10 năm làm công nhân, có lúc con "đuổi" mẹ vì không nhận ra

Hạnh Phương |

Những ngày đầu đông, khớp ngón tay thêm nhức mỏi, chị Nguyễn Thị Len (sinh năm 1991) - công nhân Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam (SDV) phải đi bộ một quãng xa để mua thuốc. Cảnh ốm đau một mình, chị Len đã phải chịu đựng suốt gần 10 năm qua…

10 năm làm công nhân, 9 năm phải xa con

Quê ở Phú Thọ, tốt nghiệp xong cấp 3, chị Len học thêm nghề kế toán tại một trường trung cấp gần nhà. Sau khi ra trường, cô gái trẻ xin làm công việc tiếp thị sản phẩm tại Hải Phòng.

Xa nhà làm công nhân, 2 người con của chị Len đều phải cai sữa mẹ sớm.
Xa nhà làm công nhân, 2 người con của chị Len đều phải cai sữa mẹ sớm.

Những ngày phải đi lại cả trăm cây số, đồng lương bèo bọt… khiến chị phải xin nghỉ việc. Về quê, không có việc làm, chị được giới thiệu làm công nhân tại Khu công nghiệp ở Bắc Ninh.

Sau nhiều lần chuyển trọ, hiện chị Len thuê trọ một mình tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội). Hôm nào đi làm, chị dậy thật sớm để di chuyển từ phòng trọ đến điểm xe đón công nhân. 2 hôm nay chị Len được nghỉ vì đã làm ca kíp 4 ngày.

Chị Len đã có 2 con, vì công việc nên 3 mẹ con hay phải xa cách. Người mẹ 2 con này nhớ lại, có lần chị đi làm ở công ty khi về phòng trọ thì không thấy các con và chồng đâu. Tối hôm trước, cả nhà bảo nhau hôm sau cùng nhau về quê nghỉ lễ 30.4. Nhưng phòng trọ chật hẹp, không có điều hòa nên mọi người về quê trước mà không báo.

"Tôi đi làm về, mở cửa phòng không có ai. Hóa ra mọi người đã về quê cả rồi. Lúc ấy, tủi thân rớt nước mắt luôn..." - chị Len kể.

Đã 3 tháng không được về với con, chị Len chỉ có thể ngắm lại ảnh con qua màn hình điện thoại.
Đã 3 tháng không được về với con, chị Len chỉ có thể ngắm lại ảnh con qua màn hình điện thoại.

Nói về con, nữ công nhân 30 tuổi có nhiều kỷ niệm không thể nào quên. Hồi con còn nhỏ, chị đi làm cứ 1-2 tháng sẽ về thăm con 1 lần. Thời gian đó, con không theo mẹ, thậm chí "đuổi" chị ra xa vì không nhận ra mẹ. Chị phải đợi lúc con đi ngủ mới dám ôm con vào lòng. "Giờ đây con lớn, con đã biết thương mẹ hơn rồi" - chị Len tươi tắn nói.

Làm công nhân 10 năm nhưng đến 9 năm chị Len phải xa con. Trước kia, khi chưa có dịch, 2 vợ chồng chị thường dành thứ 7 để đi xe máy về quê ngủ với các con 1 đêm rồi sáng sớm mai trở lại thành phố. Đợt dịch này, đã 3 tháng không thể về bên các con, chị Len chỉ có thể gặp con qua màn hình điện thoại.

Nhìn hình ảnh con qua video, câu nói: “Mẹ ơi con nhớ mẹ lắm” từ cậu con trai 3 tuổi khiến chị Len rơi nước mắt.

Nhiều lần chị hứa về thăm con nhưng lại "hụt" vì lỡ chuyến xe hoặc bị cách ly. "Con nghĩ mẹ sắp về nên khoe khắp xóm: Mẹ con sắp về rồi đấy. Đến khi biết tôi không về được, nó nói: "Mẹ lừa con rồi". Tôi lại phải xin lỗi con..." - chị Len nói.

Trụ cột chính trong gia đình

Chồng chị Len vừa làm lao động tự do trong công trường vừa chạy Grab, còn chị làm công nhân. Dịch COVID-19 bùng phát, Hà Nội phải giãn cách, chồng chị không kiếm ra thu nhập nên cũng về quê với 2 con và ông bà nội.

Vợ chồng chị bảo nhau bỏ tiền vốn bao năm tích lũy để chồng về quê lập trang trại nhỏ. Trang trại của gia đình chị nuôi dê, cá, ốc… Để có tiền đầu tư, ngoài số vốn ít ỏi, chị Len phải đi vay mượn mỗi nơi một ít.

Nữ công nhân chuẩn bị nấu ăn cho cả ngày.
Nữ công nhân chuẩn bị nấu ăn cho cả ngày.

Trung bình, mỗi tháng chị Len kiếm được khoảng 10 triệu đồng. Trong đó, chị gửi về cho các con 8 triệu, còn lại 2 triệu chị để chi trả tiền thuê trọ cùng sinh hoạt phí. Phòng trọ ọp ẹp, ẩm thấp có giá 800.000 đồng/tháng, chị Len tặc lưỡi “phải chấp nhận thôi".

Đều đặn mỗi ngày, 6h sáng thức giấc, chị đón xe của công ty rồi xuống khu công nghiệp ở Bắc Ninh để bắt đầu công việc. Chị Len may mắn vì được công ty tạo điều kiện làm việc theo ngày mà không bị cắt giảm giờ làm do dịch.

 
Phòng trọ khép kín chị Len thuê với giá 800.000 đồng.

Được hỏi về áp lực khi phải xoay xở một mình, chị Len bày tỏ: “Ở đây một mình lúc ốm đau tủi thân lắm. Nhưng bố mẹ đã có tuổi, con cái còn nhỏ, trang trại lại chưa có nguồn thu nên tôi phải cố gắng".

Là trụ cột chính của cả gia đình nhưng chị Len chưa bao giờ than vãn. Nữ công nhân chỉ mong tương lai gần được ở gần con, đỡ đần mẹ chồng việc chăm nom các con...

Hạnh Phương
TIN LIÊN QUAN

Công nhân tính rút bảo hiểm xã hội 1 lần nếu bị mất việc, phải về quê

Bảo Hân |

Qua các cuộc trao đổi của phóng viên Báo Lao Động đối với một số công nhân về vấn đề rút bảo hiểm xã hội 1 lần cho thấy, họ vẫn mong tiếp tục làm việc, có thu nhập, tham gia bảo hiểm xã hội để sau này có lương hưu. Tuy vậy, nếu mất việc hoặc phải nghỉ việc để về quê, họ sẽ tính đến việc rút bảo hiểm xã hội một lần.

Chăm lo Tết cho công nhân - ưu tiên người có hoàn cảnh khó khăn

Nam Dương |

Dù còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 nhưng nhiều cấp công đoàn của TPHCM đã chuẩn bị kế hoạch để chăm lo Tết cho công nhân đủ đầy, trong đó ưu tiên những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Công nhân căng băng rôn đòi tiền lương

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Do bị nợ lương thời gian dài, nhiều công nhân tập trung tại công trường dự án Khu Đô thị Xuân Thành Land - Nguyễn Huy Tự (ở thành phố Hà Tĩnh) căng băng rôn đòi tiền lương.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Công nhân tính rút bảo hiểm xã hội 1 lần nếu bị mất việc, phải về quê

Bảo Hân |

Qua các cuộc trao đổi của phóng viên Báo Lao Động đối với một số công nhân về vấn đề rút bảo hiểm xã hội 1 lần cho thấy, họ vẫn mong tiếp tục làm việc, có thu nhập, tham gia bảo hiểm xã hội để sau này có lương hưu. Tuy vậy, nếu mất việc hoặc phải nghỉ việc để về quê, họ sẽ tính đến việc rút bảo hiểm xã hội một lần.

Chăm lo Tết cho công nhân - ưu tiên người có hoàn cảnh khó khăn

Nam Dương |

Dù còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 nhưng nhiều cấp công đoàn của TPHCM đã chuẩn bị kế hoạch để chăm lo Tết cho công nhân đủ đầy, trong đó ưu tiên những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Công nhân căng băng rôn đòi tiền lương

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Do bị nợ lương thời gian dài, nhiều công nhân tập trung tại công trường dự án Khu Đô thị Xuân Thành Land - Nguyễn Huy Tự (ở thành phố Hà Tĩnh) căng băng rôn đòi tiền lương.