Gây oan sai sao phải có đơn yêu cầu mới xin lỗi?

Lê Phương |

Ngày 31.5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi). Nhiều đại biểu (ĐB) đã bày tỏ quan điểm không đồng tình khi luật quy định người bị oan sai phải có đơn yêu cầu thì cơ quan nhà nước mới đứng ra công khai xin lỗi.

Sai là phải xin lỗi

Bày tỏ quan điểm không đồng tình với quy định là cần phải có đơn của người bị oan sai thì cơ quan chức năng mới tiến hành xin lỗi công khai, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, chúng ta đang xây dựng một nhà nước văn minh, một nhà nước văn minh phải là một nhà nước lịch sự. Bất kỳ ai phạm lỗi với cá nhân nào đó, họ còn phải xin lỗi trước, thậm chí chưa cần phải nói anh phải xin lỗi tôi thì đã phải xin lỗi rồi. Văn minh là phải có lịch sự, cho nên Nhà nước chúng ta phải lịch sự.

Theo ông Nhưỡng, khi cơ quan chức năng gây oan sai phải chủ động xin lỗi. Đó là tất cả người dân không phải ai cũng hiểu được quyền của mình. “Dân có nhiều quyền nhưng không phải ai cũng hiểu được, đặc biệt là người có trình độ văn hoá thấp, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, nên Nhà nước cần chủ động xin lỗi khi gây ra oan sai để đảm bảo sự công bằng” - ông Nhưỡng nói.

Cùng chung quan điểm, ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phân tích: Tại báo cáo giải trình tiếp thu trích dẫn Điều 34 của Bộ luật Dân sự quy định: Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự thì có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin đó xin lỗi cải chính công khai. Báo cáo cho rằng căn cứ vào quy định nêu trên thì xin lỗi và cải chính công khai thuộc quan hệ dân sự, thuộc quyền nhân thân, do đó chỉ khi người bị oan có yêu cầu Nhà nước mới tổ chức xin lỗi công khai.

“Tôi cho rằng trích dẫn Điều 34 Bộ luật Dân sự trong trường hợp này là không phù hợp, vì ở đây không phải cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự mà là cá nhân đã bị cơ quan tố tụng làm oan trong quá trình giải quyết vụ án, do đó phục hồi danh dự cho người bị oan phải là trách nhiệm công vụ chứ không phải quan hệ dân sự” - bà Thủy nói. Trong trường hợp có văn bản xác định là oan thì luật cần quy định Nhà nước phải chủ động xin lỗi công khai, phục hồi danh dự khi gây ra oan sai cho người dân trong quá trình giải quyết vụ án.

“Cò kè” cho đến khi người dân không theo đuổi được nữa

Theo ĐB Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) về nguyên tắc thương lượng là thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó, thương lượng phải mang tính nhân văn và thúc đẩy việc bồi thường nhanh hơn chứ không phải thương lượng để giảm bớt trách nhiệm bồi thường. Bởi thực tế cho thấy cơ quan chức năng cứ “cò kè” với người dân trong khi người dân đã bị thiệt hại rất nhiều rồi, “cò kè” cho đến khi người dân không theo đuổi được nữa đành phải chấp nhận mức bồi thường. “Như vậy là không công bằng” - bà Sang nói.

Còn ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre) nêu quan điểm: Nhân dân đang đặt ra vấn đề là đối với những cá nhân, tổ chức mà họ gây hại cho Nhà nước rất lớn vì trục lợi, vì tham nhũng, vì lợi ích nhóm và hoàn toàn cố ý thì sau này luật nào điều chỉnh? Từ đó ông Phong đề nghị, Quốc hội và Chính phủ sớm nghiên cứu để xây dựng dự án luật liên quan đến vấn đề này. Bởi lẽ hiện nay sau thanh tra, kiểm tra thì chúng ta phát hiện, chỉ kỷ luật “chuyện này chuyện nọ”, còn tài sản thu lại rất ít.

Theo các báo cáo, chỉ trừ những trường hợp như những vụ án tham nhũng thì những tài sản, vật chứng của vụ án mà chúng ta xử lý theo quy định của pháp luật thì thu hồi lại được chút đỉnh. Đây là vấn đề hết sức bức xúc nên cũng mong sớm có thêm chính sách này.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, về nguyên tắc trách nhiệm bồi thường khi công chức gây ra oan, sai là trách nhiệm Nhà nước. Công chức làm sai thì trước hết Nhà nước chịu trách nhiệm nhưng cùng với đó có trách nhiệm hoàn trả của người trực tiếp gây ra. Luật thiết kế hoàn trả với các trường hợp khác nhau, căn cứ mức độ lỗi của người thi hành công vụ để tính và đã được thể hiện tương đối cụ thể. Còn liên đới bồi hoàn thì luật giao Chính phủ quy định chi tiết.

Đề cập đến việc “thương lượng” trong bồi thường, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, đây là nguyên tắc được áp dụng khi bồi thường và đây cũng là tiếp cận chung của các nước. Dự thảo luật thiết kế kỹ về thương lượng, từ thành phần đến địa điểm, nội dung, quy trình thương lượng.

“Thương lượng là đảm bảo đi đến thống nhất, thoả thuận trước khi bồi thường chứ không hẳn “cò kè thêm bớt” với công dân. Việc quy định thành phần thương lượng dựa trên ý tưởng các cơ quan liên quan ngồi lại cùng lúc và thống nhất thực hiện luôn, góp phần đẩy nhanh thủ tục bồi thường” - Bộ trưởng Lê Thành Long phân trần.

Không nên yêu cầu người bị oan sai phải xuất trình hóa đơn

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đề xuất: Một người đi tù mất đi rất nhiều thứ, trở về, gia đình đã tan nát, tài sản tiêu tan... Ông cho rằng, không nên yêu cầu người bị oan sai phải xuất trình hóa đơn liên quan đến các chi phí trong thời gian kêu oan như đi lại, thuê luật sư… Điều kiện đó gây nhiều bất lợi và khó khăn lớn đối với người dân.

Cán bộ được ưu ái hơn dân?

Khẳng định mỗi cá nhân đều phải bình đẳng trước pháp luật, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) chỉ ra sự bất cập trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi gây ra sai phạm. Hiện nay, người dân gây ra thiệt hại, họ phải bồi thường với 100% mức xử phạt được ấn định, trong khi cán bộ công chức mắc sai phạm khi thực thi công vụ phải có nghĩa vụ bồi thường lại được thực hiện theo cách trừ lương từ 10 - 30% hằng tháng. Điều này khiến nhiều cử tri có ý kiến cần phải được xem xét lại để đảm bảo sự công bằng giữa người dân và cán bộ khi thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.  T.X

Lê Phương
TIN LIÊN QUAN

"Tử tù" oan Hàn Đức Long gửi đơn đòi bồi thường hơn 20 tỷ đồng

Long Nguyễn |

Trong lá đơn vừa gửi tới TAND Cấp cao tại Hà Nội, ông Hàn Đức Long – người tù oan nổi tiếng – đã nêu ra 6 yêu cầu chính.

Người gây oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén phải bồi thường hơn 10 tỉ đồng: Không khả thi!

Nhóm P.V |

Liên quan đến việc xử lý người gây oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén, người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan về tội giết người, mới đây, Bộ Tài chính vừa có văn bản chấp nhận đề nghị của TAND Tối cao về việc cấp kinh phí hơn 10 tỉ đồng bồi thường oan sai cho ông Nén.

Tiền bồi thường oan sai cũng là của dân

LÊ THANH PHONG |

Bồi thường oan sai 10 tỉ đồng cho ông Huỳnh Văn Nén đương nhiên thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Người của Nhà nước làm sai thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm, luật cũng phải ghi rõ là Luật “Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.

Khánh Hoà đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên năm Quý Mão

Thanh Hương |

Từ Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), du khách Trung Quốc trên chuyến bay thẳng của Vietjet đã “xông đất” sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang, Khánh Hoà) rạng sáng ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.

Nguyễn Huy Hoàng: Gạt làn nước xanh vươn tới đỉnh cao

HOÀI VIỆT |

Năm 2022 đã khép lại và nam tuyển thủ bơi lội Nguyễn Huy Hoàng đã bước vào chu kỳ tập luyện mới của năm 2023. Không thể phủ nhận, Huy Hoàng là gương mặt thành công nhất của thể thao Việt Nam ở năm đã qua. Tuy nhiên, bản thân chàng vận động viên bơi của thể thao Quảng Bình và Đội tuyển bơi Việt Nam vẫn khá dè dặt, rằng mình vẫn phải tiếp tục nỗ lực hướng đến các đỉnh cao của năm 2023 đầy quan trọng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Những nhịp chèo đua thuyền dậy sóng sông Cà Ty, Phan Thiết mùng 2 Tết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty là nét văn hóa riêng biệt của người dân TP. Phan Thiết vào chiều mùng 2 Tết hằng năm. Năm nay có 9 đội đến từ các xã, phường có ngư dân đi biển ở TP.Phan Thiết. Trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân, du khách đứng chật kín 2 bên bờ sông, các vận động viên ra sức chèo dậy sóng sông Cà Ty.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

"Tử tù" oan Hàn Đức Long gửi đơn đòi bồi thường hơn 20 tỷ đồng

Long Nguyễn |

Trong lá đơn vừa gửi tới TAND Cấp cao tại Hà Nội, ông Hàn Đức Long – người tù oan nổi tiếng – đã nêu ra 6 yêu cầu chính.

Người gây oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén phải bồi thường hơn 10 tỉ đồng: Không khả thi!

Nhóm P.V |

Liên quan đến việc xử lý người gây oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén, người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan về tội giết người, mới đây, Bộ Tài chính vừa có văn bản chấp nhận đề nghị của TAND Tối cao về việc cấp kinh phí hơn 10 tỉ đồng bồi thường oan sai cho ông Nén.

Tiền bồi thường oan sai cũng là của dân

LÊ THANH PHONG |

Bồi thường oan sai 10 tỉ đồng cho ông Huỳnh Văn Nén đương nhiên thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Người của Nhà nước làm sai thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm, luật cũng phải ghi rõ là Luật “Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.