5 kiểu người cha có tác động lớn đến cuộc đời con gái

Lê Hương |

Bên cạnh những người bố "điểm 10", có nhiều người không biết xây dựng mối quan hệ cha - con lành mạnh, vô tình làm hủy hoại tâm hồn, tương lai của bé gái.

Vai trò của người cha trong việc xây dựng nhân cách của con. Cha là tấm gương phản chiếu, giúp đưa ra những mô tả chân thực đầu tiên về người đàn ông trong nhận thức của con gái.

Cách sống và cư xử của người cha trong gia đình lẫn ngoài xã hội còn cho con gái thấy được tình yêu, sự tôn trọng của đàn ông dành cho phụ nữ, góp phần giúp con có những lựa chọn thích hợp trong tương lai.

1. Người cha "vô hình": Đây là những người cha vì bận rộn công việc, vì bản tính vô tâm... mà không bao giờ ngó ngàng tới con. Thậm chí họ không biết con học lớp mấy, được bao nhiêu điểm, buồn vui như thế nào khi đến trường.

Người cha này cũng không nắm bắt được sự thay đổi cảm xúc của con trong các giai đoạn phát triển, gần như xa rời sự biến chuyển tâm sinh lý của trẻ. Vì thế, kiểu người cha này luôn coi con là "đứa trẻ ranh", dẫn đến tâm lý không coi trọng con.

Tuýp người cha như vậy sẽ khiến con cái mình có tâm lý tự ti, thậm chí không biết được lợi thế, năng lực của bản thân, dẫn đến thu mình lại. Đứa trẻ, đặc biệt là các bé gái, có xu hướng yêu sớm và lấy những cảm xúc ấm áp, yêu thương mà bạn trai mang lại để bù đắp cho sự thiếu hụt tình cảm bố dành cho mình.

2. Kiểu người cha bạo ngược: Người cha bạo ngược tự bản thân đã không ổn định về mặt cảm xúc, thường có hành vi tự hủy hoại không thể lường trước. Những người này thường khó kiểm soát sự cáu kỉnh của mình, thậm chí dồn cảm xúc tiêu cực lên con cái, biểu hiện bằng lời nói, hành động lỗ mãng.

Người cha bạo ngược chỉ quan tâm đến nhu cầu cảm xúc của chính họ và không bao giờ lắng nghe cảm xúc của người khác, kể cả con cái.

Với trẻ là con trai, phản ứng của người cha bạo ngược khiến con dần trở nên nóng nảy, bạo ngược giống bố. Trong khi đó, ngược lại, bé gái nảy sinh tâm lý sợ hãi, luôn muốn trốn chạy để né tránh mọi sự chú ý dành cho mình. Khi bước vào tuổi yêu đương, cô gái sẽ có thể bị bạn trai của mình ngược đãi và rơi vào trạng thái đấu tranh giữa sự tổn thương của bản thân và tình yêu mà cô nhận được.

3. Kiểu người cha quá yêu chiều con: Người cha yêu con mù quáng thường có xu hướng coi con như công chúa dẫn đến cưng chiều và bảo bọc con quá mức.

Vì thế, khi trưởng thành, cô gái trở nên ích kỷ, lúc nào cũng muốn người khác phải nuông chiều mình. Ở tuổi trưởng thành, khi bước vào quan hệ yêu đương, cô gái này coi mình là trung tâm vũ trụ, luôn đặt nhu cầu của bản thân lên trên bạn đời, khiến cho mối quan hệ bị ảnh hưởng.

Người cha yêu con đúng mực là người biết nói "không" với con cái đúng thời điểm. Cần phải dạy con biết tôn trọng người khác, cũng như tôn trọng chính mình.

4. Kiểu người cha độc tài: Người cha độc tài luôn đưa ra mọi quyết định trong cuộc đời con cái. Mối quan hệ cha - con do đó có một sự phụ thuộc vô cùng chặt chẽ, khiến cho đứa trẻ bị bó buộc vào cha, thậm chí không thể trưởng thành độc lập. Ngay cả khi đứa trẻ tự có khả năng chăm sóc chính mình, người cha vẫn yêu cầu con phải phụ thuộc, phải thông qua họ trong mọi quyết định lớn, nhỏ của đời sống. Mặc dù trong suy nghĩ của người cha, việc "sống thay con" là tốt cho chúng, nhưng kỳ thực, trẻ dần dần trở thành một cây leo, không có chính kiến, bản lĩnh trong cuộc sống.

5. Kiểu người cha sống tiêu cực: Đây là dạng người cha yếu đuối về mặt tinh thần, có những thói quen xấu nghiêm trọng như nghiện ngập rượu chè, cờ bạc... hoặc từng trải qua những thất bại nặng nề trong cuộc sống, dẫn đến tâm lý tiêu cực, nhìn nhận mọi việc thiếu tốt đẹp. Họ cũng có thể là người xấu, là thành phần "bên lề" xã hội, gây sự thất vọng, xấu hổ cho con cái.

Với kiểu người cha này, con cái có thể bị tác động theo hai dạng. Chiều hướng thứ nhất, đứa con thường phải cứng cỏi, thậm chí là nguồn lực động viên, là chỗ dựa tinh thần cho người bố, đảm nhận vai trò người lãnh trách nhiệm, người chăm sóc.

Đứa trẻ khi trưởng thành - đặc biệt là nữ giới sẽ gặp khó khăn trong việc xác định ranh giới lành mạnh với người khác phái, vì họ đã quen với vai trò của người chịu đựng, nhẫn nhịn. Khi bước vào hôn nhân, họ thường có xu hướng bảo bọc, quỵ lụy bạn đời, trong khi không nhận lại được tình yêu, sự quan tâm tương tự.

Chiều hướng thứ hai, đứa trẻ trở nên nổi loạn, sống bất chấp, quăng mình vào những thói hư tật xấu. Trẻ thậm chí tự hủy hoại hình ảnh, tương lai của mình, dù mong muốn sâu xa có thể khiến cha chú ý tới mình nhiều hơn, bắt nguồn từ sự thiếu thốn tình cảm và quan tâm từ người bố.

Vì thế, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái từ thời thơ ấu vô cùng quan trọng, mà trách nhiệm được đặt lên cả cha, lẫn mẹ là đồng đều.

Lê Hương
TIN LIÊN QUAN

Gặp đôi vợ chồng U80: Tình yêu tuổi già nhưng trái tim không già

Quang Minh |

Tình yêu tuổi già không còn nồng cháy hay nhiệt huyết như ngày còn trẻ mà thay vào đó là tình thương, sự cảm thông và thấu hiểu. Câu chuyện về hạnh phúc người cao tuổi dưới đây sẽ khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy ngưỡng mộ về một tình yêu bền bỉ.

Cô vợ cũ trả thù quá gắt khiến kẻ bội bạc trắng mắt ra khóc hận

Lê Hương |

Sau những đau khổ trải qua đổ vỡ hôn nhân, Minh Nhi quyết định sống cho mình với quan điểm rằng, cách trả thù tốt nhất dành cho đàn ông bội bạc sau ly hôn là phải sống cho thật tốt, để cho anh ta hiểu rằng, phụ bạc là sai lầm lớn nhất của đời anh.

Tuổi xế chiều và những nhọc nhằn mưu sinh trên góc phố Hà Nội

Huỳnh Đức - Đăng Huy |

Ở cái tuổi xế chiều, khi đáng lẽ là thời điểm để nghỉ ngơi và an dưỡng, thì ở những góc phố, người già vẫn thầm lặng mưu sinh...  Phóng viên Lao Động ghi lại những câu chuyện về họ trong Ngày Quốc tế người cao tuổi (1.10).

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Gặp đôi vợ chồng U80: Tình yêu tuổi già nhưng trái tim không già

Quang Minh |

Tình yêu tuổi già không còn nồng cháy hay nhiệt huyết như ngày còn trẻ mà thay vào đó là tình thương, sự cảm thông và thấu hiểu. Câu chuyện về hạnh phúc người cao tuổi dưới đây sẽ khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy ngưỡng mộ về một tình yêu bền bỉ.

Cô vợ cũ trả thù quá gắt khiến kẻ bội bạc trắng mắt ra khóc hận

Lê Hương |

Sau những đau khổ trải qua đổ vỡ hôn nhân, Minh Nhi quyết định sống cho mình với quan điểm rằng, cách trả thù tốt nhất dành cho đàn ông bội bạc sau ly hôn là phải sống cho thật tốt, để cho anh ta hiểu rằng, phụ bạc là sai lầm lớn nhất của đời anh.

Tuổi xế chiều và những nhọc nhằn mưu sinh trên góc phố Hà Nội

Huỳnh Đức - Đăng Huy |

Ở cái tuổi xế chiều, khi đáng lẽ là thời điểm để nghỉ ngơi và an dưỡng, thì ở những góc phố, người già vẫn thầm lặng mưu sinh...  Phóng viên Lao Động ghi lại những câu chuyện về họ trong Ngày Quốc tế người cao tuổi (1.10).