Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất ở tuổi 33

Trang Hà |

36 ứng viên giáo sư (GS) và 358 ứng viên phó giáo sư (PGS) năm 2022 vừa được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận tại Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Ngành Kinh tế dẫn đầu số lượng ứng viên năm nay.

Ứng viên nhiều tuổi nhất và ít tuổi nhất

Không tính ngành Khoa học Quân sự và Khoa học An ninh (do không công khai thông tin), ứng viên GS lớn tuổi nhất là Nguyễn Văn Chính sinh 28.10.1956, ngành Sử học, hiện công tác tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ứng viên GS trẻ tuổi nhất là Nguyễn Ngọc Minh, sinh ngày 5.1.1979, ngành Khoa học Trái đất, hiện công tác tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngoài ra, có 2 ứng viên cũng sinh năm 1979 là Chu Mạnh Hoàng, sinh ngày 13.7.1979, ngành Vật lý, hiện công tác Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; ứng viên Lê Văn Cảnh, sinh ngày 11.11.1979, ngành Cơ học hiện công tác tại Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TPHCM.

Ứng viên Phó giáo sư nhiều tuổi nhất là Trần Tấn Tài, sinh 5.1.1962, ngành Y học, hiện đang công tác tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.

Ứng viên trẻ nhất là Hoàng Thanh Tùng, sinh ngày 26.3.1989, ngành Sinh học, hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Ngoài ra, còn 2 ứng viên sinh năm 1989 là Phạm Minh Quân sinh ngày 5.4.1989, ngành Hóa học, hiện công tác tại Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; ứng viên Đoàn Văn Trường sinh 14.4.1989, ngành Xã hội học, hiện công tác tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Ứng viên giáo sư
Ứng viên giáo sư lớn tuổi nhất là ngành Sử học. Ảnh: LĐO

Ngành có số lượng ứng viên cao nhất

Ngành Kinh tế dẫn đầu số lượng ứng viên năm nay khi có 48 ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét tại Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Trong đó có 3 ứng viên giáo sư, 45 ứng viên phó giáo sư.

Ngành không có ứng viên nào

Năm nay, ngành Tâm lý học chỉ có một ứng viên phó giáo sư do hội đồng cơ sở đề xuất, nhưng không được thông qua. Do đó, đây là ngành duy nhất không có ứng viên nào vào vòng cuối của năm nay.

Tổng số ngành có ứng viên được xét công nhận giáo sư, phó giáo sư vì thế giảm từ 26 xuống 25.

Các ngành không công khai ứng viên

Hai ngành Khoa học An ninh và Khoa học Quân sự không công khai ứng viên ở các vòng xét cũng như thông tin trên website của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

Theo quy trình xét công nhận giáo sư, phó giáo sư, các đại học thành lập hội đồng cơ sở để thẩm định hồ sơ, nghe ứng viên trình bày báo cáo khoa học tổng quan, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ và kiểm tra năng lực ngoại ngữ. Sau khi thông qua danh sách ứng viên đủ điều kiện, hội đồng cơ sở gửi danh sách lên Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ giao cho Hội đồng ngành, liên ngành thẩm định trước khi xem xét và thông qua danh sách đạt tiêu chuẩn. Thông thường, danh sách giáo sư, phó giáo sư sẽ được công bố vào tháng 11-12 hàng năm.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Ứng viên 29 tuổi thi tuyển chức danh phó hiệu trưởng tại TPHCM

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Trong danh sách 14 ứng viên nộp hồ sơ thi tuyển chức danh phó hiệu trưởng của 3 trường THPT ở ngoại thành thì có 2 người không đủ điều kiện vì chưa đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị. Đáng chú ý, trong danh sách này có nhiều ứng viên trẻ tuổi, sinh những năm 1990.

Xét công nhận tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư: 86 ứng viên bị loại

Phan Liên |

Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành mới công bố danh sách 356 ứng viên đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực

Phạm Đông |

Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 đặt mục tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Ứng viên 29 tuổi thi tuyển chức danh phó hiệu trưởng tại TPHCM

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Trong danh sách 14 ứng viên nộp hồ sơ thi tuyển chức danh phó hiệu trưởng của 3 trường THPT ở ngoại thành thì có 2 người không đủ điều kiện vì chưa đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị. Đáng chú ý, trong danh sách này có nhiều ứng viên trẻ tuổi, sinh những năm 1990.

Xét công nhận tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư: 86 ứng viên bị loại

Phan Liên |

Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành mới công bố danh sách 356 ứng viên đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực

Phạm Đông |

Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 đặt mục tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.