Chơi với chuột

HOÀNG VĂN MINH |

Đột ngột nắng tắt và thành phố ùa mưa như thể đang giận lẫy điều gì đó. Chợt nhớ một hôm mưa thế này bên bờ kênh đen hôi, một người đàn ông Khơ me lưng trần, chân đất hối hả ôm con chuột cống nhum đang nhốt trong lồng đi tìm chỗ núp vì căn chòi nhìn đâu cũng thấy nước.

Rúc vào căn chòi bên cạnh một lúc thì lại dột nước vì mưa mỗi lúc một lớn. Lại loay hoay che bên này, chắn bên kia cốt để con chuột không dính nước. Nhìn anh ta ôm con chuột như ôm con, rồi loay hoay che mưa chắn gió để mặc thân mình ướt nhẹp, tôi vừa thương vừa buồn cười. Lạ là trong chòi lúc đó có đến gần chục người núp mưa, nhưng ai cũng bàng quang xem đó như chuyện đương nhiên. Thậm chí còn có nhiều ánh mắt thi thoảng liếc qua con chuột cống nhum với cái nhìn rất trìu mến.

Hình như là Thạch Thông, tên của người đàn ông năm ấy vừa ngoài 40. Cái tuổi mà người xưa đã được con cháu làm lễ tứ tuần nhưng Thạch Thông vẫn là trai tân với mái đầu nhuộm nửa xanh nửa đỏ. Đã thế trên tay lúc nào cũng kè kè cái điện thoại bật loa ngoài chuyên phát ca cổ, nhìn ngố không chịu nổi. Anh kể con chuột cống nhum anh bắt được từ ruộng mía hơn hai năm trước khi đi đốn mía thuê lúc còn chưa mở mắt. Ban đầu thấy lạ lạ, hay hay nên mang về nuôi cho vui, nhưng ở miết lại thấy thân quen, đi đâu lâu lâu lại nghe nhớ con chuột chỉ muốn quay về.

Hôm đó tôi đã phì cười thành tiếng khi thấy Thạch Thông bắt con chuột ra khỏi lồng, cầm cọng rơm khô khều khều lên bộ râu con chuột hỏi “mày có lạnh không? ở nhà có buồn không, có nhớ tao không?”. Rồi anh thì thầm như thể nói riêng với mình “chơi với nó thích lắm, một lúc thôi là quên hết mệt mỏi, buồn phiền”.

Con chuột, hình như cũng rất thích thú với trò đùa của chủ nên lim dim nằm im mặc quanh mình mưa gió. Ai đó hỏi Thạch Thông sao tầm tuổi này rồi mà vẫn chưa có vợ con? Thạch Thông cười ngơ ngác, bảo “cũng không hiểu vì sao nữa dù đã để ý rất nhiều cô gái”. Hỏi, thế đi làm về, ngoài chơi với chuột anh còn thích làm gì nữa? Thạch Thông bảo “nhắp cá lóc và nhậu là hết đêm trời sáng”.

Thật ra thì Thạch Thông cũng chỉ là một ý niệm tên về một đại gia đình Khơme đông đúc đã mấy chục năm nay dắt díu nhau đi lang thang từ vùng đất này sang vùng đất khác để làm thuê kiếm sống qua ngày như dân digan.

Đến đâu cắm được cái lán trú tạm thì là nhà. Quê hương thì suýt nữa là ý niệm mịt mờ nếu như không có chuyện mỗi năm mấy ngày đại lễ buộc phải quay về bản xứ tham dự lễ hội và lên chùa cúng Phật bằng số tiền đôi khi phải thắt lưng buộc bụng. Họ cúng Phật không phải để cầu tài lộc hiện tại mà cầu cho tương lai sau khi chết với niềm tin tuyệt đối rằng tam bảo linh thiêng sẽ che chở cho họ suốt phần đời sau này.

Vậy mới có chuyện Thạch Thông vuốt ve dọc thân con chuột bảo “bây giờ mỗi lần cúng Phật, em dâng luôn phần của nó. Em nghĩ con chuột nó cũng có linh hồn và hôm rồi em đã nói chuyện với Sư cả ở chùa, bao giờ nó chết, em sẽ mang nó về chùa hỏa thiêu và Sư cả đã đồng ý…”.

Thi thoảng tôi hay nói với những người bạn đáng ghét quanh mình rằng “như mày thì chỉ có sống được như chuột chứ làm sao hòa thuận được với người”. Và nhiều năm trước, với mắt nhìn của số đông, tôi đã viết về những phận người mang ý niệm Thạch Thông và con chuột cống nhum bằng những ẩn dụ đầy thương xót.

Giờ thì mới tự hỏi là hình như tôi nhầm. Bởi người chơi với chuột, người chơi với người, chưa biết ai đáng thương hơn ai…

HOÀNG VĂN MINH
TIN LIÊN QUAN

Ở xứ không có Facebook

THANH HẢI |

Chúng tôi đến làng Aur đã xế bóng. Ai cũng rã rời dẫu khoảng 20km lội bộ đường rừng. Chỉ có già làng A Rất A Vy và lũ trẻ con tiếp khách trên nhà Gươil. 

Cô gái và cây bàng

TẠ BÍCH LOAN |

Tôi bước đi như chạy dọc hành lang dãy nhà ngục hun hút gió, cố gắng để thoát sớm ra ngoài bởi vì không chịu nổi cảnh tượng những bầy người da bọc xương trần trụi hoặc quần áo tả tơi, bị xiềng như súc vật dính chặt vào sàn đá (dĩ nhiên là những mô hình, tượng mô phỏng). “Họ” đã nằm ngồi như thế hơn một thế kỷ dài trên cái hòn đảo được mệnh danh “địa ngục trần gian” có tên gọi Côn Đảo.

Bà mẹ trung du

NGÔ MAI PHONG |

Chuyện này, trung sĩ Tạ Quang Sao kể lại...

Hai chiến tuyến

ĐỖ ANH THƯ |

Chúng tôi ngồi với nhau tại một quán vắng giữa trung tâm Sài Gòn. Nhìn qua cửa sổ, thấy bầu trời tối sầm và mưa bắt đầu dày hạt, Thiên Hà bỗng dưng lặng thinh. Yên tĩnh quá, tôi khẽ hát bài “Nhớ nhau hoài” nhạc Anh Việt Thu, lời thơ của Thiên Hà: “Em ở nơi nào có còn mùa xuân không em?/ Rừng ngàn lá gió từng đêm nhắc nhở thì thầm/ Nắng ở trên đầu, nắng trong lòng phố/ Gió ở trên non gió cuốn mây về”.

Ra Tết, lại nỗi lo mang tên… lương người giúp việc tăng cao

Tuệ Nhi |

Công việc năm mới đã bắt đầu nhưng chị Quỳnh Hoa (Đống Đa, Hà Nội) vẫn tất bật chăm con và dọn dẹp nhà cửa vì chưa thuê được giúp việc vì người ưng ý thì yêu cầu lương quá cao. Trước Tết, người giúp việc về quê sớm, ra Tết lên muộn, đề nghị tăng lương hoặc bỏ việc không lên nữa khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khóc dở, mếu dở.

Cổng chào năm mới ở TP Nha Trang bất ngờ gãy, sập xuống đường

Hữu Long |

Khánh Hòa - Cổng chào mừng năm mới 2023 ở TP Nha Trang bỗng dưng gãy sập làm đôi. Địa phương đã nhanh chóng khắc phục sự cố để đảm bảo giao thông.

Xuân Bắc lên tiếng xin lỗi khán giả

Chí Long |

Xuân Bắc cho biết câu chuyện chia sẻ trên trang cá nhân của mình đã gây hiểu nhầm và gửi lời xin lỗi chân thành đến khán giả.

300 lao động không vào làm việc ngày đầu năm vì chưa nhận đủ thưởng Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, khoảng 300 lao động công ty may mặc đã không vào nhà máy làm việc ngày đầu năm vì công ty chưa trả đủ tiền thưởng Tết bằng tháng lương cơ bản.

Ở xứ không có Facebook

THANH HẢI |

Chúng tôi đến làng Aur đã xế bóng. Ai cũng rã rời dẫu khoảng 20km lội bộ đường rừng. Chỉ có già làng A Rất A Vy và lũ trẻ con tiếp khách trên nhà Gươil. 

Cô gái và cây bàng

TẠ BÍCH LOAN |

Tôi bước đi như chạy dọc hành lang dãy nhà ngục hun hút gió, cố gắng để thoát sớm ra ngoài bởi vì không chịu nổi cảnh tượng những bầy người da bọc xương trần trụi hoặc quần áo tả tơi, bị xiềng như súc vật dính chặt vào sàn đá (dĩ nhiên là những mô hình, tượng mô phỏng). “Họ” đã nằm ngồi như thế hơn một thế kỷ dài trên cái hòn đảo được mệnh danh “địa ngục trần gian” có tên gọi Côn Đảo.

Bà mẹ trung du

NGÔ MAI PHONG |

Chuyện này, trung sĩ Tạ Quang Sao kể lại...

Hai chiến tuyến

ĐỖ ANH THƯ |

Chúng tôi ngồi với nhau tại một quán vắng giữa trung tâm Sài Gòn. Nhìn qua cửa sổ, thấy bầu trời tối sầm và mưa bắt đầu dày hạt, Thiên Hà bỗng dưng lặng thinh. Yên tĩnh quá, tôi khẽ hát bài “Nhớ nhau hoài” nhạc Anh Việt Thu, lời thơ của Thiên Hà: “Em ở nơi nào có còn mùa xuân không em?/ Rừng ngàn lá gió từng đêm nhắc nhở thì thầm/ Nắng ở trên đầu, nắng trong lòng phố/ Gió ở trên non gió cuốn mây về”.