Nhân vật ngoài kịch bản

THANH HẢI |

Nhận được giấy báo trúng tuyển vào làm công nhân tại một công ty giày da trong khu công nghiệp gần thành phố, mừng quá, chị vọt ngay về nhà. Nhưng đến khi mở cửa thì mới thấy trống vắng, thẫn thờ. Con trai đã vào đại học, xa nhà.

Chồng đã dọn đi ở riêng ngay sau khi tòa tuyên ly dị. Niềm vui có được việc mới ở tuổi gần năm mươi, hóa ra lại là nỗi buồn.

Hôm lên công ty nhận việc, chị được phân công vào phân xưởng làm hàng mẫu. Nghe chị em công nhân bảo đây là phân xưởng VIP, bởi vị trí được coi trọng, việc lại nhẹ, lương cao. Chị thầm nghĩ chắc do mình lớn tuổi, khi phỏng vấn lại khai ngành nghề cũ là giáo viên, giỏi nữ công, biết tạo mẫu, may vá… nên được ưu tiên. Dẫu vậy, chị vẫn hồi hộp trong ngày đầu đi nhận việc.

Đứa cháu dưới quê, có 10 tuổi nghề ở phân xưởng gò trong công ty này đã cảnh báo là cô phải tôn trọng quản đốc như học trò nghe lời cô trước đây. Bởi vậy, khi cả nhóm công nhân mới bị gọi tập trung để học nội quy, nghe quản đốc phân công, chị không dám ngẩng mặt. Thế nhưng, đến lượt mình được gọi tên, chị lại nghe một giọng trìu mến, nhẹ nhàng từ quản đốc: “Em chào cô ạ!”. “Ơ, Linh. Em làm ở đây à?”. Cô học trò cũ đã phải bỏ học khi mới vào đầu năm lớp mười vì mẹ mất sớm, gia đình quá khó khăn. Chị còn nhớ như in. “Dạ. Khi biết chính xác là cô nên em đã xin ban giám đốc đưa về phân xưởng đây”. Linh đáp nhẹ nhàng.

Khi chớm tuổi năm mươi, chị vẫn luôn nghĩ là mình đã có thể thông suốt chân lý của tạo hóa, hiểu được mệnh trời. Nhưng không phải, chị chẳng biết được gì về cái gọi là số phận trời định cho mình. Nhà chỉ có một mụn con, lại chăm ngoan, học giỏi, kinh tế khấm khá, nên chị cứ nghĩ mình là người hạnh phúc nhất. Nhưng rồi cuộc sống gia đình lại lục đục, bất hòa khi anh không còn chia sẻ với chị về lý tưởng truyền thụ cảm xúc bằng văn chương trong sự nghiệp trồng người như trước. Ngược lại, anh sa đà vào nghiên cứu triết học, tư tưởng để rồi quay sang phê phán thể chế, chống đối nhà nước khi liên hệ với những tiêu cực từ thực tiễn mà vốn nhà giáo như anh không có điều kiện kiểm chứng. Mâu thuẫn đã phá nát gia đình này lại từ những quan điểm trái ngược nhau về một hiện tượng xảy ra ngoài xã hội. Sau nhiều lần hòa giải không thành, chị đã đâm đơn ra tòa, xin ly dị.

Mọi việc tưởng đã an bài, nhưng đùng cái, anh phải ra hầu tòa vì lý do gây rối an ninh trật tự, đánh người gây thương tích. Tòa đã tuyên án 2 năm tù giam. Dẫu gì thì chị cũng không thể bỏ anh lúc này. Chị rút đơn ly dị và lặng lẽ lo cơm nước thăm nuôi chồng. Đây cũng là thời gian chị phải chịu nhiều oan khuất.

Sau khi anh mãn hạn tù được sáu tháng, cũng là lúc đứa con trai của anh chị vào đại học, xa nhà. Chị đưa đơn ra tòa, dứt khoát ly hôn, đồng thời xin nghỉ dạy. Căn nhà cũng bán đi để lo cho con ăn học. Chị ra thuê nhà trọ gần khu công nghiệp khi được nhận làm công nhân ở công ty giày da này.

Linh, đốc công phân xưởng làm hàng mẫu đã giới thiệu cô giáo cũ của mình với tôi để đưa vào kịch bản trong một chương trình giao lưu “Công đoàn và người lao động” với mong muốn giúp đỡ trường hợp nữ công nhân lớn tuổi . Nhưng chị một mực từ chối. Chị nói mình đã chọn con đường nước mắt, thì cứ thế mà đi, như một lẽ tự nhiên.

THANH HẢI
TIN LIÊN QUAN

Ông lão và cô giúp việc

TẠ BÍCH LOAN |

“Con bé trông ông ăn cắp!”, tôi lặng người khi đọc nhắn tin của thằng em. Hôm nay mới mồng 3 Tết. Bệnh viện đến mồng 6 mới mở cửa. Đuổi nó đi hay không đuổi? Làm sao bây giờ?

Đóa hồng bé nhỏ

KỲ QUAN |

Cho đến hôm nay, dư luận vẫn chưa yên chuyện cô giáo quỳ ở Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An).

Chạy đi Thanh ơi!

ĐỨC LỘC |

Tôi sinh ra chân tay yếu và người còi cọc nên những thú vui của đám bạn như đá bóng, đánh trận tôi không ham lắm. Tôi thích đánh cờ, làm xe ôtô từ lá dứa hay đào dế hơn, vì thế tôi quen Thanh và Hiệp.

Nghệ sĩ Trung Anh: Rất hiếm để có người thứ hai như NSND Trần Tiến

Hải Minh |

NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1954 bằng những vai hề chèo.

Doanh nghiệp Việt đừng quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Anh Tuấn |

Dù tự hào về thành tích xuất khẩu trong năm 2022, nhưng các chuyên gia cho rằng, để hạn chế rủi ro của thị trường xuất khẩu khi gặp tình huống bất thường, thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cần được quan tâm đúng mức.

Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 bật mí cách ứng phó câu hỏi khó ngày Tết

Nhóm PV |

Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022: Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Trịnh Thùy Linh và Á hậu Ngọc Hằng.

Thêm vụ xả súng hàng loạt khác ở California, 7 người chết

Thanh Hà |

Một vụ xả súng hàng loạt khác xảy ra ở bang California, Mỹ trong chiều 23.1 khiến 7 người chết. Đây là vụ xả súng thứ 2 ở California trong vòng 3 ngày.

Vòng loại World Cup 2026 và cơ hội của bóng đá Đông Nam Á

NGUYỄN ĐĂNG |

Chuyên gia bóng đá Hàn Quốc -  Choi In-young nhấn mạnh các đội bóng lớn ở Châu Á cần phải dè chừng sức mạnh từ các đội ở Đông Nam Á, trong đó có tuyển Việt Nam với những tiến bộ dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo.

Ông lão và cô giúp việc

TẠ BÍCH LOAN |

“Con bé trông ông ăn cắp!”, tôi lặng người khi đọc nhắn tin của thằng em. Hôm nay mới mồng 3 Tết. Bệnh viện đến mồng 6 mới mở cửa. Đuổi nó đi hay không đuổi? Làm sao bây giờ?

Đóa hồng bé nhỏ

KỲ QUAN |

Cho đến hôm nay, dư luận vẫn chưa yên chuyện cô giáo quỳ ở Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An).

Chạy đi Thanh ơi!

ĐỨC LỘC |

Tôi sinh ra chân tay yếu và người còi cọc nên những thú vui của đám bạn như đá bóng, đánh trận tôi không ham lắm. Tôi thích đánh cờ, làm xe ôtô từ lá dứa hay đào dế hơn, vì thế tôi quen Thanh và Hiệp.