Giấc mơ hạnh phúc

NGUYỄN THÙY |

Miền Trung những ngày mùa hạ, gió nồm hanh nóng, mây âm u nhưng mưa không nổi một giọt. Tiếng ho khàn đặc từ nhà ông Sáu - người hàng xóm nằm liệt giường nhiều năm nay vọng lại khiến má tôi giật mình. “Ngày ngoại bây còn sống cũng rứa đó”.

Bà ngoại tôi cũng từng nằm liệt một chỗ, 10 năm ròng sau một lần bị ngã. Ngoại mất năm tôi 15 tuổi nhưng trong kí ức của mình, hình ảnh ngoại rất mơ hồ. Bà chưa bao giờ nhớ tên mấy anh em tôi.

Chuyện bắt đầu từ khi má quyết định lấy ba tôi. Một người đàn ông tha hương, tay trắng. Ngày cưới của má, ngoại giận bỏ qua nhà người thân. May có ông ngoại thương, ba má được ở cái chòi dựng gần nhà ông bà.

Mấy năm trời, má phải đợi ngoại nấu cơm xong mới dám mượn bếp. Có hôm anh trai tôi khóc vì đói, má đội nắng nhóm bếp giữa trời nắng, ngoại cũng chẳng thèm ngó qua. Bốn anh em tôi chưa một lần được ngoại ẵm bồng, cưng nựng. Ngoại có hàng tạp hoá, nhỏ thôi nhưng đủ thức quà làm trẻ con mê mẩn, vậy nhưng chỉ có những anh chị họ tôi được ngoại vẫy gọi cho những viên kẹo xanh đỏ, cái bánh tráng dừa thơm ngậy, chúng tôi chỉ đứng từ xa.

Cho đến một ngày, ngoại vào nhà tôi. “Mấy bữa nay tự dưng thấy mệt mệt trong người, con rảnh thì chở má đi khám”. Má tôi sững người vài giây rồi gượng giọng, chứ con trai con gái má nhiều vậy, sao má kêu con làm chi. Ngoại quay đi, bà không nói gì cho đến lúc về.

Chiều đó, má tôi không nấu cơm mà nằm khóc. Sáng hôm sau, má gọi tôi dậy thật sớm, rồi mắt nhắm mở, tôi chạy ù ra nhà ngoại. “Ngoại, ngoại, má con nhắn ngoại thay đồ, má chở đi khám”. Vài tháng sau, bệnh ngoại trở nặng, cơn chóng mặt làm ngoại ngã gãy chân. Má hay tin liền chạy vào viện, giữa lúc các cậu, các dì loay hoay, má chen vào, lật nghiêng ngoại lại, hô mọi người phụ xốc ngoại lên lưng má. Rồi mình bà cõng ngoại lên xuống 3 tầng trung tâm y tế. Má vừa cõng vừa khóc, vừa dỗ ngoại: “Ráng ráng má nghe”.

Ngoại nằm một chỗ từ dạo đó. Mấy năm đầu bà đòi ở nhà cậu hai, lúc thì qua nhà cậu năm, khi thì cậu bảy đón về vì ngoại trách “mấy mợ không thương”. Chỉ riêng má tôi, dù ngoại ở đâu, chiều nào má cũng lật đật xách ấm nước nóng vào lau người, đấm bóp cho ngoại. Có bữa má vô muộn, ngoại kêu các cậu gọi, sao con bốn chưa vô, ta đau quá.

Có lần, nhà tôi làm giỗ, má nấu cháo dặn tôi mang vô cho ngoại. Tôi phụng phịu mặc cả, con chỉ mang vô để đó rồi về thôi. Lúc đến nơi, đang ngơ ngác dòm vào căn phòng ngoại nằm, tôi thấy bà trở mình dậy khó nhọc. Bất giác tôi chạy lại đỡ lấy lưng ngoại. “Để ngoại tự ăn”. “Thôi để con đút cho” - tôi vừa nói vừa múc muỗng cháo thổi phù phù. Má cũng đút ngoại ăn như thế này. Tự dưng thấy thương quá.

“Con Thi hả?”. “Dạ không, con là Dương” - đó là lần đầu tiên tôi nói tên cho bà biết. Một năm sau thì ngoại mất. Thôi, thế cũng yên, một kiếp người, những giày vò bệnh tật với ngoại đã qua và má tôi cũng không còn vất vả nữa. Nhưng rồi sau đó má cũng chẳng chịu ở nhà. Chiều nào bà cũng chạy xe gần 30 cây số về thăm mộ ngoại. Ai lỡ nhắc đến ngoại, má lại khóc mếu máo. Đến lúc đi lại không tiện nữa, bà chụp bức ảnh đứng cạnh mộ, treo trong nhà, “lâu lâu nhìn đỡ nhớ”.

Những ngày trở trời, cứ ê ẩm người là má lại nhớ ngoại. Tiếng ho mỗi đêm từ nhà ông Sáu vọng sang càng khiến má không ngủ được. “Mấy ngày như ri ngoại bây hay gọi má vô xoa lưng lắm, gọi miết”.

Đêm qua tôi nằm mơ, thấy ngoại còn sống như hồi nào. Tôi thấy má vui lắm, chạy đi mua cái này cái nọ cho bà ăn, còn nấu cả bồ kết, hương nhu gội đầu cho ngoại nữa. Sáng ra, nghe tôi kể, má rơm rớm nước mắt, nói như dỗi, rằng tôi có phước. Còn má thì cứ mong hoải mong hoài...

NGUYỄN THÙY
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".