Đại sứ Phạm Quang Vinh: Vị thế Việt Nam rất được tôn trọng và đề cao

Mỹ Hằng |

“Mấy chục năm làm ngoại giao, đi nhiều, gặp nhiều và nhìn lại, tôi thấy vị thế của Việt Nam rất được trân trọng” - Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh nói - “Sức sống, sức vươn lên của dân tộc là không thể phủ nhận”.

“Ông Vinh SOM”

Giữ vị trí đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Mỹ từ 2 năm nay, song ông Phạm Quang Vinh vẫn được các đồng nghiệp ở Bộ Ngoại giao yêu quý quen gọi là “ông Vinh SOM” - gắn với thời kỳ ông là Trưởng đoàn quan chức cấp cao (SOM) Việt Nam tại ASEAN từ 2007 - 2014, Trưởng SOM lâu nhất của Việt Nam. “Cái tên có lẽ bắt đầu từ thời kỳ trước khi  Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm 2010” - ông Vinh nhớ lại - Đó là giai đoạn chúng tôi lăn thân vào việc. Cái tên đó là ân tình của mọi người, nhưng cũng đi kèm với trách nhiệm lớn lao”.

Trưởng SOM trên thực tế là người chuẩn bị, hỗ trợ hoạt động của bộ trưởng ngoại giao và cấp cao, tư vấn các quyết sách của ASEAN, làm sao gắn bó được lợi ích quốc gia với lợi ích khu vực, giữ vững được cương thổ khu vực. Lúc đó, bản thân ASEAN đã có những biến đổi về chất để trở nên năng động và tích cực hơn trong một bối cảnh khu vực ngày càng phức tạp hơn, các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc tham gia nhiều hơn, khiến các trưởng SOM như ông Vinh thực sự “lăn thân vào việc”. Tên “Vinh SOM”  khiến ông Vinh thấy “dù danh hiệu là không chính thức nhưng cũng phải cố gắng giữ gìn danh hiệu”.

 Trở thành Thứ trưởng Ngoại giao năm 2011, ông Vinh vẫn đồng thời là Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam. Hơn 100 cuộc họp của ASEAN mỗi năm, có những cuộc kéo dài qua đêm tới 1-2 giờ sáng, 7 năm rưỡi làm Trưởng SOM ông Vinh chơi golf được có 2 -3 lần dù đây là sinh hoạt truyền thống của các nhà ngoại giao ASEAN. Ông Vinh hầu như thuộc lòng Hiến chương ASEAN, và giờ đây, khi Cộng đồng ASEAN đã hình thành, dù đã thay đổi vị trí công tác, ông Vinh vẫn nói về ASEAN một cách say sưa, mong mỏi từng người Việt Nam hãy hiểu mình là công dân ASEAN và những lợi ích của Cộng đồng ASEAN mang lại.

“Tổ quốc nhìn từ xa”

Trong 3 năm qua, quan hệ Việt - Mỹ đã diễn ra hai sự kiện biểu tượng nhất: Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ tháng 7.2015 và chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam tháng 5.2016. Đại sứ Phạm Quang Vinh nói rằng, quan hệ đối tác toàn diện của hai nước đã được triển khai sâu rộng với nguyên tắc chỉ đạo là tôn trọng thể chế chính trị của nhau, khác biệt thể chế không ngăn nổi hai nước là bạn. “Trong các cuộc gặp của tôi với phía Mỹ như với Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao, các bộ ngành, họ luôn nhắc tới các chuyến thăm” - ông nói - “Trong đó, chủ trương đối ngoại của Việt Nam, quá trình đổi mới, đặc biệt vị thế của Việt Nam rất được tôn trọng”.

Làm ngoại giao hơn 30 năm, ông Vinh nhớ như in những bài học từ thời Hiệp định Geneva, Hiệp định Paris đến Việt Nam của 3 thập kỷ đổi mới. “Nhìn lại, từ một Việt Nam thu nhập bình quân đầu người từ vài trăm USD tới giờ là vài ngìn USD, một Việt Nam có vai trò ở ASEAN và các tổ chức quốc tế khác, dám hội nhập mười mấy hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thế hệ mới, từ một Việt Nam manh nha sử dụng email những năm 1990 tới lúc 40% người dân Việt Nam sử dụng Internet và mạng xã hội bây giờ, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, với những sáng tạo của nhân loại là ngang ngửa” - ông Vinh nói.

Câu chuyện với nhà ngoại giao kỳ cựu cũng đề cập tới việc nhiều người đi ra thế giới, nhìn lại nhiều vấn đề trong nước không phải không có những trăn trở. Ông Vinh nói: “Đất nước chuyển mình, có cái tiến bộ, nhưng cũng có điều giữa kỳ vọng và cái mình đang thực hiện chưa được như mong muốn. Có nơi không hiểu hết mình, hãy kể câu chuyện của mình. Có điều được và chưa được, nhưng sức sống, sức vươn lên của dân tộc là không thể phủ nhận”.  Một công cuộc phát triển không chỉ có thành tích, mà còn rất nhiều điều phải vật lộn. “Tôi rất thích cụm từ “chính phủ kiến tạo” - chính phủ  cần kiến tạo ra môi trường chính sách, công cụ luật pháp, lấy người dân làm trung tâm, từ đó mỗi cá nhân thấy mình cũng phải làm gì đó, cũng phải soi lại chính mình”.

Ông Vinh nói, hãy nhìn ra ngoài, nhiều cá nhân đã làm rạng danh dân tộc mình dù họ từ một nước nhỏ. Như Sri Lanka đã có Phó Tổng Thư ký LHQ, Singapore đã có người soạn thảo Công ước Luật Biển LHQ... Những người của nước nhỏ tạo ra vị thế của nước mình, điều đó lớn lắm. Hãy nghĩ lại câu chuyện của cha ông trong khó khăn. Hãy nhớ lịch sử đất nước để mà tự hào, mấy lần dấu ấn tuyên ngôn độc lập, từ “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, “Bình ngô Đại cáo”... - vừa là vấn đề nội trị, vừa là đối ngoại. “Tôi luôn học những bài học từ lịch sử, từ các thế hệ đi trước, các đồng nghiệp rất nhiều” - Đại sứ nói.

Chuyện nghề, chuyện đời

Hỏi Đại sứ Phạm Quang Vinh, điều gì làm ông tự hào về sự nghiệp của mình, ông khiêm tốn bảo: “Có lẽ với tôi, nói là kỷ niệm thì đúng hơn là tự hào”. Ông bắt đầu công việc trong một gia đình không có ai làm trong ngành ngoại giao, từ “lúc là lứa sinh viên bắt đầu vào trường ngoại giao đúng năm giải phóng miền Nam 1975, tới lúc vào ngành công tác 5 - 10 năm thấy mình cái gì cũng thiếu, cũng kém, tới lúc bắt đầu chịu trách nhiệm nhất định với câu hỏi phải bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích người dân, lợi ích đất nước thế nào... “Có người nghĩ đó là điều to tát, nhưng điều đó thực tế trên từng câu chữ. Sự tự hào là ở đó. Nếu không bắt kịp sự trưởng thành của dân tộc, lòng tự hào của dân tộc, thì không thể làm tốt được”.

Không giống như những gì mọi người e ngại về nghề ngoại giao, với Đại sứ Phạm Quang Vinh, ngoại giao phải là nói thật, làm thật, chơi thật. Nếu phải nói dối thì đừng nói. Nếu làm, hãy nghĩ làm thế đã xứng đáng với đất nước, với người Việt Nam hay chưa. Nếu chơi, mà vẫn phân tâm bởi công việc, thì đừng chơi - ông giải thích.  Với ông, cả cuộc sống, cả nghề nghiệp, là hãy có giấc mơ to nhưng làm bằng những việc nhỏ; và hãy soi mọi việc bằng 2 điều: Tư duy tích cực và tư duy nghịch, luôn suy nghĩ một cách lạc quan, và hãy lật lại vấn đề xem mình giải quyết có đúng không. Quan niệm về cuộc sống, với ông, đúng một chữ tâm, có tâm với người, có tâm với nghề.

“Với câu hỏi phải bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích người dân, lợi ích đất nước thế nào... - có người nghĩ đó là điều to tát, nhưng điều đó thực tế trên từng câu chữ. Sự tự hào là ở đó. Nếu không bắt kịp sự trưởng thành của dân tộc, lòng tự hào của dân tộc, thì không thể làm tốt được”.

“Tôi rất thích cụm từ  “chính phủ kiến tạo” - chính phủ  cần kiến tạo ra môi trường chính sách, công cụ luật pháp, lấy người dân làm trung tâm, từ đó mỗi cá nhân thấy mình cũng phải làm gì đó, cũng phải soi lại chính mình”.

 

Mỹ Hằng
TIN LIÊN QUAN

Vì sao vi phạm nồng độ cồn vẫn ở mức cao dịp Tết Nguyên đán?

Minh Hạnh |

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, số vụ tai nạn giao thông và số người chết do tai nạn giao thông đều giảm. Tuy nhiên, phát hiện và xử lý vi phạm về nồng độ cồn tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Làm sao để các lễ hội truyền thống không bị biến chất?

Minh Ánh - Sơn Trần - Linh chi |

Ở nước ta, lễ hội không chỉ tái hiện những mô thức văn hóa cổ xưa mà qua đó còn thể hiện khát khao của con người hiện tại được tiếp nối và phát huy sức mạnh, sự toàn năng của thiên nhiên, thần linh, hay các anh hùng trong lịch sử. Tuy nhiên với sự phát triển hiện nay, ngày càng có nhiều lễ hội biến chất, không chỉ dừng lại ở dấu hiệu mà là thực tế đáng lo ngại.

Đức sẽ cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraina thế nào?

Khánh Minh |

Chính phủ Đức đã thay đổi quan điểm về việc chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 cho Ukraina.

Trở lại Hà Nội sau Tết Quý Mão, hành trang gói ghém của bạn trẻ có gì?

PHÙNG LINH |

“Mang thêm nữa đi con!” và rồi bánh chưng, giò lụa, nước ngọt, bánh kẹo, rau củ... được chất đầy trên hành trang của những người con rời quê về thành phố bắt đầu nhịp sống thường nhật sau Tết Nguyên đán.

Hết Tết, cha mẹ thông thái làm gì với lì xì của con?

Thúy Ngọc |

Mỗi gia đình lại có một cách ứng xử riêng với lì xì từ dùng để chi tiêu hàng ngày đến tiết kiệm, nhưng cha mẹ thông thái sẽ để con cái tự quyết.

Loạt ôtô điện mới từ bình dân tới hạng sang sắp ra mắt trong năm 2023

LÂM ANH |

Bên cạnh hàng loạt mẫu xe điện mới được chào hàng tại Việt Nam vào cuối năm 2022, hàng loạt mẫu xe ôtô mới gồm Audi A6 E-Tron, Kia EV9... là những chiếc ôtô chạy điện nổi bật hứa hẹn sẽ ra mắt thị trường ôtô trong năm 2023.

Những biện pháp đối phó với đạo chích khi du xuân, lễ chùa đầu năm

Quang Việt |

Những ngày sau Tết Nguyên đán, người dân có thói quen đi du xuân, lễ chùa, trẩy hội và đạo chích nhằm cơ hội này để móc túi, lấy tài sản.

NSƯT Chiều Xuân: Đôi khi xem ảnh cũ không nghĩ mình từng đẹp thế

Mi Lan |

NSƯT Chiều Xuân từng là mỹ nhân một thời của màn ảnh, chị nổi tiếng với nhiều bộ phim như: Người yêu đi lấy chồng, Mẹ chồng tôi...