Cát và hạt

KHƯƠNG QUỲNH |

Nhà con Hà gần nhà tôi. Ba má nó là người Quảng Trị, vào Lâm Đồng làm kinh tế mới vào năm 1988 giống nhà tôi.

Khi con Hà lên 5 tuổi, má nó mất. Ba nó ở vậy nuôi 4 chị em. Tôi thích chơi với nó nhất. Con Hà đẹp, tóc đen, mắt cũng đen lại có má lúm đồng tiền. Nó làm bài kiểm tra lúc nào cũng được điểm cao nhất lớp.

Năm 16 tuổi, tôi hỏi nó: “Lớn lên mi ưng làm cái chi?”. Con Hà trả lời liền: “Tau ưng đi làm công an. Nghe nói học công an thì ông ba tau không phải gửi tiền nuôi. Anh Dũng, con bác Khanh cũng rứa đó”.

Năm 18 tuổi, con Hà đăng ký thi công an nhưng rớt ngay từ vòng gửi xe vì chiều cao không đủ. Tôi đăng ký thi báo chí, đậu cái rụp.

Hôm nhận kết quả, tôi vội chạy sang nhà nó. Con Hà không có ở nhà. Ba nó ngồi thẫn thờ ngoài hiên, bảo: “Con Hà bắt xe đi Bình Dương sáng nay rồi. Nó xin vào công ty giày dép chi đó”. “Răng nó không kể con nghe hả bác Thi?”. Bác Thi không đáp. Tôi không hỏi nữa vì khóe mắt ông đã lấp lánh nước mắt.

Vào giữa năm nhất đại học, tôi nhận được điện thoại của con Hà, nó biểu: “28 ni mày về ăn cưới tao nghe! Tau lấy thằng Quang nhà Trung Việt”. Tôi còn tưởng nó nói đùa. Vậy mà hôm 28, tôi về, thấy nhà nó dựng rạp, cổng để ảnh nó với thằng Quang mặc áo cô dâu chú rể.

2 năm sau, tôi qua nhà vợ chồng nó thấy con Hà gầy xơ xác, má tóp lại mà bụng đã to vượt mặt. Thằng cu con lớn 1 tuổi đứng bên cạnh, mũi dãi lòng thòng. Mắt con Hà in quầng thâm tròn xoe. “Thằng Quang làm mi ra ri hả, răng ngày xưa mi lấy hắn?” - tôi nói như quát. Con Hà cúi mặt đáp: “Má nó nói hai đứa lấy nhau má nó cho mảnh vườn với xây cho cái nhà như ri”.

Quả thật, hai đứa chưa một lần cầm tay. Cưới nhau về, nó mới biết thằng Quang mê bài bạc. Con Hà có bầu, cố giấu ít tiền để dành đi đẻ cũng bị thằng Quang lấy đánh bài hết. Có lần, thằng Quang về nhà nã tiền, con Hà không đưa. Trong cơn khát bạc, thằng Quang đã cả vào bụng vợ. Bữa đó, may con Hà được hàng xóm đưa đi bệnh viện cấp cứu, nếu không chắc thằng cu trong bụng gặp nguy. Nghe con Hà kể, tôi đau đớn thét lên không do dự: “Mi bỏ cha cái thằng vũ phu đó đi”. Con Hà sụt sịt khóc: “Mi đừng nói cho ông ba tau, ổng biết chắc ổng giết thằng Quang ”.

Con Hà không những không bỏ thằng Quang. 5 năm sau, khi tôi lấy chồng, nó đã bế đứa con thứ 3 đi đám cưới. Cưới xin xong xuôi, nó kéo tôi xuống khe suối - nơi ngày nhỏ hai đứa vẫn trốn tới chơi đồ hàng. Nó hỏi luôn: “Mi cưới có hụt tiền không tau cho vay?”. Tôi tròn mắt, hỏi dồn dập: “Mi nhiều tiền rứa. Thằng Quang hết bài bạc rồi hả? Nó còn đánh mi nữa hay thôi?”. Con Hà cười cười: “Ông Quang nay ngon lành. Thương tau rồi. Bữa ni ở nhà chăm vườn sầu riêng ghép. Vụ vừa rồi, nhà tau trúng, dư được hơn tỉ”.

Lần đầu tiên, tôi thấy con Hà không gọi chồng là thằng. Nhắc đến Quang, ánh mắt nó sáng rực, hạnh phúc. Bỗng tôi nhớ đến con Hà của ngày còn nhỏ. Cặp sách bác Thi mua, nó mang từ lớp 1 đến lớp 5 chưa chịu thay, sứt quai nó khâu lại quai, hư khóa nó sửa lại khóa. Mẩu bút chì cũng thế. Nó xài cho đến khi nào còn 1 phân mới bỏ.

Con Hà là vậy, cái gì hư hay không ưng ý thì sửa, tuyệt đối không vứt bỏ. Phẩm hạnh ấy đến lúc lấy chồng vẫn vậy, và nó đã kéo được Quang ra khỏi vũng lầy .

Ừ, hạnh phúc nào chả như nắm cát trong tay, Hà nhỉ, nhưng mày biết cầm giữ nên giờ thành nắm hạt lành.

KHƯƠNG QUỲNH
TIN LIÊN QUAN

Cờ - Biển - Cân - Đai

hà văn |

Có hơn tám chục ông Tiến sĩ, ngày xưa mà đã thành Di sản Văn hoá Thế giới Văn Miếu - Quốc Tử  Giám ở Hà Nội (Thăng Long xưa). Còn hôm nay cả nước đã có 72.000 giảng viên đại học, trong đó có 43.000 Thạc sĩ, 16.500 Tiến sĩ.

Ăn chơi thời bao cấp

đỗ phấn |

Thành ngữ “Tay chơi Hà Nội” hẳn là chưa có tuổi đời lâu lắm. Nó sẽ chỉ được lưu hành công khai vào sau Cách mạng Tháng Tám 1945 khi chế độ quân chủ hoàn toàn chấm dứt trên toàn cõi Việt Nam. Trước đó phải là tầng lớp quan lại, vua chúa mới có cơ hội trở thành một tay chơi.

Phía trước là bầu trời

Đức Lộc |

Bác tên Phẩm, quê ở Quảng Nam, hơn tôi gần chục tuổi nhưng xưng hô luôn thưa gửi bằng tên của mình “Phẩm làm cái này”, “Phẩm chưa ăn”…

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Cờ - Biển - Cân - Đai

hà văn |

Có hơn tám chục ông Tiến sĩ, ngày xưa mà đã thành Di sản Văn hoá Thế giới Văn Miếu - Quốc Tử  Giám ở Hà Nội (Thăng Long xưa). Còn hôm nay cả nước đã có 72.000 giảng viên đại học, trong đó có 43.000 Thạc sĩ, 16.500 Tiến sĩ.

Ăn chơi thời bao cấp

đỗ phấn |

Thành ngữ “Tay chơi Hà Nội” hẳn là chưa có tuổi đời lâu lắm. Nó sẽ chỉ được lưu hành công khai vào sau Cách mạng Tháng Tám 1945 khi chế độ quân chủ hoàn toàn chấm dứt trên toàn cõi Việt Nam. Trước đó phải là tầng lớp quan lại, vua chúa mới có cơ hội trở thành một tay chơi.

Phía trước là bầu trời

Đức Lộc |

Bác tên Phẩm, quê ở Quảng Nam, hơn tôi gần chục tuổi nhưng xưng hô luôn thưa gửi bằng tên của mình “Phẩm làm cái này”, “Phẩm chưa ăn”…