Những điều cần biết về cách cúng giao thừa ngoài trời để năm mới bình an

Hải Minh |

Theo tập quán người Việt Nam, người đứng ra cúng lúc giao thừa phải là người trạch chủ, tức người đàn ông trong gia đình.

Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng, quen thuộc của người Việt Nam trước khi Tết Nguyên đán chính thức bắt đầu.

Quan niệm từ xa xưa cho rằng, mỗi năm lại có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan khác nhau được phái xuống để cai quản hạ giới. Cứ hết một năm, vị thần cũ sẽ bàn giao công việc cho vị thần mới. Chính vì vậy, cúng giao thừa được ngầm hiểu là lễ “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghênh đón những vị thần mới.

Do công việc thị sát rất vội vã nên các vị thần không kịp vào bên trong mà chỉ ghé lại trước cửa nhà. Cũng từ đó, người Việt thường chuẩn bị 2 mâm cỗ trong lễ cúng giao thừa: 1 đặt trên bàn thờ gia tiên, 1 đặt ở ngoài cửa chính.

Bàn về nghi thức cúng giao thừa ngoài trời, Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết: “Giao thừa là thời điểm mà người ta tin rằng mỗi năm một lần các vị thần hành binh, hành khiển, phán quan phải thay đổi. Các vị thần đó được Ngọc Hoàng cử xuống  để theo dõi, bảo vệ, trông nom, phán xử ở cấp độ các vùng, các làng, các thôn, các xóm. Cho nên họ phải đi rất nhiều không ai kịp vào một gia nào. Vì thế, người ta cúng và khấn ở ngoài trời.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thứ nhất, người ta khấn thổ thần thổ địa đầu tiên, rồi đến thần đất nơi mà mình cư trú, sau đó là khấn bái tiễn các vị hành khiển, hành binh, phán quan hoàn thành nhiệm vụ năm trước và đón các vị hành khiển, hành binh, phán quan sẽ thực hành nhiệm vụ năm sau”.

Nhà Nghiên cứu Văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết thêm, để thực hiện nghi thức cúng giao thừa các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ cúng gồm có xôi gà, bánh trái, hoa quả, rượu, nước, nhang đèn lên hương án rồi khấn vái với lòng thành tâm tiễn đưa các vị quan nhà trời đã cai quản nhà mình trong năm cũ. Đồng thời đón rước các vị quan mới xuống làm nhiệm vụ trong năm tới.

Do các vị quan thần đi đi, về về bàn giao công việc rất nhanh và khẩn trương không kịp dừng chân ở lại, đi qua chỉ kịp chứng kiến lòng thành cho chủ nhà. Vì vậy đồ lễ không cần bày vẽ cầu kì, thậm chí chỉ cần chén rượu, nén hương, quả ngọt mà thành tâm, thành ý khấn vái là được.

Theo tập quán người Việt Nam, người đứng ra chủ trì tất cả các lễ của năm mới từ lễ cúng lúc giao thừa, cúng đầu năm mới… đều phải là người trạch chủ, tức người đàn ông trong gia đình. Nhưng thời nay, nam nữ bình quyền, đàn ông hay phụ nữ đều có thể đứng ra tiến hành các nghi lễ.

Lễ cúng giao thừa được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới. Tức bắt đầu từ giờ Tí (23h ngày 30 tháng Chạp đến 1h sáng ngày mùng 1 Tết).

Người dân có thể bắt đầu cúng từ 23h đêm giao thừa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lựa chọn cúng vào đúng thời khắc 00h00 phút.

Hải Minh
TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng màn pháo hoa đẹp nhất đêm giao thừa 2020

Nhóm PV |

Thời khắc chuyển giao năm mới 2020, TPHCM rực rỡ với màn pháo hoa rợp trời. Hàng nghìn người dân và du khách đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới với màn pháo hoa rực sáng.

New York bài bố an ninh khủng để "đảm bảo giao thừa an toàn nhất thế giới"

Song Minh |

Đêm giao thừa tại Quảng trường Thời đại được đảm bảo an toàn hàng đầu thế giới, khi New York triển khai lực lượng và thiết bị an ninh "tận răng".

Pháo hoa đêm giao thừa ở Sydney có thể bị hủy ngay trong năm mới 2020

Khánh Minh |

Màn pháo hoa đêm giao thừa ở Sydney - sự kiện được mong chờ nhất hàng năm - có thể bị hủy trong năm mới 2020.

NSND Tự Long nói về sự xuất hiện của NSND Công Lý ở Táo Quân 2023

Mi Lan |

NSND Công Lý xuất hiện ngắn gọn ở Táo Quân 2023 với 3 câu thoại ngắn.

Hà Nội bình yên, đẹp mơ màng trong sáng mùng 1 Tết

NHÓM PV |

Thời tiết Hà Nội vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão (tức 22.1) lạnh giá khiến người dân xuất hành du Xuân muộn hơn.

Interactive: Sự tích bánh chưng bánh giầy ngày Tết vào đời Vua Hùng nào?

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm các gia đình quây quần đón Tết, cùng nấu các món ăn ngon. Có rất nhiều món ăn đặc trưng ngày Tết như bánh chưng, bánh giầy, dưa hành... vô cùng hấp dẫn. Tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây của báo Lao Động để thử thách hiểu biết của bạn về các món ăn ngày Tết.

Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Thiêng liêng khoảnh khắc ra đời của những thiên thần nhỏ đêm Giao thừa

Thùy Linh- Đức Mạnh |

Vào đúng thời khắc Giao thừa, những em bé đầu tiên của năm mới Quý Mão 2023 đã chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Khoảnh khắc những người mẹ được ôm vào lòng những thiên thần nhỏ mà mình đã "mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày" thật thiêng liêng, tràn đầy hạnh phúc.

Ý nghĩa tục xin chữ ngày đầu năm mới

Đinh Thiện - Tùng Giang |

Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.

Chiêm ngưỡng màn pháo hoa đẹp nhất đêm giao thừa 2020

Nhóm PV |

Thời khắc chuyển giao năm mới 2020, TPHCM rực rỡ với màn pháo hoa rợp trời. Hàng nghìn người dân và du khách đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới với màn pháo hoa rực sáng.

New York bài bố an ninh khủng để "đảm bảo giao thừa an toàn nhất thế giới"

Song Minh |

Đêm giao thừa tại Quảng trường Thời đại được đảm bảo an toàn hàng đầu thế giới, khi New York triển khai lực lượng và thiết bị an ninh "tận răng".

Pháo hoa đêm giao thừa ở Sydney có thể bị hủy ngay trong năm mới 2020

Khánh Minh |

Màn pháo hoa đêm giao thừa ở Sydney - sự kiện được mong chờ nhất hàng năm - có thể bị hủy trong năm mới 2020.