Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký: 6 thập kỷ truyền cảm hứng và sống bình dị cuối đời

DI PY |

Thông tin nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký mất sáng 28.9 tại TPHCM, sau thời gian chống chọi với bệnh tật đã để lại nhiều tiếc thương với học trò, những người yêu mến tấm gương nghị lực của ông. Sinh thời, ông có sự nghiệp và cuộc hôn nhân nhiều thăng trầm.

60 năm là tấm gương truyền cảm hứng

Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28.6.1947 tại Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Năm 1951, khi lên 4 tuổi, ông bị bệnh sốt bại liệt và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Tuy vậy, ông vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, ông lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, ông bắt đầu tập viết bằng … chân.

Thời gian đầu việc tập viết với ông rất khó khăn. Dần dần ông viết được chữ O, chữ V… Không những thế, ông còn vẽ được hình bằng thước và com-pa…

Nhờ sự cố gắng đó, ông đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1963, ông tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5 và được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật, song nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.

d
d
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký trong tập sách được NXB Trẻ ấn hành. Ảnh: NXB.

Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề: “Những năm tháng không quên” (sau đó là “Tôi đi học”, “Tôi học đại học” tái bản nhiều lần).

Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để dạy các em.

Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo.

Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng ý chí và nghị lực mạnh mẽ ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Ngày 20.11.1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Năm 1993, sau khi vào TPHCM chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng. Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp, TPHCM để vừa công tác vừa chữa bệnh.

Ngoài ra, ông còn đi giao lưu khắp nơi, khắp các vùng, miền trong cả nước từ trường tiểu học đến trường đại học, các học sinh đều rất thích được thầy tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi về nghị lực của ông. Ông có khoảng 1500 buổi nói chuyện tại các trường THCS, THPT, THCN để truyền lửa cho học sinh.

Ở tuổi ngoài 60 tuổi nhưng ông vẫn làm công tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 1080, vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ những câu đố, những vần thơ…

Suốt cuộc đời của mình, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký được ví là một tấm gương sáng về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Nhà văn đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết".

Cuối đời lặng lẽ với người vợ tảo tần

Sau khi thầy Nguyễn Ngọc Ký về hưu, ông sống cùng vợ thứ hai tại nhà con gái thứ hai. Dù sức khoẻ gặp nhiều vấn đề, nhưng ông vẫn thường xuyên sáng tác tác phẩm mới.

Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là người đàn ông hiếm hoi được vợ đầu trao cho cô em gái để nối duyên, ngay trước khi bà qua đời. Với ông, cả hai người vợ đều là những người phụ nữ tuyệt vời, là những cánh tay thật ấm, dẫn dắt ông tiếp bước trước mỗi ngã rẽ của số phận.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký và người vợ thứ hai. Ảnh: MCV.
Thầy Nguyễn Ngọc Ký và người vợ thứ hai. Ảnh: MCV.

Về người vợ đầu là bà Bùi Thị Nhiễu, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký từng kể, cả hai để lại ấn tượng với nhau bằng tia sét ái tình mãnh liệt từ hai phía trong lần gặp đầu tiên. Họ chia tay nhau, hẹn 15 ngày sau gặp lại. Vào ngày tái ngộ, thầy không khỏi bất ngờ khi bà một mình đạp xe vượt 30 cây số xuống thăm mình.

Giữ bà Nhiễu ở lại, đêm hôm ấy thầy Ký kể ông đã gửi gắm lời hẹn ước với người yêu qua những vần thơ và được bà đồng ý.

Đến với nhau bằng tình yêu mãnh liệt, song cặp đôi đã vấp phải sự phản đối từ phía gia đình bà Nhiễu. Mấy ai tin được một người con gái xinh đẹp mà lại chọn người yêu, người chồng tật nguyền, liệt cả hai cánh tay. Nhưng nhờ sự kiên trì, gia đình của bà Nhiễu đã đồng ý để 2 người đến với nhau.

Nhưng hạnh phúc chẳng bao lâu thì "sinh tử" đã chia biệt đôi lứa. Ông kể năm 2001, một cơn tai biến mạch máu não cướp đi người vợ đầu của ông. Trong cảnh thập tử nhất sinh, người vợ "số khổ" đã thỏ thẻ với chồng: "Nếu như em có mệnh hệ nào thì anh cố gắng thương lấy cái Đậu (tức em gái ruột của bà) vì chồng nó cũng mất sớm". Và cũng theo lời phó thác của chị,  người em gái đã lặng lẽ tìm vào TPHCM với ông Ký, thay chị gái trông nom ông những khi trái gió trở trời.

Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký từng ví von bà Đậu (tên đầy đủ là Vũ Thị Hồng Đậu) - người vợ hiện tại - như một cánh én, báo hiệu mùa xuân mới cho mình khi ông đang đắm chìm trong sự mất mát của tình yêu.

Trong chương trình "Gõ cửa thăm nhà" phát sóng 2021, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký không ngần ngại khi bày tỏ những lời nói yêu thương, đậm chất “ngôn tình” dành cho bà xã U70 khiến không ít khán giả ngưỡng mộ.

DI PY
TIN LIÊN QUAN

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - người viết chữ bằng chân qua đời

DI PY |

TPHCM - Theo thông tin từ người thân, vào 2h ngày 28.9, nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - người thầy viết chữ bằng chân - qua đời tại TP Thủ Đức (TP.HCM), hưởng thọ 76 tuổi.

Hôn nhân đẹp giữa ngàn bế tắc của vợ chồng hiếm muộn khiến Quyền Linh khóc

DI PY |

Tình trăm năm” do Quyền Linh dẫn dắt tuần này mang đến câu chuyện xúc động của vợ chồng ông Phạm Văn Đính (60 tuổi) và bà Phan Thị Kim Anh (58 tuổi). Cả hai đã dũng cảm theo đuổi tình yêu bất chấp hoàn cảnh khó khăn cùng với sự ngăn cấm từ gia đình.

Thuận vợ thuận chồng: Hôn nhân của vợ chồng khuyết tật làm đủ nghề mưu sinh

DI PY |

"Thuận vợ thuận chồng" với chủ đề "Nghị lực" là câu chuyện khiến bao người ngưỡng mộ của cặp vợ chồng Nguyễn Ngọc Hân và Nguyễn Thị Mỹ Ngọc.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - người viết chữ bằng chân qua đời

DI PY |

TPHCM - Theo thông tin từ người thân, vào 2h ngày 28.9, nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - người thầy viết chữ bằng chân - qua đời tại TP Thủ Đức (TP.HCM), hưởng thọ 76 tuổi.

Hôn nhân đẹp giữa ngàn bế tắc của vợ chồng hiếm muộn khiến Quyền Linh khóc

DI PY |

Tình trăm năm” do Quyền Linh dẫn dắt tuần này mang đến câu chuyện xúc động của vợ chồng ông Phạm Văn Đính (60 tuổi) và bà Phan Thị Kim Anh (58 tuổi). Cả hai đã dũng cảm theo đuổi tình yêu bất chấp hoàn cảnh khó khăn cùng với sự ngăn cấm từ gia đình.

Thuận vợ thuận chồng: Hôn nhân của vợ chồng khuyết tật làm đủ nghề mưu sinh

DI PY |

"Thuận vợ thuận chồng" với chủ đề "Nghị lực" là câu chuyện khiến bao người ngưỡng mộ của cặp vợ chồng Nguyễn Ngọc Hân và Nguyễn Thị Mỹ Ngọc.