Phiên chất vấn Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Dung

M.H |

Ngày họp thứ hai Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm nay 18.4 sẽ nghe chất vấn của đại biểu Quốc hội với 2 bộ trưởng: Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Dung (buổi sáng) và Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn (buổi chiều).
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Người có công, đào tạo nghề, việc làm. Với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, chất vấn tập trung vào các nhóm vấn đề: Quản lý an toàn thông tin mạng, xử lý cá nhân đăng tải thông tin sai sự thật, gây hoang mang xã hội, tổn hại danh dự nhân phẩm các cá nhân và tổ chức khác, vấn đề quảng cáo trên truyền hình và báo chí.

Phó Chủ tịch Thường trực Tòng Thị Phóng điều hành phiên chất vấn với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Lâm Thành, đoàn Lạng Sơn về tình trạng trốn trại tập thể ở các cơ sở cai nghiện bắt buộc gây dư luận xấu thời gian qua, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Hiện ở Việt Nam có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 10.617 người so với 2015. Ngoài heroin xuất hiện nhiều loại ma túy mới rất phức tạp. Phổ biến là ma túy đá dễ dẫn tới rối loạn tâm thần, ảo giác. Ngành công an thống kê 60% các vụ tội phạm liên quan đến ma túy, chủ yếu rơi vào lớp trẻ. Khoảng 60.000 người nghiện đang cai nghiện ở các cơ sở tập trung. Ở các cơ sở này xảy ra việc trốn cơ sở, đập phá cơ sở trốn ra ngoài ở Đồng Nai, Tây Ninh, Hải Phòng.

Giải thích lý do tại sao xảy ra tình trạng này, Bộ trưởng Dung cho biết: Việc đưa vào cơ sở cai nghiện tập trung là không theo mong muốn của học viên, chỉ theo mong muốn của gia đình. Việc thực hiện không đúng tinh thần chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ: Nhiều địa phương vì trong sạch địa bàn nên đưa tất cả các em sử dụng vào cơ sở cai nghiện, lẽ ra cần phân biệt người nghiện, sử dụng, lạm dụng, người có nơi cư trú và không có nơi cư trú. Nhiều nơi đưa hết vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khiến quá tải. Ví dụ cơ sở Đồng Nai chỉ học tập nuôi dưỡng được 500 em nhưng đưa 1.447 em vào, điều kiện cơ sở vật chất tận dụng từ thời trước 1975, điều kiện ăn ở không tốt tạo sự bức bối cho các em.

Trong cai nghiện bắt buộc, phải phân biệt cai ban đầu và sau cai, để xác định xem người cai giai đoạn đầu có phải bắt buộc cai không, cho ở chung người đang cai bắt buộc, gây tác động lôi kéo lẫn nhau.

Hầu như ở các cơ sở bắt buộc này 35 - 45% là những em đã có tiền án tiền sự, cộm cán, tù đày, nên tâm lý bất thường, dễ lôi kéo xúi giục học viên khác.

Trong quy định nếu có vượt ra khỏi cơ sở thì chế tài không có gì, thậm chí tìm và đưa trở lại. Tôi đã gặp nhiều em ở các cơ sở Đồng Nai, Vũng Tàu, các em nói nếu ra bị bắt lại thì ở thôi, có sợ gì đâu. Về pháp lý vướng nhiều.

Đội ngũ cán bộ ở cơ sở cai nghiện rất mỏng. Bình quân 1 cán bộ có trách nhiệm phục vụ tối thiểu 10 học viên. 1 gia đình phục vụ 1 học viên đã khó khăn rồi. Cán bộ tiếp nhận không được. Tỉnh ủy Đồng Nai cho bổ sung 20 cán bộ nhưng tuyển không được người, lương chỉ hơn 2 triệu đồng mà bao nhiêu khó khăn vất vả rình rập. Cán bộ không được trang bị vũ khí công cụ gì để đảm bảo an ninh cho chính mình, trong khi học viên chỉ tìm cách bới móc trêu tức để gây bất lợi cho cơ sở.

Quy định pháp lý đã có luật xử lý vi phạm hành chính và Luật Phòng chống ma túy. Nhưng thực hiện có 5 điều vướng mắc: Tuổi 12 – 18 luật quy định không đưa vào cơ sở bắt buộc, nhưng thực tiễn số này rất lớn, tính chất phức tạp; Quy định những em có nơi cư trú ổn định thì không áp dụng cai nghiện bắt buộc là bất cập; Thời gian quy định 24 tháng là quá dài.

Đại biểu Đinh Duy Vượt hỏi về vấn đề quy tập và xác định danh tính liệt sĩ. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời: Đây là vấn đề day dứt, đau lòng nhất của chúng ta. Còn khoảng 200.000 hài cốt liệt sĩ đang nằm rải rác ở các nơi, ở phía bắc, nhất là Hà Giang, Vị Xuyên, Miền Trung, miền Nam, các nước bạn. Gần đây, Thủ tướng chủ trì cuộc họp và quyết định thành lập BCĐ Quốc gia 1237 do một Phó Thủ tướng làm trưởng ban, lãnh đạo Bộ trưởng LĐTBXH và Bộ Quốc phòng là phó ban.

Chúng tôi có 20 đội quy tập hài cốt liệt sĩ làm việc thường xuyên, cùng với nhân dân và các nước bạn phát hiện mộ liệt sĩ. Đến 1.1.2017 đã quy tập được 8.000 hài cốt liệt sĩ để an táng tại các nghĩa trang. Chúng tôi đã hứa với Quốc hội, Thủ tướng cố gắng phấn đấu làm càng nhanh càng tốt, càng sớm càng tốt, chiến tranh đã qua lâu, nếu không nhanh thì cơ hội càng ít.

Về việc xác định danh tính liệt sĩ, theo quân đội, chúng ta còn khoảng 300.000 liệt sĩ chưa rõ danh tính. Các anh có tên tuổi, quê quán nhưng chưa được xác định. Theo đề án 150, chúng ta có nhiều giải pháp xác định danh tính. Năm qua đã xác định 3.260 người đưa về quê hương. Để xác định từng đó trường hợp, phải lấy trên 12.000 mẫu sinh phẩm của liệt sĩ và con số tương đương mẫu sinh phẩm của gia đình. Một mẫu của quân nhân phải đối chiếu với nhiều trường hợp. Chính phủ giao cho 3 đơn vị xác định gene: Quân đội, Công an, Viện Hàn lâm KHCN. Sắp tới có thể mở rộng ra thành 6 cơ sở. Với 12.000 mẫu không tập hợp thành ngân hàng gene theo thời gian mất đi. Bộ đã báo cáo chính phủ thành lập ngân hàng gene để sau này gia đình có thể đến ngân hàng đối chiếu. Dần thành lập ngân hàng gene, đi đôi với ngân hàng về các số liệu về liệt sĩ. 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng trả lời câu hỏi của đại biểu về vấn đề thanh tra giám sát việc lập hồ sơ ưu đãi người có công. Bộ trưởng cho biết, từ 2012 – 2016, Bộ đã thanh tra việc lập hồ sơ thương binh ở 5 quân khu và 29 địa phương, tập trung thanh tra ở những nơi có đơn thư, ý kiến rằng tình trạng giả mạo nhiều.
Trong hơn 60.000 hồ sơ tại các địa phương thanh tra thì phát hiện 12.000 hồ sơ có sai sót, không đảm bảo cơ sở pháp luật và không đủ điều kiện ưu đãi; 1,800 hồ sơ giả mạo. Đã buộc hoàn trả chế độ hưởng sai 130 tỉ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước hàng năm trên 37 tỉ đồng gồm cấp sai, cấp trùng, đã kiến nghị xuất toán, thu hồi nộp ngân sách nhà nước 13 tỉ đồng. Qua thanh tra thấy có 3 đối tượng bị giả mạo nhiều: Giả mạo ở trường hợp xác nhận thương binh, giả mạo hồ sơ chất độc hóa học, giả mạo hưởng chính sách với TNXP.
Về giải pháp thời gian tới, dứt khoát phải đặt vấn đề làm đúng chính sách, công khai minh bạch, lấy dân, lấy chi bộ đảng, làm từ cơ sở trở lên, đặc biệt coi trọng các đồng chí lão thành cách mạng, giám sát của Mặt trận tổ quốc VN. 46 tỉnh thành đã chỉ đạo giải quyết việc này. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đã có văn bản chỉ đạo Mặt trận tổ quốc tất cả các tỉnh thành tham gia giám sát hồ sơ, đăng công khai 3 số báo hoặc truyền hình địa phương, chuyển Bộ xét, sau đó đăng 3 báo, nếu không có khiếu nại gì mới trình Chính phủ công nhận liệt sĩ.
Phát biểu kết luận phiên chất vấn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết: Đã có 24 đại biểu đăng ký chất vấn, 16 người trực tiếp hỏi tại hội trường và Bộ trưởng đã trả lời 16 đại biểu này, với 8 đại biểu còn lại Bộ trưởng sẽ trả lời bằng văn bản.
Phiên chất vấn diễn ra với tinh thần thẳng thắn, xây dựng. Bộ trưởng đã thừa nhận hạn chế và đề ra giải pháp xử lý, có nội dung đột phá và tinh thần quyết tâm, trách nhiệm cao nhất.
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự nghiêm túc cầu thị của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trách nhiệm của các bộ trưởng liên quan trả lời về người có công, đào tạo nghề gắn với việc làm, công tác quản lý trung tâm cai nghiện.
Ủy ban ghi nhận quyết tâm chính trị và các giải pháp mà bộ trưởng nêu ra. Trong lĩnh vực này có một số thành quả quan trọng – Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Về thực hiện chính sách người có công: Bộ LĐTBXH coi đây là ưu tiên của bộ, đặc biệt giải quyết hồ sơ tồn đọng, đã trình Chính phủ giải quyết với một số đối tượng ưu tiên. Thực hiện chính sách với người nhiễm chất độc hóa học.
Về đào tạo nghề: Bộ trưởng thể hiện việc Bộ nỗ lực ban hành số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật để đổi mới công tác đào tạo nghề, có giải pháp để đào tạo lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu.
Về quản lý trung tâm cai nghiện: Bộ đã trình Chính phủ phương án đổi mới trung tâm cai nghiện đến 2020, đã có nhiều điển hình thành công, nghiện ma túy có thể cai được.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, thách thức và cần giải pháp đột phá. UBTVQH ghi nhận các giải pháp Bộ đã nêu và nhấn mạnh:
Về người có công: Đẩy nhanh giải pháp hồ sơ tồn đọng với người có công: Trên cơ sở phối hợp liên ngành cần có phối hợp của Bộ Quốc phòng, Công an và các bộ liên quan, đến 2017 hoàn thành căn bản hồ sơ tồn đọng, hoàn thành trình chính phủ ban hành chính sách giải quyết hồ sơ tồn đọng để tiến tới giải quyết toàn bộ tồn đọng, đề nghị Chính phủ bố trí kinh phí giải quyết sửa chữa nhà ở cho người có công.
Phát huy vai trò của MTTQ, cựu chiến binh để xử lý nghiêm trường hợp giả mạo, hưởng sai chế độ, giải quyết hợp lý hợp tình, tạo sự đồng thuận, ưu tiên giải quyết người có công cao tuổi. Phát huy vai trò MTTQ, CCB địa phương khắc phục sự lạm dụng hồ sơ và cần xử lý nghiêm túc, cần bàn phương án tháo gỡ khó khăn về giấy tờ gốc trong xác minh, đặc biệt với lực lượng TNXP để phù hợp với thực tế lịch sử và đặc thù của lực lượng này.
Về đào tạo nghề: Khẩn trương triển khai trong 2017 hoàn thành rà soát mạng lưới trung tâm đào tạo nghề, gắn đào tạo với thị trường lao động, chọn ngành nghề hướng tới phát triển bền vững, thí điểm với nhóm công an, bộ đội xuất ngũ, tăng cường công tác dự báo, phân luồng học sinh, đổi mới cơ chế tài chính cho trung tâm dịch vụ việc làm…
Về quản lý trung tâm cai nghiện: Đổi mới, kiên quyết từ bỏ cách làm cũ hời hợt, tìm mô hình mới nhân văn với con người; Công tác quản lý cần nghiên cứu thêm, sự phối hợp các ngành liên quan trong đó có công an về bảo vệ, quản lý an ninh trật tự các cơ sở này, phối hợp Bộ Công an nghiên cứu đổi mới chính sách với việc cai nghiện. Có nên đề xuất luật về cai nghiện và phòng chống ma túy hay không.
Chiều nay sẽ diễn ra phiên chất vấn tiếp theo với Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn.
M.H
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.