Học phí tăng cao, nhiều em tạm gác ước mơ vào đại học

Trà My - Tường Vân |

Dù chỉ mới học hết lớp 11 nhưng em Nguyễn Lê Hải Minh (Phú Yên) đã bắt đầu suy nghĩ về việc từ bỏ ước mơ vào đại học do học phí các trường tăng cao và với đồng lương công nhân ít ỏi hàng tháng, bố mẹ em không đủ sức gồng gánh, nuôi 2 anh em ăn học.

Từ bỏ ước mơ vào đại học

Gia đình Minh gồm có 4 người. Bố mẹ em đều là công nhân nên thu nhập hàng tháng, bao gồm cả tiền tăng ca cao nhất cũng chỉ khoảng 15 triệu đồng. Thế nhưng gần 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhiều tháng, thu nhập của gia đình giảm đi một nửa trong khi chi phí nuôi 2 anh em Minh ăn học mỗi năm một tăng. Cứ đến đầu năm học, bố mẹ em lại phải chật vật vay mượn mỗi nơi 1 ít để có đủ tiền mua sách vở, đóng học phí và sắm sửa đồ dùng học tập cho 2 anh em.

Vốn yêu thích, muốn theo đuổi ngành công nghệ thông tin, nhưng Minh hiểu rõ hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình nên em quyết định học hết lớp 12 sẽ đi làm phụ giúp cha mẹ nuôi em gái ăn học.

"Hè này, em sẽ đi làm thêm để đầu năm có tiền phụ ba mẹ đóng học phí, mua sách vở cho 2 anh em. Những năm trước, anh em em còn có thể xin sách cũ từ các anh chị khóa trên. Nhưng năm vừa rồi, em gái em học lớp 6 theo chương trình mới, sách mới đắt quá, phải đến gần 1 triệu đồng/ bộ nên đầu năm, chi phí đội lên rất nhiều. Học cấp 3 đã chật vật, em không dám nghĩ đến việc vào đại học" - Minh xót xa nói.

Cũng chung hoàn cảnh như Minh, rất nhiều em học sinh khác, sau 12 năm đèn sách, đứng trước ngã rẽ quan trọng của cuộc đời bỗng dưng... chùn bước.

“Nhà em nghèo lắm, để nuôi em ăn học thời gian qua, bố mẹ đã phải lao động cật lực. Em tính nếu vào đại học, số tiền bố mẹ nuôi ăn học sẽ gấp đôi, gấp 3 lần so với thời điểm học cấp 3.

Em biết với học lực của em hoàn toàn có thể thi đỗ vào Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhưng em sẽ cất gọn ước mơ vào đại học của mình để đi làm có tiền, đỡ đần cho bố mẹ. Mặc dù có tiếc nuối, có khát khao nhưng em không còn lựa chọn nào khác” - em Lục Thị Thương (Hà Quảng, Cao Bằng) bày tỏ. 

Mong có chính sách hỗ trợ

Là học sinh đang có nguyện vọng thi vào Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), ngoài áp lực học hành, thi cử, em Nguyễn Mai Vân (Hạ Long, Quảng Ninh) còn gánh thêm nỗi lo về tài chính, chi phí nếu trúng tuyển đại học.

Mai Vân đã tìm hiểu và được biết, năm học tới, mức học phí của trường này tăng từ 260.000 đồng/tín chỉ lên là 320.000 đồng/tín chỉ, tăng 1,2 lần so với năm ngoái.

Mai Vân dự tính nếu đỗ đại học, sẽ cố gắng giành học bổng để đỡ được phần học phí. Còn tiền ăn ở, sinh hoạt, em sẽ cố thu xếp thời gian đi làm thêm. Nhưng rồi, em lại băn khoăn, nếu vừa học, vừa đi làm, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập, cơ hội giành học bổng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

"Gia đình em không giàu có, vậy nên vấn đề học phí vẫn luôn là một điều em cần cân nhắc. Nhà em có hai chị em, một em gái sắp tới sẽ học cấp 3 nên cũng cần đóng nhiều khoản. Nếu em chọn trường có học phí cao sẽ làm tăng áp lực tài chính, gây khó khăn cho gia đình. Nhưng hiện nay, các trường đại học đều đồng loạt tăng học phí. Đây là băn khoăn lớn nhất của em" - Mai Vân trải lòng và bày tỏ hy vọng, Nhà nước, Chính phủ, các trường sẽ có thêm các biện pháp hỗ trợ sinh viên như cấp học bổng, miễn giảm học phí cho sinh viên nghèo hay có các khoản vay không lãi suất... để giảm bớt gánh nặng cho người học.

Chị Lê Thị Hoa - mẹ em Nguyễn Lê Hải Minh - cũng đưa ra kiến nghị, mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập năm học 2022-2023 giữ ổn định, không tăng so với năm học 2021-2022 để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, học sinh và người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong suốt 2 năm qua. 

"Các chính sách được ban hành kịp thời sẽ hỗ trợ gia đình các em học sinh, đảm bảo cho tất cả trẻ em và học sinh được đến trường, nhất là giai đoạn khó khăn hậu COVID-19" - chị Hoa bày tỏ.

Trà My - Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Học sinh THPT được trải nghiệm 1 ngày là sinh viên đại học

Bích Hà |

Sáng 11.6, Trường Đại học Phenikaa đã tổ chức chương trình “Phenikaa Campus Tour”. Tại chương trình, gần 400 học sinh THPT đã tham gia trải nghiệm thực tế một ngày là sinh viên đại học.

Công nhân kiến nghị chính sách hỗ trợ để con được vào giảng đường đại học

Thiều Trang - Phùng Nhung |

Với nhiều học sinh và phụ huynh, cánh cửa đại học chính là nơi có thể thoát nghèo, mở rộng tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, con đường đến với cánh cửa đó không phải dễ dàng, đặc biệt là những gia đình công nhân đông con. Để thực hiện được giấc mơ vào đại học của con, họ phải gồng gánh cả trăm nỗi lo.

Điểm mới cần chú ý trong tuyển sinh đại học năm 2022

Tường Vân |

Theo quy chế tuyển sinh đại học vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành, có 8 điểm mới so với quy chế trước đây.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Học sinh THPT được trải nghiệm 1 ngày là sinh viên đại học

Bích Hà |

Sáng 11.6, Trường Đại học Phenikaa đã tổ chức chương trình “Phenikaa Campus Tour”. Tại chương trình, gần 400 học sinh THPT đã tham gia trải nghiệm thực tế một ngày là sinh viên đại học.

Công nhân kiến nghị chính sách hỗ trợ để con được vào giảng đường đại học

Thiều Trang - Phùng Nhung |

Với nhiều học sinh và phụ huynh, cánh cửa đại học chính là nơi có thể thoát nghèo, mở rộng tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, con đường đến với cánh cửa đó không phải dễ dàng, đặc biệt là những gia đình công nhân đông con. Để thực hiện được giấc mơ vào đại học của con, họ phải gồng gánh cả trăm nỗi lo.

Điểm mới cần chú ý trong tuyển sinh đại học năm 2022

Tường Vân |

Theo quy chế tuyển sinh đại học vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành, có 8 điểm mới so với quy chế trước đây.