Đá granite, đá cẩm thạch, thạch anh
Giấm có tính axit, vì vậy, khi giấm tiếp xúc với đá cẩm thạch hoặc thạch anh (thường được dùng để lát sàn) sẽ nhanh chóng làm hỏng bề mặt của đá. Thay vì dùng giấm, hãy sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng, hoặc một ít nước ấm và tinh dầu bạc hà để làm sạch và khử mùi những vật dụng này.
Sàn nhà hoặc đồ nội thất
Tính ăn mòn của giấm có thể phá vỡ các lớp bảo vệ, độ sáng bóng của đồ nội thất như da, nhựa, thép không gỉ, gỗ… Bạn nên sử dụng nước ấm hoặc chất tẩy rửa dành riêng cho những đồ nội thất này để làm sạch chúng.
Gạch, sàn đá
Giống như các đồ vật trong bếp, bạn không nên dùng giấm để làm sạch các vết bẩn bám trên gạch hoặc sàn đá. Bạn có thể sử dụng một ít nước lau sàn pha với nước ấm, hoặc sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng cho từng loại đá.
Vết bẩn do trứng vỡ
Tính axit của giấm có khả năng làm trứng đông cứng lại trên sàn, sẽ gây khó khăn cho việc làm sạch. Vì vậy, tránh dùng giấm để lau vết bẩn do trứng vỡ gây ra. Hãy thay thế giấm bằng một ít nước ấm hoặc nước lau sàn để làm sạch, sau đó, dùng một ít tinh dầu oải hương hoặc bạc hà để đẩy lùi mùi tanh của trứng để lại.
Bàn là
Giấm có khả năng ăn mòn và làm hỏng các đồ vật bên trong bàn là. Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng giấm để làm sạch, thay vào đó nên sử dụng nước ấm và khăn vải sạch để loại bỏ vết bẩn bám trên bàn là.
Các vết bẩn bám lâu trên quần áo
Giấm có khả năng làm mờ đi vết bẩn trên quần áo của bạn lúc còn mới như máu, mực, bùn đất... Nếu vết bẩn bám lâu, bạn không nên sử dụng giấm để làm sạch. Vì giấm không đem lại kết quả đáng kể, ngược lại còn làm vải quần áo phai màu và dễ bị mục hơn.
Chảo gang
Bề mặt của chảo được phủ một lớp chống dính. Tính ăn mòn của giấm không chỉ làm hỏng lớp màng chống dính tự nhiên mà còn dễ gây nên tình trạng rỉ sét trên chảo.