Hăm tã, một trong những hiện tượng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nếu biết cách xử lý sẽ khiến các bà mẹ không phải đau đầu. Đặc biệt, vấn đề này cần phải giải quyết triệt để nhằm tránh cho làn da nhạy cảm của bé bị tổn thương, kích ứng dẫn đến mẩn đỏ, hoặc tệ hơn là lở loét.
Cách phòng tránh bị hăm tã cũng khá đơn giản:
Cách một, có thể dùng lá trầu không. Đây là loại lá rất hữu dụng dùng cho phòng tránh việc hăm tã của trẻ nhỏ, nhất là vào thời điểm mùa hè khi thời tiết trở nên nóng nực.
Lá trầu vốn có tính sát trùng, tiêu viêm rất tốt và lành tính nên các bà mẹ có thể an tâm sử dụng chúng để chữa hăm tã cho con. Hãy rửa lá trầu (khoảng 3-4 lá cho 1 lần sử dụng) rồi ngâm qua nước muối để đảm bảo sạch sẽ. Sau đó cho vào nước đun sôi, để nguội rồi dùng khăn sạch thấm nước lá trầu và lau vùng da bị hăm của các bé, làm ngày khoảng 2-5 lần sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Cách thứ hai là sử dụng lá khế. Nước lá khế cũng giống như lá trầu không, có tính sát trùng, tiêu viêm và giảm ngứa triệt để sẽ giúp em bé thoải mái khi mặc tã. Lấy một nắm lá khế rửa sạch, sau đó ngâm qua nước muối loãng rồi tuốt phần gân cứng của lá. Giã nát cùng vài hạt muối trắng và thả vào đun sôi với nước. Để nguội trước khi dùng khăn sạch thấm nước lau vào vùng hăm của trẻ từ 2-3 lần trong một ngày.
Đây là 2 phương pháp dân gian được lưu truyền bởi các bà mẹ bỉm sữa giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, lời khuyên của các bác sĩ nhi nếu trẻ có hiện tượng nặng hơn ở vùng da thì nên nhanh chóng đưa các bé đến bệnh viện thăm khám để có hướng dẫn điều trị tốt nhất.