Lễ hội chọi trâu Hớn Quản: Độc đáo, nhân văn và văn minh

THU NGÂN |

Hình thành và tồn tại từ hơn một thế kỷ, với những nét độc đáo, khác biệt và văn minh của một lễ hội từ lâu là món ăn tinh thần trong đời sống người dân, hội chọi trâu Hớn Quản được xem như một di sản phi vật thể của tỉnh Bình Phước.

Từ trò chơi giải trí dân gian đến lễ hội

Trong trí nhớ của các bậc cao niên cùng tài liệu ghi nhận vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những người dân ở Tân Phước Khánh (Bình Dương ngày nay) đã nhìn ra lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho Tân Khai, với những cánh đồng rộng lớn, đất đai phì nhiêu đặc biệt thuận lợi cho canh tác và chăn thả gia súc. Rất nhanh chóng, những cư dân đầu tiên bắt tay vào công cuộc mưu sinh ở vùng đất mới bằng các hoạt động sản xuất trồng lúa và làm nương rãy.

Thực tế sản xuất đòi hỏi phải có nguồn lực để thực hiện các công đoạn mà sức người không thể và đó là lý do cho hoạt động chăn nuôi ra đời, nhất là nuôi trâu với số lượng mỗi gia đình thường có từ 7-10 con. Việc chăn thả trên các cánh đồng lớn đã dẫn tới xung đột tự nhiên giữa các đàn trâu. Từ tiền đề đó, các hộ có trâu nuôi thách nhau để phân định thắng thua giữa các trâu xung đột để tìm ra trâu thắng cuộc, đó cũng là cách để giải trí sau những ngày lao động cực nhọc vào thời kỳ đầu sơ khai của vùng đất mới.

Hội chọi trâu Hớn Quản năm 2016

Theo lẽ tự nhiên, hình thức giải trí mới được người dân trong vùng tham gia đông đảo hơn và phát triển thành một ngày hội cộng đồng. Sới chọi được chọn tại khu vực đập Ông, đập Bà Úm, thời điểm tổ chức khoảng tháng 3 hàng năm khi nông vụ đã xong với phần thưởng cho người thắng là một con gà của bên thua.

Song song với phát triển kinh tế, người dân Tân Khai cũng quan tâm đến hoạt động tôn giáo tín ngưỡng. Năm 1901, ngôi đình đầu tiên thờ Thành hoàng làng được dựng lên, tại các buổi cúng đình, phần hội với trò chơi chọi trâu đã được đưa vào với mong muốn tăng phần sinh động trong nghi lễ. Chọi trâu kết hợp với nghi lễ cúng đình Tân Khai được duy trì đến năm 1967 trước khi tạm ngưng do hoàn cảnh chiến tranh. Năm 1977, hòa bình lập lại và lễ hội này được phục hồi, duy trì cho đến nay.

Nét văn hóa độc đáo, khác biệt

Nói đến chọi trâu, mọi người thường nghĩ tới Đồ Sơn (Hải Phòng), Hải Lựu (Vĩnh Phúc), nhưng sự khác biệt, nét riêng độc đáo thì phải là Hớn Quản. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, con trâu đã gắn liền với cuộc sống và tinh thần của người dân từ thủa sơ khai lập đất, là người bạn cũng là công cụ cho cuộc sống. Thế nên sau mỗi mùa lễ hội, cả trâu thắng và thua đều được tiếp tục nuôi, chăm sóc để phục vụ cho việc lao động chứ không giết như các lễ hội khác. Đây thực sự là điểm nhấn rất văn minh của Hớn Quản.

Thêm nữa, du khách không phải mua vé và chính quyền sở tại không dùng ngân sách để tổ chức dù vẫn đảm bảo quy mô với đầy đủ phần lễ và hội, an ninh an toàn cho lễ hội luôn đầy ắp người xem quanh sới chọi với những kháp đấu có chất lượng cao. Dễ hiểu khi trâu tham gia được người dân lựa chọn chính từ đàn trâu chăn thả đông đúc của gia đình.

Qua năm tháng, các ông chủ trâu bằng tâm huyết, niềm đam mê và tình yêu với “người bạn” của mình đã huấn luyện được các “đấu sĩ” thực thụ với những miếng đánh như hổ lao, cáng hầu, đánh dập… Bên cạnh đó, phần thưởng của giải không đặt nặng tính thương mại với mục đính cuối cùng là phục vụ nhu cầu giải trí, đời sống tinh thần của người dân. Đó chính là yếu tố để các tổ chức, cá nhân dễ tìm được tiếng nói chung với chính quyền địa phương trong nỗ lực xã hội hóa để bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội.

Buổi tọa đàm “Trò chơi trọi châu trong tâm thức dân gian, thực trạng và xu hướng biến đổi trong đời sống hiện tại ở Hớn Quản” được tỉnh Bình Phước tổ chức mới đây.

Do sự độc đáo, khác biệt của lễ hội chọi trâu Hớn Quản nên ở buổi tọa đàm mới được tổ chức mới đây với chủ đề “Trò chơi trọi châu trong tâm thức dân gian, thực trạng và xu hướng biến đổi trong đời sống hiện tại ở Hớn Quản”, có hơn 15 tham luận với nhiều ý kiến sắc sảo, có luận cứ từ các nhà chuyên môn, nhà quản lý, nhân chứng và nghệ nhân của Hớn Quản và Bình Phước.

Hội chọi trâu Hớn Quản với tính nhân văn cùng ý nghĩa văn hóa, tinh thần giờ được xác định như là một sản phẩm du lịch trong chuỗi giá trị của tỉnh Bình Phước, một nét đẹp cần được gìn giữ, nhân rộng trong đời sống văn hóa của người dân...

THU NGÂN
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.