“Nếu chọn lại, em nhất định không thi học sinh giỏi”

Thanh Hồng - Tường Vân |

Nhớ về quãng thời gian mất ăn, mất ngủ để ôn luyện, giành giật “tấm vé” vào đội tuyển thi “học sinh giỏi” (HSG), rất nhiều học sinh bày tỏ sự hối hận vì cái mác HSG không đem lại niềm vui, sự tự hào mà trở thành nỗi ám ảnh tâm lí không bao giờ xóa được.

Nỗi ám ảnh mang tên “Học sinh giỏi”

Dù đã 12 năm trôi qua, nhưng cứ mỗi lần nhớ lại quãng thời gian ôn thi HSG quốc gia năm xưa, Lê Thu Trang - cựu học sinh Chuyên Vật lý trường THPT Chuyên Lam Sơn ( Thanh Hoá) không khỏi rùng mình, ám ảnh.

Thời điểm đấy, kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học được tách riêng biệt. Kết thúc kỳ thi HSG quốc gia, Thu Trang vội vã lao đầu vào ôn luyện, chuẩn bị cho 2 kỳ thi quan trọng. Trong 6 môn thi tốt nghiệp, cô mất gốc tới 5 môn học.

“Thi thử tốt nghiệp điểm của mình thấp nên thực sự rất ám ảnh, căng thẳng cực độ. Sợ nhất là mang tiếng đi thi HSG quốc gia, là học sinh trường chuyên mà trượt tốt nghiệp. Mà đã trượt tốt nghiệp thì coi như cánh cửa đại học cũng khép lại” – Thu Trang chia sẻ.

 
Lê Thu Trang- cựu học sinh Chuyên Vật lý trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hoá) cảm thấy hối hận khi năm xưa chỉ tập trung ôn luyện thi đội tuyển học sinh giỏi quốc gia.

Dù đã tốt nghiệp đại học và có công việc ổn định nhưng quãng thời gian ôn thi HSG, thi đại học luôn là nỗi ám ảnh tột cùng đối với Thu Trang.

“Thi đại học xong, mình nhận ra bị rối loạn nhịp sinh hoạt, đau dạ dày, mất ngủ triền miên... Nếu được lựa chọn lại, mình sẽ chọn học đều chứ không chỉ tập trung cho môn thi HSG” – Trang bày tỏ.

Từng miệt mài ôn luyện, trải qua bao căng thẳng, áp lực đến ngột thở để giành giật “tấm vé” vào đội tuyển thi HSG quốc gia nhưng khi nhìn lại quãng thời gian ấy, Lê Ngọc Mai - cựu học sinh Chuyên Sinh trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hoá) cảm thấy hối hận và nuối tiếc.

“Em đi thi không có giải, vội lao đầu vào ôn thi đại học. Cái giá của việc thi HSG là học lệch, mà đã lệch rồi thì rất khó để nắn lại. Em vẫn nhớ như in ngày thi môn Toán của kỳ thi đại học, em cố làm bài trong trạng thái thấp thỏm lo âu. Phần vì căng thẳng, áp lực, phần là do mất gốc. Kết quả, em chỉ đạt 19.5 điểm khối B và mất cơ hội vào các trường đại học Y Dược” – Ngọc Mai bùi ngùi kể lại.

Tuổi 18, lần đầu đối diện với thất bại, điều khiến Ngọc Mai ám ảnh hơn hết là nỗi xấu hổ với thầy cô, bạn bè cùng trang lứa, sự cắn rứt khi bố mẹ mang tiếng có con đi thi HSG Quốc gia nhưng trượt đại học.

“May mắn, thời điểm ấy, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần, động viên em ôn thi lại. Năm sau, em đã đỗ Trường Đại học Y Thái Bình. Đáng lẽ ra khi ấy, em không nên lựa chọn con đường ôn thi HSG sẽ không bị chậm lại 1 năm so với bạn bè cùng trang lứa” – Mai chia sẻ

Thanh Hồng - Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

"Em sợ làm một học sinh giỏi vì quá nhiều áp lực"

Lê Thanh Phong |

Đó là câu nói của em Nguyễn Lê Thùy Linh (sinh năm 2005), một học sinh giỏi bị chính cái danh hiệu đó khiến em cảm thấy mệt mỏi và hối hận.

Nên bỏ ngay kỳ thi học sinh giỏi

Thiều Trang - Tường Vân |

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều nơi chạy theo thành tích trong thi cử, trong đó chạy đua theo kỳ thi học sinh giỏi là minh chứng điển hình. Vì vậy, nên bỏ kỳ thi học sinh giỏi các cấp để tránh “di căn” sang chương trình giáo dục mới đang triển khai hiện nay.

Nặng gánh "khoán" chỉ tiêu, giáo viên mệt mỏi vì luyện thi học sinh giỏi

Thiều Trang - Tường Vân |

Hiện nay, nhiều giáo viên không còn mặn mà với việc luyện thi học sinh giỏi, thậm chí công việc này trở thành áp lực và gánh nặng dai dẳng.

Ô nhiễm khi sống cạnh trạm xử lý rác thải sân bay Nội Bài

Hiếu Anh - Tường Vân |

Theo phản ánh của người dân sống quanh trạm xử lý rác thải sân bay Nội Bài, khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bèo, lúa thậm chí đến cả đỉa cũng không sống nổi.

Lý do bất ngờ khiến tỉ lệ sinh con ở Nhật Bản giảm

Khánh Minh |

Một chính trị gia người Nhật Bản cho rằng tỉ lệ kết hôn và sinh con ở quốc gia này giảm mạnh không phải do chi phí cao sau khi lập gia đình, mà do giới trẻ thiếu khả năng “lãng mạn”.

Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên: Vị tướng tài ba của đường Trường Sơn huyền thoại

Đại tá, nhà báo ĐỖ PHÚ THỌ |

Hiếm có vị tướng nào của quân đội ta đảm nhiệm nhiều trọng trách như Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Tư lệnh Quân khu Thủ đô, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đặc phái viên của Chính phủ… Thế nhưng, tên tuổi của vị tướng tài ba này luôn gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại…

Tranh chấp tên gọi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam: Unicorp khẳng định không sai

ĐÔNG DU |

Đại diện của Unicorp cho biết, việc ký kết với Miss Universe không bao gồm tên gọi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Chính vì thế, họ cho rằng, việc tổ chức Miss Universe yêu cầu công ty phải chấm dứt việc dùng tên gọi này là sai.

Huấn luyện viên Australia: Tôi muốn phá lối chơi của U20 Việt Nam

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Morgan của U20 Australia tự tin sẽ hoá giải lối chơi của U20 Việt Nam trong trận ra quân vòng chung kết U20 Châu Á 2023.

"Em sợ làm một học sinh giỏi vì quá nhiều áp lực"

Lê Thanh Phong |

Đó là câu nói của em Nguyễn Lê Thùy Linh (sinh năm 2005), một học sinh giỏi bị chính cái danh hiệu đó khiến em cảm thấy mệt mỏi và hối hận.

Nên bỏ ngay kỳ thi học sinh giỏi

Thiều Trang - Tường Vân |

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều nơi chạy theo thành tích trong thi cử, trong đó chạy đua theo kỳ thi học sinh giỏi là minh chứng điển hình. Vì vậy, nên bỏ kỳ thi học sinh giỏi các cấp để tránh “di căn” sang chương trình giáo dục mới đang triển khai hiện nay.

Nặng gánh "khoán" chỉ tiêu, giáo viên mệt mỏi vì luyện thi học sinh giỏi

Thiều Trang - Tường Vân |

Hiện nay, nhiều giáo viên không còn mặn mà với việc luyện thi học sinh giỏi, thậm chí công việc này trở thành áp lực và gánh nặng dai dẳng.