Quy trình đánh giá học sinh còn cứng nhắc, giáo viên mỏi tay viết nhận xét

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT) quy định giáo viên phải nhận xét học sinh bằng điểm số, nhận xét (ngoại trừ môn Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật). Điều này gây áp lực rất lớn lên giáo viên.

Năm học 2021-2022 sắp bước vào giai đoạn kết thúc với vô số công việc giáo viên phải hoàn thành: Ôn tập, kiểm tra, chấm bài, nhập điểm, nhật xét… Tuy là công việc thường xuyên nhưng vẫn còn một số thầy cô thắc mắc về quy định giáo viên phải nhận xét học sinh bằng điểm số, nhận xét (trừ môn Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật).

Theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT áp dụng đối với lớp 6 trong năm học 2021-2022, việc nhận xét, đánh giá học sinh, có thể dùng lời nói hoặc viết. Giáo viên không phải vất vả vì nhận xét, đánh giá học sinh. Quy định này là điều nhiều thầy cô rất hoan nghênh.

Ngược lại theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT) áp dụng đối với học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trong năm học 2021-2022, giáo viên lại phải ghi quá nhiều nhận xét đối với học sinh bên cạnh đánh giá bằng điểm số.

Cụ thể sau khi kết thúc học kỳ 1 rồi học kỳ 2 và cả năm, thầy cô bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện hai yêu cầu đối với từng học sinh:

- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập môn học, hoạt động giáo dục quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.

- Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với môn học quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.

Hiện nay, một giáo viên có thể dạy hàng chục lớp, mỗi lớp 40 học sinh, tổng cộng dạy hàng trăm học sinh trong một học kỳ. Việc ghi nhận xét, đánh giá từng em sau mỗi học kỳ thật vô cùng vất vả, không cần thiết bởi các lý do sau:

Thứ nhất, giáo viên không thể theo dõi và nhớ từng ấy học sinh mình dạy để nhận xét cho chính xác được. Chưa kể, khi chấm bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ thầy cô đã có ghi điểm và nhận xét trực tiếp vào bài làm của học sinh rồi.

Thứ hai, thầy cô dễ nhầm lẫn giữa em này với em khác rồi dẫn đến ghi trùng lời nhận xét vì quá nhiều học sinh, mỗi học sinh được hai mươi sáu lần đánh giá bằng nhận xét (13 môn học) trong một năn học, chưa kể đánh giá nhận xét cuối năm của giáo viên chủ nhiệm.

Trong một năm học, mỗi học sinh được 26 lần đánh giá bằng nhận xét (13 môn học và hai lần cuối kỳ) và giáo viên phải ghi hơn 800 nhận xét có cần thiết không? Đồng ý việc đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số là đánh giá được toàn diện học sinh hơn về năng lực và phẩm chất, tuy nhiên có quá nhiều đánh giá nhận xét như nói trên là sự dàn trải không tập trung trong đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh dẫn đến sẽ có thể thiếu chính xác lãng phí không ít thời gian của thầy cô.

Bên cạnh đó, do phải viết quá nhiều nhận xét như nói trên nên thầy cô chỉ nhận xét có tính chung chung và trùng lặp: Học được; có cố gắng; hoàn thành tốt… mà không có ý nghĩa về đánh giá phẩm chất năng lực của học sinh theo mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thầy cô cho rằng, đó chỉ là hình thức không thiết thực, tốn thời gian thêm áp lực cần thay đổi.

Để việc nhận xét có hiệu quả giáo dục học sinh thiết thực, nên chăng giao việc đánh giá bằng nhận xét cho giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện có phối hợp với giáo viên bộ môn.

Chẳng hạn, chỉ cần sử dụng phần mềm Vnedu, giáo viên bộ môn vào điểm và giáo viên chủ nhiệm sẽ nhận xét từng em một cách ngắn gọn sau khi đã trao đổi cụ thể với giáo viên bộ môn. Lúc này, một giáo viên chủ nhiệm cũng chỉ phải nhận xét nhiều nhất từ 40 đến 45 học sinh/lớp và việc đánh giá học sinh sẽ đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

Rất mong có hướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này để thầy cô không cần phải suy nghĩ "nát óc" ghi hàng trăm nhận xét trong sổ theo dõi, đánh giá học sinh và lại phải nhập nhận xét vào sổ điểm điện tử (Vnedu) cho các học sinh như hiện nay.

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
TIN LIÊN QUAN

Đối tượng nào được đăng kí thi vào lớp 10 Hà Nội không theo hộ khẩu?

Tường Vân |

Hà Nội - Học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú được phép đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10.

Xét tuyển đại học bằng kỳ thi đánh giá năng lực có đảm bảo công bằng?

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh năm 2022, nhiều trường đại học có xu hướng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng nhằm gia tăng cơ hội cho thí sinh cũng như nâng cao chất lượng đầu vào.

Nhà trường cần chuẩn bị gì để học sinh vào lớp 10?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ làm việc với Sở GDĐT Hà Nội nhưng cũng là chỉ đạo chung với các sở giáo dục và đào tạo trên cả nước, một số nội dung liên quan tới chuẩn bị triển khai dạy học lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thứ trưởng yêu cầu các trường THCS lấy phiếu khảo sát nhu cầu học sinh chọn môn theo chương trình lớp 10 mới, hoàn thành vào cuối tháng 4.2022.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Đối tượng nào được đăng kí thi vào lớp 10 Hà Nội không theo hộ khẩu?

Tường Vân |

Hà Nội - Học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú được phép đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10.

Xét tuyển đại học bằng kỳ thi đánh giá năng lực có đảm bảo công bằng?

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh năm 2022, nhiều trường đại học có xu hướng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng nhằm gia tăng cơ hội cho thí sinh cũng như nâng cao chất lượng đầu vào.

Nhà trường cần chuẩn bị gì để học sinh vào lớp 10?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ làm việc với Sở GDĐT Hà Nội nhưng cũng là chỉ đạo chung với các sở giáo dục và đào tạo trên cả nước, một số nội dung liên quan tới chuẩn bị triển khai dạy học lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thứ trưởng yêu cầu các trường THCS lấy phiếu khảo sát nhu cầu học sinh chọn môn theo chương trình lớp 10 mới, hoàn thành vào cuối tháng 4.2022.