Mẹo đạt điểm cao môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thùy Dương |

Cô Quan Thị Vân - giáo viên Trường THPT Chiêm Hóa (Tuyên Quang) sẽ chia sẻ những bí kịp giúp các em học sinh ôn thi hiệu quả, đạt điểm cao môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Lập kế hoạch ôn thi

Theo cô Quan Thị Vân, lịch sử là một môn học đòi hỏi tư duy cao nên không chỉ học thuộc kiến thức, chăm chỉ giải đề mà cần có phương pháp học tập phù hợp mới đem lại hiệu quả cao. Để làm được điều này, các em học sinh cần căn cứ vào đặc điểm và khả năng nhận thức của mình để tự tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất.

"Trong giai đoạn nước rút, các em cần lập kế hoạch cá nhân, phân bổ thời gian hợp lí cho từng chuyên đề ôn tập. Ngoài tài liệu trắc nghiệm do giáo viên cung cấp học sinh tự luyện đề qua các kênh ôn tập có độ tin cậy cao để làm quen với nhiều dạng đề, tăng kĩ năng làm bài" - cô Vân nói.

Với nhiều năm kinh nghiệm ôn thi, cô Vân cũng chỉ ra những sai lầm thường mắc phải trong quá trình thí sinh làm bài thi môn Lịch sử như coi việc luyện đề là quan trọng nhất, vội vàng luyện đề, trong khi kiến thức trọng tâm chưa nắm được; học tủ, học vẹt một số sự kiện; chỉ trú trọng học câu chữ mà không học nội dung, bản chất của kiến thức; chỉ học nội dung trong sách giáo khoa, chưa khai thác các kênh học khác,...

Xác định keyword

Ngoài việc nắm vững kiến thức trọng tâm và rèn các kĩ năng làm bài, cô Vân cho rằng, làm bài theo mẹo cũng là một cách nên khuyến khích vận dụng.

Đầu tiên, thí sinh cần tìm keyword (từ khóa) trong đề thi để xác định nội dung trọng tâm câu hỏi. Sao đó, cần đọc kĩ đề, tìm ra phương án trả lời nhanh và đúng nhất. Thí sinh chú ý, không tập trung quá nhiều thời gian vào câu khó, câu dễ làm trước, câu khó làm sau.

"Các em cần biết cách loại trừ phương án sai đối với những câu không nhớ chính xác phương án trả lời. Thay vì tìm phương án đúng, các em có thể tìm phương án sai để loại trừ càng nhiều phương án càng tốt, đến khi nhận thấy phương án khả thi nhất thì lựa chọn đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm" - cô Vân chia sẻ. 

Ngoài ra, để đạt được điểm cao trong môn Lịch sử, thí sinh cần biết cách phân biệt một số dạng câu hỏi thường gặp sau để trên cơ sở đó có các phương án trả lời cho từng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Cụ thể, đề thi sẽ có 6 dạng câu hỏi như sau: Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án trả lời đúng; dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất; dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu bằng hình thức điền vào ô trông những kiến thức đúng; dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải kết nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự lôgic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo cách: sự kiện nào có trước, có sau, sự kiện nào quyết định sự kiện nào, sự kiện nào là nguyên nhân, sự kiện nào là hệ quả....; dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản, dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải lựa chọn ý phủ định khi câu hỏi cố tình sai buộc thí sinh nêu quan điểm khoa học trước các câu hỏi như vậy.

Sau khi đã xác định được các dạng câu hỏi, thí sinh tiến hành đọc tất cả các câu hỏi và đáp án có trong đề thi, từ đó xác định các câu hỏi dễ để trả lời trước, không cần theo thứ tự.

Trong quá trình làm bài cần đọc kĩ đề, xác định (gạch chân) từ khóa trong đề để hiểu rõ yêu cầu của đề. Đây là khâu hết sức quan trọng để các em không bị lạc đề trong quá trình làm bài.

Đối với những câu hỏi thí sinh không nắm chắc hoàn toàn kiến thức thì có thể thực hiện phương án loại trừ như phần trên đã nói.

"Lịch sử là môn nổi tiếng với nhiều mốc thời gian và sự kiện, nhiều con số. Nhưng không phải là không có cách để nhớ những mốc sự kiện đó. Nếu các bạn xây dựng được cách học thì việc đạt được điểm cao môn Lịch sử sẽ không còn là mối lo" - cô Vân nhắn nhủ tới các thí sinh. 

Thùy Dương
TIN LIÊN QUAN

Dạy nội dung giáo dục địa phương gắn với di tích lịch sử văn hóa

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Nội dung giáo dục địa phương là một trong những môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tranh cãi Lịch sử trở thành môn tự chọn, Bộ GDĐT chính thức lên tiếng

Tường Vân |

Trước những tranh luận việc Lịch sử là môn lựa chọn ở cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có phản hồi chính thức về vấn đề này.

Vì sao học sinh không "mặn mà" với môn Lịch sử?

Nhóm PV |

Đã từ rất lâu, môn Lịch sử bị nhiều học sinh coi là môn học phụ. Trên thực tế, số học sinh yêu thích môn Lịch sử cũng không nhiều. Có nhiều lý do khiến học sinh không mấy mặn mà với môn sử như dài, khó học thuộc và khó nhớ những mốc thời gian.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Dạy nội dung giáo dục địa phương gắn với di tích lịch sử văn hóa

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Nội dung giáo dục địa phương là một trong những môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tranh cãi Lịch sử trở thành môn tự chọn, Bộ GDĐT chính thức lên tiếng

Tường Vân |

Trước những tranh luận việc Lịch sử là môn lựa chọn ở cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có phản hồi chính thức về vấn đề này.

Vì sao học sinh không "mặn mà" với môn Lịch sử?

Nhóm PV |

Đã từ rất lâu, môn Lịch sử bị nhiều học sinh coi là môn học phụ. Trên thực tế, số học sinh yêu thích môn Lịch sử cũng không nhiều. Có nhiều lý do khiến học sinh không mấy mặn mà với môn sử như dài, khó học thuộc và khó nhớ những mốc thời gian.