17 KCN - KCX trên, chỉ có 16 dự án nhà lưu trú công nhân với tổng quy mô khoảng 21.000 chỗ, chiếm chưa tới 10%.

Theo ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, hiện giá trị căn hộ ở mức trên 20 triệu đồng/m2 tương đương khoảng từ 1-1,6 tỉ đồng/căn. Với mức lương hiện nay, người lao động chỉ có thể để dành khoảng 20-25% thu nhập (tương ứng 1,5-1,8 triệu đồng/tháng), nếu giá cả một căn hộ mà từ 1-1,6 tỉ đồng thì thời gian trả sẽ kéo dài, trong khi quy định hiện nay chỉ cho phép trả góp 1 căn hộ tối đa được 15 năm và chính sách nhà ở xã hội chỉ tối đa 5 năm.

Ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân (TPHCM) chia sẻ: “Thời gian gần đây việc giá xăng neo ở mức cao cùng với vật giá leo thang khiến đời sống của công nhân, người lao động gặp nhiều khó khăn. Do đó cần sớm tăng lương cho người lao động, tăng lương từ thời điểm ngày 1.7.2022 là phù hợp, việc tăng lương tối thiểu vùng là một trong những phương án không chỉ giữ chân và còn thu hút người lao động quay trở lại làm việc, giúp cho doanh nghiệp có thể phục hồi sản xuất”.

PHƯƠNG NGÂN
TIN LIÊN QUAN

Nhiều dự án “tắc” vì vướng quy định dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Chủ đầu tư nhiều dự án khu đô thị và nhà ở thương mại tại TPHCM đang liên tục kiến nghị tháo gỡ khó khăn vì dự án bị “treo” do vướng quy định dành 20% quỹ đất tại dự án để xây nhà ở xã hội.

HĐND TPHCM chất vấn “nóng” về nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Ngày 24.6, HĐND TPHCM đã có buổi giám sát UBND TPHCM về chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 - 2025. Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

4 thông tin quan trọng người dân cần biết khi mua nhà ở xã hội

Kim Nhung (T/H) |

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định.

Cháy lớn tại công ty cháo dinh dưỡng tại Hải Dương

Thiên Hà |

Hải Dương - Chiều 28.2, trao đổi với Lao Động ông Vũ Phạm Thiên - Chủ tịch UBND phường Nam Đồng (TP Hải Dương) cho biết, trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ cháy tại Công ty CP Dinh dưỡng Gafo (thuộc Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng).

TPHCM tái diễn tình trạng xếp hàng dài chờ đăng kiểm

Anh Tú |

Tình hình đăng kiểm tại TPHCM đã bắt đầu nóng lên trở lại, khi nhiều nơi bắt đầu ghi nhận tình trạng xe xếp hàng dài chờ được kiểm định.

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ trong nửa đầu tháng 2, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo để thu hồi và xử lý nợ xấu. Thông tin này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra.

Bán đất mặt ruộng ở Vĩnh Long: Phải mất 5-7 năm mặt ruộng mới phục hồi

Hoàng Lộc |

Việc nông dân các xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bán đất mặt ruộng để thu lợi trước mắt nhưng tiềm ẩn tác hại lâu dài, phải mất từ 5-7 năm đất mới có thể phục hồi.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Nhiều dự án “tắc” vì vướng quy định dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Chủ đầu tư nhiều dự án khu đô thị và nhà ở thương mại tại TPHCM đang liên tục kiến nghị tháo gỡ khó khăn vì dự án bị “treo” do vướng quy định dành 20% quỹ đất tại dự án để xây nhà ở xã hội.

HĐND TPHCM chất vấn “nóng” về nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Ngày 24.6, HĐND TPHCM đã có buổi giám sát UBND TPHCM về chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 - 2025. Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

4 thông tin quan trọng người dân cần biết khi mua nhà ở xã hội

Kim Nhung (T/H) |

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định.