Nhiều học sinh nói tục chửi thề để thể hiện đẳng cấp

Trà My |

Không chỉ học sinh THCS, THPT, đến cả nhiều học sinh tiểu học cũng tập tành nói bậy. Nhiều em còn hiểu lệch lạc khi cho rằng, việc nói bậy, chửi thề thể hiện như vậy là đẳng cấp.

Nói bậy để thể hiện đẳng cấp

Dạo quanh các khu vực cổng trường học, các địa điểm học sinh thường lui tới, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô cậu học trò ngang nhiên nói bậy, chửi tục.

Đáng nói, không chỉ học sinh bậc THCS, THPT mà ngay cả các em học sinh tiểu học cũng "vô tư" nói bậy, nói tục.

Khi được hỏi lý do vì sao lại nói bậy, em Huyền Trang, học sinh tại một trường tiểu học ở Quảng Ninh cho biết: "Em học theo các bạn trong lớp rồi cũng thành quen. Nếu em không nói thì các bạn xa lánh, cô lập vì không cùng đẳng cấp. Ban đầu em rất ngượng khi nói những từ ấy nhưng giờ thành quen".

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, em Trần Hoàng Xuân Phúc - học sinh lớp 10 tại Hà Nội tỏ ra vô cùng bức xúc vì mỗi ngày, em đều phải nghe rất nhiều những lời nói không hay từ bạn bè cùng trang lứa. Phúc cho rằng, tình trạng này cần lên án mạnh mẽ bởi lời ăn tiếng nói phải có chuẩn mực, nhất là với lứa tuổi học sinh.

"Ở trong trường hay ra ngoài đường em đều bắt gặp các bạn nói tục, chửi thề. Thậm chí các bạn dùng âm lượng lớn để nói khiến người khác khó chịu. Em nghĩ việc các bạn sử dụng những từ ngữ kệch cỡm, thô lỗ ấy vì thích thể hiện bản thân, để tỏ ra dân "anh chị" cho người khác sợ" - Xuân Phúc nêu quan điểm.

Càng ngày, hiện tượng nói tục chửi thề lại trở thành một trào lưu được các em học sinh tiếp thu và truyền bá rất nhanh. Khi trên mạng xuất hiện một câu nói của người nổi tiếng, thần tượng giới trẻ... thì ngay lập tức các em sẽ ghi nhớ và thuần thục nói theo.

Thường xuyên học tập và giải trí trên không gian mạng, em Nguyễn Mạnh Tài, học sinh lớp 10, Trường THPT Ngô Quyền (Hoà Bình) cho biết, quá trình sử dụng, em luôn phải chọn lọc thông tin để tránh việc tiếp xúc, học hỏi theo những bài viết hay lời nói chứa từ ngữ phản cảm, độc hại.

"Tiếp xúc nhiều với Internet em nhận ra có nhiều luồng văn hoá ở đó. Trong số đó là việc phát ngôn của những người mà các bạn tự ngộ nhận là thần tượng của mình. Em nghĩ rằng nên tiết chế lại các từ ngữ thiếu văn hoá, tuyệt đối không để bản thân bị ảnh hưởng, bởi nói bậy nhiều sẽ thành quen” - nam sinh nói.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Trước hiện tượng học sinh ngang nhiên nói bậy, chửi tục đến kinh hoàng, thầy Lê Xuân Việt, giáo viên bậc THPT tại Lai Châu vô cùng băn khoăn và bày tỏ sự lo ngại bởi theo thầy Việt, đây là hiện tượng của sự xuống cấp đạo đức trầm trọng.

“Không thể chấp nhận một học sinh khi đến trường thoải mái nói năng bừa bãi. Việc này cần phải quán triệt. Nhà trường có chức năng giáo dục các em khi tới lớp nhưng bên cạnh đó, phụ huynh phải có trách nhiệm nhắc nhở và quản lí các em. Trước hết, gia đình phải làm gương sáng để học sinh noi theo" - thầy Việt đề xuất.

Từng dìu dắt nhiều thế hệ học trò trường thành, cô Nguyễn Thị Thắm, giáo viên Trường Tiểu học Đinh Xá (Hà Nam) cho rằng, giáo viên cần nghiêm khắc với học sinh của mình trong quá trình giáo dục các em về cách ứng xử và lời ăn tiếng nói sao cho đúng với thuần phong mĩ tục.

Cô Thắm đặc biệt nhấn mạnh, ở bậc tiểu học, các em bắt đầu hình thành tính cách. Do đó, quá trình giáo viên rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho các em phải chỉn chu và uốn nắn từng li một.

“Ở lứa tuổi này, các em chưa có nhiều ý thức trong việc sử dụng ngôn từ chuẩn mực, đa số là bắt chước theo người lớn nói. Vì thế, bản thân tôi luôn có hình thức thưởng, phạt các em rõ ràng. Học sinh nào vi phạm sẽ bị nhắc nhở và phải nói lời xin lỗi”- cô Thắm tâm sự.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Trẻ mầm non đến trường phải đóng bảo hiểm và đủ loại tiền học thêm

Tường Vân |

Trong danh mục các khoản dự kiến thu trong năm học 2022-2023 của Trường Mầm non Vạn Thái (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) xuất hiện nhiều khoản thu lạ như: tiền làm thẻ đưa đón học sinh, tiền bảo hiểm toàn diện học sinh, tiền học ngoại khóa tiếng Anh, tiền học kỹ năng sống,...

Một học sinh lớp 9 ở Hà Nội bị bạn đánh chấn thương sọ não

Tường Vân |

Trong giờ ra chơi, một học sinh lớp 9 trường THCS Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội) bị bạn học đánh chấn thương sọ não.

Hà Nội cấm nói tục, dắt thả vật nuôi ở phố đi bộ Hồ Gươm

Nguyễn Hà |

Hà Nội yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia phố đi bộ Hồ Gươm có thái độ ứng xử văn hóa; trang phục lịch sự; không có những hành vi, lời nói thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hoá, không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.