NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CTY ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI (HICC1):

6 năm mòn mỏi, vô vọng chờ tiền lương

QUẾ CHI |

Báo Lao Động vừa nhận được đơn kêu cứu của ông Nguyễn Công Lý (SN 1964, thường trú tại xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, ông đại diện cho 30 công nhân (CN) xây dựng từng làm việc cho Cty Đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội (HICC1) “tố” Cty này đang nợ tiền lương CN 1,1 tỉ đồng. Suốt 6 năm nay, CN đi đòi lương khắp nơi, nhưng vô vọng.

Bức xúc khi bị nợ lương

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Công Lý cho biết, vào năm 2012, ông đại diện cho 30 CN trong tổ có ký với HICC1 hợp đồng lao động số 04/HĐLĐ-HICC1 do Tổng Giám đốc lúc bấy giờ là ông Nguyễn Nhật Thao đại diện ký. Thời hạn hợp đồng là từ 1.2.2012 - 30.4.2012. Đây là hợp đồng lao động thời vụ 3 tháng.

Theo hợp đồng, công việc phải làm là CN nề. Địa điểm làm việc là Xí nghiệp Xây dựng 9 và các địa điểm khác theo yêu cầu của công việc.

Theo một điều khoản, hợp đồng có thể được tự động gia hạn thêm 3 ngày, trừ trường hợp một trong các bên không muốn gia hạn hợp đồng và gửi thông báo không gia hạn hợp đồng cho bên kia chậm nhất là 3 ngày trước khi hết thời hạn hợp đồng.

Theo ông Nguyễn Công Lý, sau khi CN hoàn thành công việc, công trình đã được đưa vào sử dụng từ năm 2013; tổng số tiền nhân công là hơn 1,2 tỉ đồng, nhưng mãi đến cuối năm 2012, Cty mới thanh toán 50 triệu đồng; cuối năm 2013 thanh toán 30 triệu đồng, tính đến nay Cty còn nợ hơn 1,1 tỉ đồng.

“Hai năm trời Cty thanh toán nhỏ giọt cho chúng tôi được 80 triệu đồng, thử hỏi với số tiền đó mà chia cho khoảng 30 nhân công thì gia đình chúng tôi sống kiểu gì, sống như thế nào với giá cả sinh hoạt đắt đỏ, leo thang như hiện nay” - ông Lý bức xúc phản ánh.

Ông Lý cho biết thêm, sau nhiều lần gặp ông Trần Minh Quang - nguyên Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng 9 - không được, ông quyết định gặp Tổng Giám đốc hiện nay là ông Hà Huy Chinh thì ông Chinh cho biết đã thanh toán gần hết cho đại diện là ông Quang, nay chỉ còn mấy trăm triệu đồng chưa thanh toán.

“Đã 6 năm rồi chúng tôi chờ đợi tiền nhân công trong mòn mỏi, vô vọng. Tôi đã phải đi lại rất nhiều lần yêu cầu được thanh toán nhưng không được giải quyết. Mỗi lần đi như vậy phải mất nhiều khoản tiền (tiền xe, tiền ăn), bỏ tất cả các công việc đang làm để từ Thanh Hóa lên hỏi tiền nhân công cho các anh em. Nợ chồng nợ” - ông Lý chua xót.

Nói về quãng thời gian làm thợ nề, ông Lý chua chát: CN vô cùng khổ cực, vất vả; quanh năm mưa nắng dãi dầu, thời tiết vô vùng khắc nghiệt. Đồng tiền kiếm được phải đổ bao mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu để có. Nhiều khi thi công trên cao CN còn đánh cược cả mạng sống của mình.

“Chúng tôi phải xa quê, xa vợ con, phải ngủ lều, ngủ lán để trông vật liệu xây dựng. Đáng thương hơn, nhiều anh em ngủ ngay tại công trường để tiết kiệm tiền sinh hoạt, có thêm tiền gửi về cho các con ăn học. Lẽ ra sau bao sự vất vả khổ cực như vậy thì anh em CN phải được hưởng thành quả chính đáng của mình. Vậy mà Cty lại quá nhiều lần không thanh toán với lý do chưa quyết toán được” - ông Lý bức xúc trong đơn kêu cứu gửi Báo Lao Động.

Lương của công nhân đang “nằm” ở đâu?

Để có thêm thông tin về vụ việc, phóng viên liên hệ ông Trần Minh Quang - nguyên Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng số 9. Tiếp xúc với phóng viên, ông Quang khẳng định không có chuyện Cty đã chuyển tiền nhưng Xí nghiệp chưa trả cho CN.

Ông Quang nói thêm, ngay từ khi kết thúc công trình, Xí nghiệp đã gửi Cty hồ sơ quyết toán, nhưng cho đến thời điểm này, Cty chưa ký duyệt.

Để xác minh, có thông tin đa chiều về vụ việc, phóng viên đã liên hệ với ông Hà Huy Chinh - Tổng Giám đốc HICC1. Nhắn tin qua điện thoại, ông Chinh giới thiệu làm việc với bà Lại Ngọc Dung - Phó Giám đốc.

Tại buổi gặp phóng viên mới đây, bà Dung cho biết bà là Phó Giám đốc Truyền thông và Marketing Eurowindow Holding. Được biết, trên trang web của Eurowindow Holding có giới thiệu HICC1 là Cty mà Eurowindow Holding có phần góp vốn trên 50%.

Nhận thấy bà Dung không nắm được cụ thể vụ việc, không cung cấp được hồ sơ về vụ việc, phóng viên đã nhắn tin (nhiều lần phóng viên gọi điện nhưng ông Chinh hoặc không nghe máy, hoặc báo bận) đề nghị ông Chinh có buổi làm việc trực tiếp với phóng viên để cung cấp hồ sơ, trả lời câu hỏi về vụ việc này.

Ông Chinh nhắn tin lại nói đồng ý; sẽ yêu cầu bộ phận kế toán sao chép các hồ sơ liên quan cho phóng viên. “Vì sự việc đã lâu nên tôi sẽ cố gắng nhanh nhất có thể” - ông Chinh nhắn tin.

Tuy nhiên, nhiều ngày sau đó, không thấy ông Chinh thông tin lại, nên ngày 17.9, phóng viên tiếp tục nhắn tin cho ông Chinh. Vị giám đốc này nhắn lại do hồ sơ từ những năm 2012, việc tập hợp hồ sơ cũng cần có thời gian nên mong phóng viên thông cảm. Nhưng, ông Chinh không cho biết cụ thể khi nào sẽ làm việc được mặc dù phóng viên nhiều lần đặt lại vấn đề này.

Đến ngày 3.10, một lần nữa phóng viên nhắn đến cho ông Chinh, nhắc lại đề nghị trên, nhưng không có phản hồi.

Ngày 4.10, phóng viên tiếp tục gọi điện cho ông Chinh nhiều lần nhưng lần thứ nhất không bắt máy, lần thứ hai máy báo bận, sau đó ông Chinh nhắn tin cho phóng viên: “Xin lỗi tôi đang công tác Đà Nẵng”.

QUẾ CHI
TIN LIÊN QUAN

Sau năm 2020, tiền lương tại DN do các bên thỏa thuận: Công đoàn phải khẳng định vai trò của mình

NGUYỄN HÙNG |

Trong hai ngày 18 - 19.9, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Viện Friedrich Ebert (Đức) tổ chức gặp mặt, hội thảo mạng lưới các giảng viên, chuyên gia về thỏa ước lao động tập thể, nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thương lượng để giúp người lao động (NLĐ) được hưởng các chính sách, điều kiện tốt hơn ở nơi làm việc.

Diễn biến đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2019

Lê Hoa |

Theo dự kiến, ngày 13.8, Hội đồng tiền lương quốc gia họp phiên thứ ba và sẽ chốt mức tăng lương tối thiểu vùng.

Hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào tiền lương ở doanh nghiệp

PV |

Hiện nay, nước ta bắt đầu cải cách chính sách tiền lương theo định hướng hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào tiền lương ở doanh nghiệp. Theo đó, tiền lương dựa trên cơ sở thương lượng và thoả thuận giữa doanh nghiệp và người lao động. 

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Sau năm 2020, tiền lương tại DN do các bên thỏa thuận: Công đoàn phải khẳng định vai trò của mình

NGUYỄN HÙNG |

Trong hai ngày 18 - 19.9, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Viện Friedrich Ebert (Đức) tổ chức gặp mặt, hội thảo mạng lưới các giảng viên, chuyên gia về thỏa ước lao động tập thể, nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thương lượng để giúp người lao động (NLĐ) được hưởng các chính sách, điều kiện tốt hơn ở nơi làm việc.

Diễn biến đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2019

Lê Hoa |

Theo dự kiến, ngày 13.8, Hội đồng tiền lương quốc gia họp phiên thứ ba và sẽ chốt mức tăng lương tối thiểu vùng.

Hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào tiền lương ở doanh nghiệp

PV |

Hiện nay, nước ta bắt đầu cải cách chính sách tiền lương theo định hướng hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào tiền lương ở doanh nghiệp. Theo đó, tiền lương dựa trên cơ sở thương lượng và thoả thuận giữa doanh nghiệp và người lao động.