Thế giới trong mắt người già

PHONG LINH |

Tôi cũng không hiểu, thế giới trong mắt người già là gì mà sao lúc nào cũng hay sợ sệt, đề phòng, lo lắng. So với sức sống tuổi hai mươi của tôi, tận hưởng và hết mình, nó cách một khoảng rất xa...

Người già vốn dĩ khó hiểu, bà nội tôi còn khó hiểu hơn. Có những quan điểm của bà nội, tôi nằm đêm suy nghĩ gác tay lên trán, vẫn không thể nào hiểu hết được.

Nội tôi có mười một người con, vô tình ba tôi lại là con út nên gia đình tôi sống với bà.

Năm tôi chào đời là khi bà đã bảy mươi tuổi. Bảy mươi tuổi mà có thêm đứa cháu thứ ba mươi chín, thật sự đối với nội tôi, tôi nghĩ cũng không có gì đặc biệt. Nhưng kì lạ, nội thương tôi rất nhiều.

Chuyện này cũng đơn giản, tôi là con cháu ở chung nhà nên nội cưng tôi nhiều là lẽ đương nhiên. Hơn nữa so với thời điểm đó, tôi lại là đứa cháu út của thằng con út (vì ít năm sau mẹ tôi sinh em trai) nên tôi được cưng nhất cũng phải.

 
Thế giới trong mắt người già như thế nào? (Ảnh minh họa)

Bảy mươi mấy tuổi mà nội tôi vẫn còn nuôi vịt, nuôi heo. Ngày nào bà cũng đi lùng chặt mấy thân cây chuối bự chảng về bào cho heo ăn. Một bữa lắt léo, tôi đứng lên thân chuối đang nằm trên mé sân, tay ôm cây nhãn mà lắc lư đưa đẩy. Hậu quả là gốc chuối trượt lăn dài trên đất, tôi té ngã, đầu gối tôi mang hai vết sẹo to.

Nội không giống mẹ, chẳng có rầy la một tiếng, thổi thổi rồi xoa xoa mấy cái, chân tôi liền thấy đỡ đau ngay. Thuở đó đơn sơ nên đối với vết thương chỉ có vậy, nhưng tôi lại thấy đó là cách nhanh nhất để chân mau lành. Mãi cho đến khi lớn, dù cho có bông băng thuốc đỏ, có lẽ nó cũng không mau khỏi như vậy.

Mấy con heo bán đi cũng là lúc nội dắt tôi đi sắm vàng. Vàng thật! Tôi cũng không biết việc sắm vàng thời đó có nghĩa gì, nhưng nội bảo đó là của hồi môn. Đôi vòng, đôi bông tai và vòng cổ, mãi đến giờ tôi vẫn còn giữ...

Lớn lên một chút, nội cho tôi đi chùa, học cách đọc kinh, niệm Phật. Đại loại nội bảo: Đời xô bồ, học cách thanh thản cũng là cách hồi để phục trái tim mình.

Tuổi thơ của tôi gắn liền với bà nội. Ăn cơm cũng bà nội. Ngủ cũng là với nội. Đi chơi cũng là nội dắt đi. Nhìn đi nhìn lại, có lẽ nội là người thân tôi kề cận nhất và tôi cũng là đứa cháu mà nội yêu quý nhất.

Nhưng càng lớn, tôi thấy suy nghĩ của nội có phần bất thường. Tôi cảm thấy người già đôi lúc thật khó chịu. Mấy lần điểm thi tôi thấp, bị ba mẹ mắng, nội liền bảo tôi nghỉ học đi làm công, học cao rồi cũng phải lấy chồng, nghỉ sớm lại khoẻ.

Tôi dậy thì càng thích đi chơi, có hôm đi tới 7, 8 giờ tối là nội đã bồn chồn kêu ba mẹ gọi tôi về. Đang chơi với chúng bạn, bỏ về vì bà nội mắng, cũng không biết để mặt mũi ở đâu.

Lên cấp 3, tôi bắt đầu biết điệu. Tiền mẹ cho hằng tuần tôi để dành mua đồ trang điểm, quần áo. Nội phê bình tôi rất nhiều vì tội hoang phí. Lúc đó, muốn bỏ một món nào đó đi tôi cũng phải nghĩ trước nghĩ sau vì sợ nội phát hiện.

Tôi cũng không hiểu, thế giới trong mắt người lớn tuổi là gì mà sao lúc nào cũng hay sợ sệt, đề phòng, lo lắng. So với sức sống tuổi hai mươi của tôi, tận hưởng và hết mình, nó cách một khoảng rất xa.

Kết quả là từ khi lên đại học tôi không còn nói chuyện nhiều với nội nữa. Hằng ngày tôi đi học, đi chơi còn nội thì cứ quanh quẩn ở nhà với chiếc võng, cái radio cũ, với những cuộn len,...

Tôi đi làm cũng là lúc sức khỏe nội ngày một yếu dần, đi đứng, sinh hoạt hầu như đều trông cậy vào mẹ tôi. Quãng thời gian đó cũng không duy trì được bao lâu...

Hôm nay ngồi ăn cơm bên đường, tôi thấy một cụ bà cũng hơn bảy mươi tuổi đang xé thịt cho đứa cháu. Bất giác tôi cô đơn lạ lùng. Tôi trống rỗng! Nhớ lại, ngày xưa mình cũng từng có bà nội đã rất nuông chiều mình.

Bây giờ tôi mới hiểu, thế giới trong mắt người già chỉ có con cháu, ánh nhìn của họ cũng chỉ hướng về gia đình mà thôi. Thế giới của họ, tất nhiên phải có sự đề phòng và đa nghi nhiều phía vì họ đã đi qua biết bao giông tố của cuộc đời. Mà... suy xét làm chi thế giới của hai người cách tuổi. Ngày xưa họ dạy mình đồng cảm, bây giờ mình không thể đồng cảm với mình sao?

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Ngày không còn mẹ!

PHONG LINH |

Lòng Kí nặng trĩu, cậu nghĩ đến hình ảnh của mình trong tương lai, khoảng chừng mấy chục năm sau khi phải chịu cảnh mất mẹ...

Tại sao cha không thích giữ tiền!

PHONG LINH |

Thì ra là vậy! Lúc đấy dường như tôi hiểu nhiều hơn. Thật ra chakhông phải không thích giữ tiền trong nhà, mà là...

Về nhà, trước khi quá muộn!

PHONG LINH |

Một chiều, khi sợi nắng vàng vẫn còn vương trên mấy cành hoa giấy, bác họ tôi ra đi vì đại dịch COVID-19. Cũng như bao bệnh nhân tử vong khác, tất cả những gì người thân thấy chỉ là một hũ tro cốt bạc màu, lạnh lẽo,...

Người già yếu có được cấp căn cước công dân tại nhà?

Hoàng quỳnh |

Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, bị liệt cả hai chân. Trường hợp của mẹ tôi có được cấp căn cước công dân tại nhà không?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Ngày không còn mẹ!

PHONG LINH |

Lòng Kí nặng trĩu, cậu nghĩ đến hình ảnh của mình trong tương lai, khoảng chừng mấy chục năm sau khi phải chịu cảnh mất mẹ...

Tại sao cha không thích giữ tiền!

PHONG LINH |

Thì ra là vậy! Lúc đấy dường như tôi hiểu nhiều hơn. Thật ra chakhông phải không thích giữ tiền trong nhà, mà là...

Về nhà, trước khi quá muộn!

PHONG LINH |

Một chiều, khi sợi nắng vàng vẫn còn vương trên mấy cành hoa giấy, bác họ tôi ra đi vì đại dịch COVID-19. Cũng như bao bệnh nhân tử vong khác, tất cả những gì người thân thấy chỉ là một hũ tro cốt bạc màu, lạnh lẽo,...

Người già yếu có được cấp căn cước công dân tại nhà?

Hoàng quỳnh |

Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, bị liệt cả hai chân. Trường hợp của mẹ tôi có được cấp căn cước công dân tại nhà không?