20.000 NLĐ đã được hỗ trợ khẩn cấp qua “Xe buýt siêu thị 0 đồng"

Linh Nguyên |

Những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách, phương tiện giao thông công cộng dừng hoạt động nhưng vẫn có những chuyến xe buýt đặc biệt lăn bánh trên đường phố chở niềm hy vọng và niềm vui đến với người lao động khó khăn ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Những người lên xe buýt không phải trình vé như thường lệ, họ kiêm luôn bốc vác hàng hoá... tất cả cùng chung mong muốn nhu yếu phẩm hỗ trợ khẩn cấp đến với người lao động ở khu nhà trọ, khu công nghiệp.

“Chia lửa” lúc khó khăn nhất

Thành phố thực hiện giãn cách nhưng công nhân môi trường vẫn đi làm như thường nhật. Chị Minh Lan - người lao động Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội chi nhánh Đống Đa - kể, hằng ngày chị cùng đồng nghiệp vẫn thu gom rác thải sinh hoạt. Điều mọi người lo lắng nhất là trong lúc làm việc tiếp xúc với các F mà không biết, nhất là những người làm trong vùng phong toả. Vì trách nhiệm với công việc nên các công nhân vượt qua nỗi lo để hoàn thành nhiệm vụ.

Theo chị Lan chia sẻ, công nhân vượt qua được khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất trong lúc dịch bệnh căng thẳng nhất là do nhận được sự quan tâm thiết thực của công ty, của thành phố và đặc biệt là của tổ chức Công đoàn. Theo đó, thời gian làm việc trong các khu vực phong toả, công nhân được chăm lo từ bữa ăn, chỗ ở và đã được tiêm vaccine. Khi nhận Túi an sinh Công đoàn của LĐLĐ Thành phố Hà Nội, chị Lan xúc động nói: “Nghề chúng tôi làm rất vất vả nhưng không ít người vẫn coi thường; tổ chức Công đoàn đã đến với chúng tôi, hỗ trợ các nhu yếu phẩm lúc khó khăn nhất. Tôi cảm nhận được sự trân trọng của Công đoàn đối với người lao động làm nghề thu gom rác như chúng tôi”.

Không có việc làm trong thời gian giãn cách, từ ngày 24.7 đến nay, cuộc sống của anh Trần Ngọc Dũng và khoảng 3.000 lái xe taxi của Công ty Cổ phần Quản lý G7 taxi rơi vào khó khăn vì không có thu nhập. Anh Dũng có vợ và 2 con. Không đi làm nhưng những chi phí sinh hoạt hằng ngày thì vẫn phải chi. Để chia sẻ khó khăn với người lao động, Công ty đã hỗ trợ mỗi người 10kg gạo và mắm, muối. Đến ngày 17.9 vừa rồi, anh Dũng được công ty mời đến để nhận Túi An sinh Công đoàn của LĐLĐ thành phố. Là thanh niên, nhưng khi tận tay nhận Túi An sinh Công đoàn, giọng anh Dũng run run: “Công đoàn hỗ trợ tôi cũng như anh em trong công ty đúng lúc chúng tôi khó khăn nhất. Giờ tôi hoàn toàn đặt niềm tin vào tổ chức Công đoàn, vào việc ở đâu có người lao động khó khăn, ở đó có Công đoàn”.

“Xe buýt siêu thị 0 đồng” đã gắn bó với CNLĐ

Chỉ trong 10 ngày đầu, kể từ ngày 26.7, thí điểm mô hình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã hỗ trợ khẩn cấp cho khoảng 20.000 CNLĐ. Ý tưởng tổ chức “Xe buýt siêu thị 0 đồng” xuất phát từ việc trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, LĐLĐ thành phố quyết định hỗ trợ đến tận tay CNLĐ khó khăn và các doanh nghiệp đang phải cách ly. Để thực hiện việc này, chỉ có thể dùng xe buýt để vào được tất cả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của thành phố, nhất là những điểm cách ly tập trung.

Sau thí điểm thành công, LĐLĐ thành phố Hà Nội chỉ đạo tất cả LĐLĐ quận huyện, Công đoàn ngành có trách nhiệm tổ chức các siêu thị 0 đồng. Có thể tổ chức siêu thị bằng xe buýt, tại 1 điểm sinh hoạt công nhân hoặc điểm đông CNLĐ để có thể kịp thời hỗ trợ CNLĐ khó khăn.

Ngày 17.9, khi kết thúc đợt 4 của “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật LĐLĐ Hà Nội - cho biết, trong gần 2 tháng thành phố thực hiện giãn cách, với 4 đợt hỗ trợ bằng hình thức “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, đã có khoảng 400 tấn nhu yếu phẩm được hỗ trợ khẩn cấp cho khoảng 46.500 CNLĐ. Đây là nỗ lực rất lớn của Tổ ứng phó khẩn cấp hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 của LĐLĐ Hà Nội. Mỗi cán bộ Công đoàn Hà Nội đã không quản ngại khó khăn, sẵn sàng ghé vai vác bao tải hàng vận chuyển lên xe buýt từ 5h30 phút mỗi sáng. Dù vất vả những thành viên Tổ ứng phó cũng như mỗi cán bộ Công đoàn Hà Nội đều có mặt kịp thời để thực hiện hỗ trợ CNLĐ.

Đến bây giờ, hình ảnh “Xe buýt siêu thị 0 đồng” trở nên gần gũi, mang lại sự gắn kết giữa Công đoàn và người lao động. Bởi, “chúng tôi vui mỗi khi đem được nhu yếu phẩm đến cho CNLĐ. Chúng tôi làm việc với tinh thần ở đâu công nhân khó, ở đó có Công đoàn” - ông Dưỡng nói.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Nhiều chốt "vùng xanh" không bóng người, thành điểm tập kết rác

Nhật Huy - Tùng Giang |

Tại nhiều ngõ, phố "vùng xanh" của Hà Nội dù vẫn có chốt kiểm soát nhưng đã không còn hỏi người qua lại về giấy đi đường. Thậm chí, nhiều chốt "vùng xanh" trở thành điểm tập kết rác thải.

Kịch bản chống dịch COVID-19 của Hà Nội sau khi nới lỏng giãn cách xã hội

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Để tiến tới nới lỏng giãn cách và mở cửa thêm các hoạt động, Hà Nội cần lên kịch bản cụ thể, đặc biệt với các vấn đề truy vết, cách ly, xét nghiệm và chuẩn bị cơ sở điều trị ngay cả khi số ca COVID-19 trong cộng đồng ít hơn.

Hà Nội đã có phương án nới lỏng giãn cách xã hội sau 21.9

Hà Phương |

Trên tinh thần thận trọng nới lỏng nhưng phải bảo đảm kiểm soát tình hình dịch, Hà Nội đang xây dựng phương án nới lỏng giãn cách xã hội sau ngày 21.9.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hà Nội: Nhiều chốt "vùng xanh" không bóng người, thành điểm tập kết rác

Nhật Huy - Tùng Giang |

Tại nhiều ngõ, phố "vùng xanh" của Hà Nội dù vẫn có chốt kiểm soát nhưng đã không còn hỏi người qua lại về giấy đi đường. Thậm chí, nhiều chốt "vùng xanh" trở thành điểm tập kết rác thải.

Kịch bản chống dịch COVID-19 của Hà Nội sau khi nới lỏng giãn cách xã hội

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Để tiến tới nới lỏng giãn cách và mở cửa thêm các hoạt động, Hà Nội cần lên kịch bản cụ thể, đặc biệt với các vấn đề truy vết, cách ly, xét nghiệm và chuẩn bị cơ sở điều trị ngay cả khi số ca COVID-19 trong cộng đồng ít hơn.

Hà Nội đã có phương án nới lỏng giãn cách xã hội sau 21.9

Hà Phương |

Trên tinh thần thận trọng nới lỏng nhưng phải bảo đảm kiểm soát tình hình dịch, Hà Nội đang xây dựng phương án nới lỏng giãn cách xã hội sau ngày 21.9.