Mâm cỗ Tết giờ như mâm cơm hằng ngày nhà tôi

THU GIANG |

Nếu như ngày xưa, chị em chúng tôi luôn mong chờ mâm cơm Tết thì bây giờ đối với chúng tôi, cơm Tết cũng như cơm ngày thường.

Mâm cơm Tết từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Không chỉ là một bữa cơm bình thường, mâm cơm ngày tết còn là lúc mọi người quây quần, sum họp bên nhau, cùng nhau gửi lời chúc tốt đẹp cho một năm mới sắp đến.

Gia đình tôi có 5 anh chị em, chúng tôi cùng lớn lên trong vòng tay của bố mẹ. Ngày thơ bé, mỗi lần Tết đến, chúng tôi lại háo hức mong chờ mâm cơm Tết mẹ nấu. Mỗi sáng đều hỏi mẹ hôm nay có những món gì. Trong tâm trí những đứa trẻ thơ ngày đó, mâm cơm Tết là bữa cơm đủ đầy, ngon nhất trong năm mà chúng tôi được ăn.

Nếu như những ngày trong năm, mâm cơm chỉ vỏn vẹn món mặn và món luộc thì trong mâm cơm ngày Tết, chúng tôi được ăn nhiều món hơn. Tôi thích món nem rán của mẹ, món canh măng nấu mộc nhĩ của bà hay món thịt đông của bố.

Hương vị ngày Tết trong tôi phải kể đến đầu tiên là nồi bánh chưng của nhà. 26 Tết, ông nội tôi bắt đầu rửa nồi, đặt bếp, chẻ củi, rửa lá dong... để chuẩn bị gói bánh chưng. Anh chị em chúng tôi tíu tít bê đồ phụ ông bà. Ai biết gói sẽ ngồi cạnh bà và cùng bà gói bánh. Còn ai không biết làm chạy loanh quanh làm chân sai vặt cho bà.

Có lẽ trong các món ăn trong bữa cơm Tết, tôi yêu thích nhất món thịt đông của ông nội. Những năm đó, ngày Tết thường rét nên thịt của ông làm nhanh đông, chỉ cần để bên ngoài 1 lúc, thịt sẽ đông lại và cắt thành từng miếng trông bắt mắt. Thịt đông của ông làm có mùi vị thơm ngon, béo ngậy mà không bị ngán, ăn kèm với hành muối để thêm đậm vị. Mãi sau này, khi trưởng thành và đi xa nhà, tôi mong muốn tìm lại hương vị thịt đông năm xưa ông nấu mà không còn.

Ngày còn bé, tôi mê mệt món bánh chưng ngọt của bà nội. Vì không nhiều người chuộng bánh ngọt nên bà chỉ gói để dành cho tôi 1, 2 chiếc. Bà biết tôi thích ăn bánh chưng nhân ngọt nên năm nào bà cũng tìm mua đường mật về gói bánh cho tôi. Bây giờ, để tìm kiếm chiếc bánh chưng ngọt như nội gói chẳng phải là điều dễ dàng. 

Đối với những đứa trẻ lúc bấy giờ, chỉ cần được ăn những món ngon cũng là một niềm hạnh phúc vô bờ.

Mâm cơm ngày Tết đầy đủ các món. Ảnh: Lan Anh
Mâm cơm ngày Tết đầy đủ các món. Ảnh: Lan Anh

Mâm cơm Tết ngày đó không chỉ khiến chúng tôi hạnh phúc vì được ăn ngon mà còn là dịp cả nhà tôi quây quần bên nhau trong bầu không khí ấm cúng. Năm tôi lên 10, Tết năm đó trời trở lạnh, bên ngoài hiên gió rít từng cơn nhưng trong nhà, anh chị em chúng tôi vẫn cùng ông bà, bố mẹ ngồi sum vầy bên nhau nói những câu chuyện của gia đình.

Nhiều năm sau, khi anh chị em chúng tôi khôn lớn và có những con đường đi khác nhau. Chúng tôi không còn được sống gần nhau nữa, cũng vì thế mà những bữa cơm Tết hàng năm không còn đủ đầy các thành viên. Ngày Tết, mọi người thường tranh thủ công việc để về thăm ông bà, bố mẹ ở ngôi nhà cũ nên anh chị em chúng tôi không có dịp để được gặp nhau và ngồi ăn cơm Tết như ngày trước nữa.

Những món ăn ngày Tết bây giờ cũng không còn được chúng tôi háo hức, mong ngóng như ngày trước. Bởi những món ăn trong mâm cơm Tết hiện nay cũng giống như những món ăn trong mâm cơm thường ngày của chúng tôi.

Ngày trước, mâm cơm thường của chúng tôi sơ sài, ít món. Sau nhiều năm, kinh tế của chúng tôi không còn khó khăn như trước, vì thế, trong bữa cơm hằng ngày luôn đầy đủ những món khác nhau.

Có lẽ vì lý do như vậy, cảm giác mong ngóng mâm cơm Tết như ngày xưa không còn nữa. Thậm chí vào những ngày bận rộn, chúng tôi sẽ chọn cách đặt cỗ online để tiết kiệm thời gian. Thịt đông, dưa hành muối, bánh chưng, gà luộc... mọi thứ đều có sẵn. Không cần mất nhiều thời gian mà vẫn có thể có được một mâm cỗ Tết tinh tươm.

Hay chỉ cần ra trung tâm thương mại hay siêu thị, các cửa hàng lớn nhỏ là có thể bắt gặp đa dạng các loại mặt hàng Tết, trong đó có cả thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh, có thể ăn xuyên Tết như nem đông lạnh, chả giò đông lạnh.... Mọi thứ đều trở nên dễ dàng vì đã được chuẩn bị sẵn.

Các con tôi cũng vậy, chúng không tỏ ra vui mừng, hân hoan khi mẹ hạ mâm cơm Tết từ ban thờ xuống. Những món ăn truyền thống như bánh chưng, thịt gà, canh mộc nhĩ... không còn hấp dẫn chúng. Thay vào đó, chúng thích ăn gà rán, khoai tây chiên, bò bít tết...

Có những lúc sống chậm lại, tôi hồi tưởng lại quá khứ và bỗng thấy thèm hương vị Tết ngày xưa, thèm cảm giác mong đợi đến Tết để được ăn bữa cơm gia đình.

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

Tại sao mẹ lại buồn khi Tết đang đến gần vậy?

DI PY |

Một năm nữa cũng sắp kết thúc, năm mới đang cận kề. Tôi thấy mẹ lo toan mọi thứ, nào sắm sửa Tết, nào cân đo đong đếm chi tiêu cho gia đình. Chưa bao giờ, tôi thấy mẹ áp lực như năm nay.

Lì xì sách tương tác - mở Tết vạn điều hay

Thanh Hương |

Lì xì đầu Xuân là nét đẹp truyền thống trong văn hoá Việt Nam, gửi gắm những điều tốt lành, những lời chúc đong đầy yêu thương và hy vọng. Bên cạnh phong bao đỏ, nhiều gia đình cũng lựa chọn những cách lì xì độc đáo và mang lại ý nghĩa đặc biệt.

Mẹ dẫn con đi chợ Tết thêm lần nữa được không?

ĐÔNG DU |

6 tuổi, điều tôi mong nhất là được lì xì; 16 tuổi, tôi thích được đi chơi với bạn bè đến những vùng đất lạ; còn bây giờ 26 tuổi, tôi chỉ muốn cùng mẹ đi chợ Tết vào những ngày cuối năm...

Tuyển nữ Việt Nam trong năm 2023: Hy vọng thành công từ bóng đá nữ TPHCM

Như Thùy |

Tại World Cup nữ 2023, đội tuyển nữ Việt Nam với bộ khung gồm những trụ cột quan trọng của câu lạc bộ TPHCM được kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lần đầu tham dự đấu trường này.

Du khách Tây thích thú đón Tết Việt ở Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Những du khách quốc tế đến du lịch Hàm Tiến-Mũi Né, TP.Phan Thiết trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão may mắn được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của người Việt và tham gia các lễ hội do địa phương tổ chức. Những điều thú vị lần đầu được trải nghiệm khiến du khách thích thú.

Chè trung du cổ làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương

Kiên Nguyễn - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Vùng đất Tân Cương (TP Thái Nguyên) lâu nay vẫn được biết đến là nơi hội tụ nhiều loại chè ngon có tiếng. Nhưng ít ai biết rằng trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái.

Người Việt toả sáng

Minh Hà (tổng hợp) |

Năm 2022, hai tiếng thiêng liêng “Việt Nam” vang lên nhiều lần ở những giải thưởng, bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Cùng Lao Động điểm lại một số gương mặt nổi bật.

Những ký ức thế giới trên vách đá Ngũ Hành Sơn

Tường Minh |

Một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam đã diễn ra vào những ngày cuối năm 2022 khi “Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Việt Nam” chính thức được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

Tại sao mẹ lại buồn khi Tết đang đến gần vậy?

DI PY |

Một năm nữa cũng sắp kết thúc, năm mới đang cận kề. Tôi thấy mẹ lo toan mọi thứ, nào sắm sửa Tết, nào cân đo đong đếm chi tiêu cho gia đình. Chưa bao giờ, tôi thấy mẹ áp lực như năm nay.

Lì xì sách tương tác - mở Tết vạn điều hay

Thanh Hương |

Lì xì đầu Xuân là nét đẹp truyền thống trong văn hoá Việt Nam, gửi gắm những điều tốt lành, những lời chúc đong đầy yêu thương và hy vọng. Bên cạnh phong bao đỏ, nhiều gia đình cũng lựa chọn những cách lì xì độc đáo và mang lại ý nghĩa đặc biệt.

Mẹ dẫn con đi chợ Tết thêm lần nữa được không?

ĐÔNG DU |

6 tuổi, điều tôi mong nhất là được lì xì; 16 tuổi, tôi thích được đi chơi với bạn bè đến những vùng đất lạ; còn bây giờ 26 tuổi, tôi chỉ muốn cùng mẹ đi chợ Tết vào những ngày cuối năm...