“Nên quy định cấp nào ra quyết định sai thì cấp đó phải bồi thường, xin lỗi”

Xuân Hải |

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã nói như vậy khi cho ý kiến thảo luận về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 9.1.

Phát biểu tại phiên họp, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho rằng, số vụ án oan sai phải bồi thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong các án nhưng ảnh hưởng rất lớn, do đó cần quy định cụ thể trách nhiệm từng khâu. Sai sót là xuyên suốt từ trước đến sau thì khi xử lí phải xử lí từ đầu đến cuối, nếu không anh điều tra thay cho kiểm sát, còn ông kiểm sát lại thay cho ông tòa.

Cho ý kiến vào vấn đề bồi thường oan sai trong dự án luật, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Hữu Thể cũng bày tỏ, do quy định về bồi thường còn định tính, chưa rõ nên vướng trong khâu bồi thường. Trường hợp có hoá đơn chứng từ thì dễ, nhưng có những tổn thất như công ăn việc làm, sức khoẻ suy sụp, gia đình tan nát thì cần có barem tương đối rõ mới dễ thương lượng và tìm được sự đồng cảm trong dân.

“Oan là vấn đề nhức nhối, bây giờ giảm xuống rất  nhiều. Về nguyên tắc nhà nước phải bồi thường, vì các cán bộ công chức thay mặt nhà nước phải làm, con dại cái mang. Về bồi hoàn, anh cố ý làm sai thì phải đền, dẫn đến oan sai phải tự bỏ tiền ra, nhưng có những cái lớn thì cả đời cũng không trả được. Nếu do trình độ mà gây ra oan, sai rồi phải đền thì thấy băn khoăn. Nên có thái độ thế nào cho người ra biết”, ông Thể cho hay.

Liên quan trách nhiệm từ điều tra, truy tố, xét xử, ông Lê Hữu Thể cũng đồng tình cơ quan cuối cùng làm sai thì thay mặt nhà nước đứng ra xin lỗi, nhưng phải xác định trách nhiệm từng người ngay từ đầu để không có chuyện “đá bóng”.

Là cơ quan tiếp nhận, tổng hợp ý kiến của cử tri, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải chia sẻ, điều khiến cử tri và nhân dân băn khoăn là lấy tiền ở đâu để bồi thường, nhất là tiền thuế của dân đóng góp. Do đó, cần có sự tách bạch như đề xuất lập quỹ lấy tiền từ xử phạt bồi thường để người dân khỏi băn khoăn.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, hoạt động của Nhà nước thì phải do ngân sách đảm nhiệm là nguyên tắc, dù là tiền xử phạt hay khoản thu khác cũng đều là tiền ngân sách. Việc còn lại là giải thích cho dân hiểu.

“Anh nhân danh Nhà nước mà tuyên không đúng thì phải bồi thường và lấy nguồn từ ngân sách. Không nên lập quỹ vì ta có nhiều quỹ quá rồi, mà quỹ thì cũng hoạt động từ ngân sách. Tất cả hoạt động gây oan, sai thì phải bồi thường, không đổ cho không khả thi hay điều kiện đất nước” – ông Hiển nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng đề nghị lượng hoá bồi thường nếu không sẽ gây tranh cãi không hồi kết. Còn về ai bồi thường thì nên quy định cấp nào ra quyết định sai thì cấp đó phải bồi thường, xin lỗi. Ngoài ra cần làm rõ trách nhiệm liên đới từ điều tra, truy tố đến xét xử để không đổ trách nhiệm, đảm bảo minh bạch.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng cho rằng, nhân danh Nhà nước, công quyền mà làm oan, sai thì trước mắt lấy ngân sách bồi thường để đảm bảo quyền lợi của người bị oan. Bên cạnh đó cũng xác định mức bồi hoàn tương xứng để nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh cần bàn kỹ, thận trọng dự luật này vì liên quan tới quyền lợi người dân và người thực thi công vụ. Sau phiên họp hôm nay, các cơ quan phải tiếp tục ngồi lại để tiếp thu, xử lý, sớm tổ chức hội nghị đại biểu chuyên trách, mời các chuyên gia cho ý kiến để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội.

 

Xuân Hải
TIN LIÊN QUAN

Talkshow 360 độ nghề nghiệp: Xu hướng nghề nghiệp trong 5 năm tới

NHÓM PV |

Nắm bắt xu hướng nghề nghiệp trong tương lai giúp các bạn học sinh đứng trước ngưỡng cửa đại học có kế hoạch rõ ràng, đúng đắn và khoa học hơn. Và xu hướng nghề nghiệp trong 5 năm tới ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung sẽ ra sao, những ngành nghề nào sẽ bị thay thế... sẽ được các chuyên gia tư vấn tại Talkshow 360 độ nghề nghiệp với chủ đề "Xu hướng nghề nghiệp trong 5 năm tới".

Chương trình có sự tham dự của ông Trần Anh Tuấn - Chuyên gia Dự báo nhân lực, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TPHCM và TS Mai Đức Toàn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh - Truyền thông Trường Đại học Gia Định.

Đã bắt được đối tượng cướp tiệm vàng trong ngày vía Thần tài

TẠ QUANG |

Vĩnh Long - Mang thanh sắt và dao nhọn xông vào tiệm vàng cướp trong ngày vía Thần tài, thủ phạm nhanh chóng bị bắt sau đó.

Trung tướng Tô Ân Xô tiếp tục là Người phát ngôn Bộ Công an

Việt Dũng |

Chiều 31.1, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động Đại tá Đặng Hồng Đức - Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công an.

Máy bay quân sự Su 22 gặp nạn ở Yên Bái, một phi công hy sinh

PHẠM ĐÔNG |

Máy bay Su 22 của Trung đoàn Không quân 921 gặp nạn khi đang hạ cánh tại Yên Bái, phi công Trần Ngọc Duy hy sinh.

Thót tim cảnh ô tô lao vào nhà dân ven Quốc lộ 6

THANH BÌNH |

Lúc hơn 9h ngày 31.1, một xe ô tô lao vào nhà dân tại bản Hồng Sọt, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Cảnh tượng được ghi lại khiến nhiều người xem "đứng tim".

Phim Việt ngày càng "lấy lòng" người Việt

Minh Ánh - Sơn Trần |

Những năm gần đây, có thể nói phim điện ảnh Việt Nam đang có nhiều bước phát triển mới với những thắng lợi đáng kể tại các phòng chiếu. Tuy còn nhiều phim khiến khán giả hụt hẫng, nhưng cũng có những phim khi ra rạp, đã làm thay đổi định kiến của khán giả Việt về phim Việt.

IMF: Nền kinh tế thế giới đã sẵn sàng để phục hồi

Quý An (theo The New York Times) |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, nền kinh tế thế giới đã sẵn sàng phục hồi khi lạm phát giảm bớt.

Trẻ dưới 18 tuổi đi làm thêm: Nên hay không?

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Với nhiều bạn trẻ đi làm thêm, tự kiếm tiền để tiêu cho các mục đích cá nhân là một nhu cầu khá phổ biến. Không đợi đến tuổi lao động, nhiều bạn trẻ dưới 18 tuổi đã dành một phần trong quỹ thời gian của mình để đi làm thêm kiếm tiền.