Giá như ngày ấy con không lấy chồng xa!

Thanh Hà (Bắc Ninh) |

Những lúc như vậy, tôi mới thấm hơn lời mẹ nói. Giá như lấy chồng gần, tôi đã có thể tranh thủ thời gian về thăm bố mẹ. Nhưng giờ đây điều đó lại không thể.

Tôi năm nay gần 30 tuổi quê ở Bắc Ninh, chồng hơn tôi 4 tuổi quê ở Hà Tĩnh. Chúng tôi quen nhau khi làm việc cùng cơ quan. Sau mối tình 3 năm, khi cả hai thấy tình yêu đủ lớn, chúng tôi quyết định đi đến hôn nhân.

Khi đề cập đến chuyện kết hôn, bố mẹ tôi không đồng ý vì khoảng cách quá xa. Thuyết phục bố mẹ không thành, cả tháng trời tôi nhốt mình trong phòng, không nói chuyện với ai, chỉ nhắn tin và nói chuyện với anh, là chồng của tôi bây giờ. Thấy tôi như vậy, mẹ rất thương và thuyết phục bố cho tôi lấy chồng. Cuối cùng, đám cưới của chúng tôi cũng được diễn ra

Trước ngày lên xe hoa, mẹ và tôi nằm tâm sự. Mẹ nói, gia đình mình có 2 con gái, mẹ chỉ mong 2 đứa đều lấy chồng gần để sau này còn đi lại với bố mẹ. Giờ con lấy chồng xa, biết đến bao giờ hai mẹ con mới được gặp.

Lúc đó, tôi chỉ biết động viên mẹ : “Mẹ yên tâm, con sẽ thường xuyên về thăm bố mẹ”. Khi ấy, tôi vẫn còn trẻ, chưa suy nghĩ được nhiều.

Lấy chồng rồi tôi mới thấu hiểu cái cảnh xa nhà. Chồng tôi quê miền Trung, mọi ăn uống, sinh hoạt có nhiều điểm khác biệt với người miền Bắc. Thời gian đầu về làm dâu, mọi thứ với tôi đều bị xáo trộn, cho đến bây giờ còn nhiều thứ tôi vẫn chưa quen. Nhìn những gia đình có chị, có em được quây quần bên bố mẹ tôi chỉ ước được trở về nhà.

Thỉnh thoảng vợ chồng lời qua tiếng lại, tôi chỉ biết tủi thân một mình, không có chị em, bạn bè gần gũi mà tâm sự. Những lúc mẹ ốm đau, bệnh tật tôi cũng không thể gần gũi, cận kề để hỏi thăm, chăm sóc.

Nhớ lần ấy, mẹ tôi bị bệnh, phải nằm viện, nghe tin mà tôi đau đớn, chỉ muốn về nhà nhưng lại không thể vì đang mang thai. Sức khỏe tôi yếu, gia đình chồng ngăn không cho về vì sợ ảnh hưởng đến đứa bé. Lúc đó, tôi chỉ biết ngồi khóc. Phận làm con không thể báo hiếu bố mẹ lúc ốm đau, bệnh tật.

Tính đến nay, đã 3 năm tôi chưa về thăm bố mẹ. Một phần do sức khỏe của con trai, cháu không thể đi xa nhưng cũng không thể thiếu vắng mẹ. Phần vì tôi phải lo toan công việc, gia đình, về quê mất mấy ngày không có ai trông nom nhà cửa.

Mẹ chồng tôi lại bị bệnh nên phải có người thường xuyên chăm sóc. Có những cái khi lấy chồng mới thấu, vì có rất nhiều thứ chi phối, không phải muốn về thăm bố mẹ là được.

Tôi vẫn luôn hi vọng, một ngày nào đó gần nhất sẽ về quê thăm bố mẹ. Ước mong đó tuy nhỏ bé với nhiều người nhưng với tôi lại là một điều lớn lao.

Lấy chồng xa không hẳn là không tốt, nhưng tốt hơn hãy lấy chồng gần vì đó là cơ hội để bạn được ở bên bố mẹ, báo hiếu bố mẹ lúc tuổi già, ốm đau.

Thanh Hà (Bắc Ninh)
TIN LIÊN QUAN

Khó khăn chất chồng của gia đình con ung thư não, mẹ ung thư dạ dày

VƯƠNG TRẦN |

Tại Bệnh viện K (Tân Triều, Hà Nội) – hình ảnh một người đàn ông gầy gò, chạy đôn chạy đáo, khi vào đưa cơm cho vợ, lúc vào phòng chăm con lộ rõ vẻ khắc khổ khiến nhiều người thương cảm. Gia cảnh nghèo khó càng khiến cho những khó khăn của gia đình nhân lên gấp bội.

Đỏ-đen lấy chồng xa xứ: Nỗi buồn phụ nữ Việt

Hoàng Văn Minh - Trần Lưu |

Trên mạng đang dậy sóng với link và ảnh chụp lại từ một bộ phim Hàn Quốc mang tên “Nông dân hiện đại” phát hành vào tháng 10.2014. Trong phim, người mẹ nhìn thấy con trai mình say bí tỉ, nằm ngủ quên trong nông trại, liền vừa lay con dậy vừa quát: “Này, tỉnh dậy”. Sang Deok - con trai người phụ nữ ngồi dậy, nói: “Mẹ à, con nhất định sẽ kết hôn”.

Đỏ - đen lấy chồng xa xứ: Những đứa trẻ “vô thừa nhận”

Hoàng Văn Minh - Trần Lưu |

Hạnh phúc từ những cuộc hôn nhân chóng vánh mang theo ước vọng đổi đời của các cô gái miền Tây là điều gì đó mông lung, được kể lại từ những hồi ức xa lắc ngoài biên giới. Còn bất hạnh, khổ đau và những hệ lụy kéo dài là điều chúng tôi nhìn thấy trước mắt. Gần nhất là những đứa trẻ dù có mẹ, có cha, nhưng trở về Việt Nam lại trở thành những kẻ “vô thừa nhận” trên chính quê hương của mẹ mình…

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Khó khăn chất chồng của gia đình con ung thư não, mẹ ung thư dạ dày

VƯƠNG TRẦN |

Tại Bệnh viện K (Tân Triều, Hà Nội) – hình ảnh một người đàn ông gầy gò, chạy đôn chạy đáo, khi vào đưa cơm cho vợ, lúc vào phòng chăm con lộ rõ vẻ khắc khổ khiến nhiều người thương cảm. Gia cảnh nghèo khó càng khiến cho những khó khăn của gia đình nhân lên gấp bội.

Đỏ-đen lấy chồng xa xứ: Nỗi buồn phụ nữ Việt

Hoàng Văn Minh - Trần Lưu |

Trên mạng đang dậy sóng với link và ảnh chụp lại từ một bộ phim Hàn Quốc mang tên “Nông dân hiện đại” phát hành vào tháng 10.2014. Trong phim, người mẹ nhìn thấy con trai mình say bí tỉ, nằm ngủ quên trong nông trại, liền vừa lay con dậy vừa quát: “Này, tỉnh dậy”. Sang Deok - con trai người phụ nữ ngồi dậy, nói: “Mẹ à, con nhất định sẽ kết hôn”.

Đỏ - đen lấy chồng xa xứ: Những đứa trẻ “vô thừa nhận”

Hoàng Văn Minh - Trần Lưu |

Hạnh phúc từ những cuộc hôn nhân chóng vánh mang theo ước vọng đổi đời của các cô gái miền Tây là điều gì đó mông lung, được kể lại từ những hồi ức xa lắc ngoài biên giới. Còn bất hạnh, khổ đau và những hệ lụy kéo dài là điều chúng tôi nhìn thấy trước mắt. Gần nhất là những đứa trẻ dù có mẹ, có cha, nhưng trở về Việt Nam lại trở thành những kẻ “vô thừa nhận” trên chính quê hương của mẹ mình…