Xét công nhận chức danh GS, PGS: Siết chặt quy định để không còn đối phó

HUYÊN NGUYỄN |

Số lượng giáo sư, phó giáo sư trong 3 năm trở lại đây đang giảm mạnh kể từ khi thực hiện quyết định 37/2018/QĐ-TTg. Nguyên nhân của sự sụt giảm là các quy định ngày càng siết chặt hơn về chất lượng của các ứng viên. Tuy nhiên, số lượng công bố khoa học vẫn đang là vấn đề nhức nhối cần giải quyết trong mỗi đợt xét công nhận.

Số lượng giảm do quy định chặt chẽ

Hội đồng GS Nhà nước đã tổ chức phiên họp để xét các ứng viên GS, PGS năm 2021 đã được hội đồng GS ngành, liên ngành đề xuất.

Theo đó, hội đồng đã bỏ phiếu tín nhiệm 415 ứng viên trong đó có 43 ứng viên GS và 372 ứng viên PGS. Kết quả có 405 ứng viên đạt chuẩn GS, PGS năm 2021. Trong số này có 42 ứng viên GS và 363 ứng viên PGS.

Như vậy, trong 3 năm trở lại đây, số lượng GS, PGS đang giảm mạnh, nhất là sau “chuyến tàu vét” mang số hiệu 174. Điểm lại quá trình có thể thấy, năm 2015, hội đồng đã công nhận 52 GS và 470 PGS đạt tiêu chuẩn chức danh. Đến năm 2016, cả nước có 64 người đạt tiêu chuẩn GS, 638 người đạt tiêu chuẩn PGS tăng hơn so với năm 2015.

Đáng chú ý, năm 2017, là đợt xét công nhận đầy tai tiếng nhất trong lịch sử xét GS, PGS của Việt Nam, được gọi là “chuyến tàu vét” mang số hiệu 174. Số ứng viên nộp hồ sơ là 1.537, trong đó có 151 ứng viên GS và 1.386 ứng viên PGS.

Hội đồng GS Nhà nước cho biết, số ứng viên tăng là do ngày hết hạn nộp hồ sơ muộn hơn gần 6 tháng so với năm 2016 và đây là năm cuối xét theo quy định hiện hành trước khi có sự thay đổi về tiêu chuẩn chức danh.

Đến năm 2018, Hội đồng GS Nhà nước đã quyết định triển khai đợt xét tuyển đầu tiên theo Quyết định 37/2018/QĐ - TTg vào đầu năm 2019. Như vậy, năm 2018 không xét công nhận tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2018.

Năm 2019, năm đầu tiên thực hiện xét GS, PGS theo quyết định mới thì số lượng giáo sư, phó giáo sư giảm mạnh. Cả nước có 73 nhà giáo đạt tiêu chuẩn GS và 349 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh PGS.

Năm 2020, cả số lượng đăng ký lẫn số lượng được công nhận cũng giảm mạnh, số ứng viên được công nhận là 39 GS và 300 PGS.

Số lượng này giảm mạnh hầu hết do yêu cầu các ứng viên phải có đủ số lượng công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI, Scopus.

Cần những quy định phù hợp

Tuy đã siết chặt các quy định nhưng mỗi kỳ xét đều xuất hiện rất nhiều ứng viên bị tố về sự liêm chính khoa học, trong đó có hiện tượng mua bán các bài báo công bố quốc tế.

Trao đổi với Lao Động về 3 đợt xét công nhận chức danh GS, PGS gần đây, GS-TS Đặng Vạn Phước - Chủ tịch Hội đồng GS ngành Y - cho hay, năm 2021 là năm thứ 3 áp dụng quyết định 37. Điều này đã đem lại nhiều hướng mới, nâng cao chất lượng của các học hàm, đồng thời hướng tới mục tiêu hội nhập, dần dần có sự tiếp cận nền khoa học thế giới.

Ông cho rằng, hướng này lúc đầu sẽ có trục trặc, khó khăn bởi khi có quy định mới sẽ xảy ra hiện tượng đối phó. Tuy nhiên, dần dần, các hội đồng sẽ có cách khắc phục tình trạng này.

Ông Phước cho hay, năm nay, tất cả các ứng viên GS, PGS ngành Y mà Hội đồng GS ngành này đã đề xuất đều được thông qua, các ứng viên ngành Y không bị phản biện về đăng tải các bài báo khoa học trên các tạp chí săn mồi, tạp chí không chính thống do ngay từ đầu, hội đồng ngành đã có một bộ phận đặc biệt, nghiên cứu xem xét rất kỹ vấn đề này. Trong quá trình xét duyệt, nếu ứng viên nào có công bố trên những tạp chí này sẽ bị loại ra.

Tuy nhiên, GS Phước cũng chỉ ra vấn đề của năm nay là trong quá trình xét duyệt hồ sơ có khoảng 4-5 ứng viên khai các bài đăng báo quốc tế trong những năm cuối khá nhiều.

“Trong 3 năm gần đây mà có hàng chục bài báo khoa học, đặc biệt lại trong ngành Y thì tạo nên cảm giác “không thuyết phục”. Hội đồng Giáo sư Ngành Y đã yêu cầu các ứng viên này giải trình” - ông Phước chia sẻ. Lý do được đưa ra chủ yếu do ứng viên giữ nhiều vị trí công tác tại bệnh viện, trường học, đi thỉnh giảng tại nhiều nơi nên mỗi vị trí đó đều có nghiên cứu, luận án, luận văn… dẫn đến số lượng bài báo khoa học sẽ nhiều lên. Sau đó, Hội đồng GS ngành Y xem xét và thấy rằng, “chấp nhận được”, đến vòng xét của Hội đồng GS Nhà nước cũng không vấn đề gì.

“Những tạp chí săn mồi, tạp chí không uy tín nếu mình chủ động báo hiệu sớm cho các ứng viên thì dần dần họ sẽ không vướng vào các tạp chí không uy tín nữa” - GS Phước nhận định.

Đánh giá về việc xét GS, PGS năm nay, GS Đặng Vạn Phước cho hay từ việc chuẩn bị đến xét duyệt đều làm kỹ. Việc phối hợp giữa Hội đồng Giáo sư Nhà nước với Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành khá tốt. Do vậy những thông tin qua lại, vướng mắc đều được chỉ đạo và làm rất tốt.

GS Đặng Vạn Phước cũng thông tin, để chuẩn bị cho đợt xét GS, PGS năm 2022, ngành Y sẽ những đề xuất mới. Bởi những yếu tố như hoà nhập, quốc tế, chất lượng các bài báo, nghiêm khắc với gian lận, các hội đồng sẽ siết chặt để đi vào quỹ đạo.

Bên cạnh việc siết chặt các quy định chung thì theo GS Phước, không thể đồng nhất giữa ngành này và ngành khác. Ngay cả trong ngành Y có những chuyên ngành công bố quốc tế tương đối thuận lợi như Y tế công cộng, nhưng có những chuyên ngành công bố quốc tế rất khó như Tâm thần, Lao… Hay những ứng viên trong ngành Y công tác ở các bệnh viện, viện nghiên cứu, các bệnh viện tỉnh, tuyến cơ sở thì khả năng công bố cũng khác nhau. Do vậy những ngành, chuyên ngành khó dần dần sẽ không có ứng viên, dẫn tới chuyện không có PGS, GS thì không thể có lớp kế cận.

Ông Phước nhấn mạnh, trong thời gian tới cần điều chỉnh thêm các quy định cho phù hợp với thực tế hơn để vừa bắt được xu hướng hội nhập, vừa đảm bảo chất lượng và tìm cách để “lượng giá” được tầm ảnh hưởng của các GS, PGS đối với ngành của mình.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Điện Biên lần đầu tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng 9.3, tỉnh Điện Biên lần đầu tiên tổ chức kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý. Bí thư Điện Biên - ông Nguyễn Văn Thắng, trực tiếp làm Chủ tịch hội đồng.

Bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giảng viên theo từng hạng

Bích Hà |

Từ ngày 19.4 tới đây, giảng viên sẽ chỉ cần có một chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm và xếp lương.

Yêu cầu rà soát lại toàn bộ hồ sơ sau lùm xùm xét chức danh GS, PGS

Tường Vân |

Sau loạt lùm xùm liên quan đến xét chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS), Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước đề nghị các Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến ứng viên.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Điện Biên lần đầu tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng 9.3, tỉnh Điện Biên lần đầu tiên tổ chức kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý. Bí thư Điện Biên - ông Nguyễn Văn Thắng, trực tiếp làm Chủ tịch hội đồng.

Bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giảng viên theo từng hạng

Bích Hà |

Từ ngày 19.4 tới đây, giảng viên sẽ chỉ cần có một chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm và xếp lương.

Yêu cầu rà soát lại toàn bộ hồ sơ sau lùm xùm xét chức danh GS, PGS

Tường Vân |

Sau loạt lùm xùm liên quan đến xét chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS), Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước đề nghị các Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến ứng viên.