Hết quý I, mầm non tư thục vẫn loay hoay chưa nhận được hỗ trợ

Thiều Trang |

Trước thực trạng “cửa đóng then cài" quá lâu của giáo dục mầm non, đại diện nhiều trường mong muốn được thí điểm đón trẻ dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh, đồng thời cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ để mở lối thoát cho hệ thống trường mầm non tư thục hiện nay.

Cần xây dựng lộ trình mở cửa trường học

Đã gần 1 năm trôi qua, trẻ mầm non ở Hà Nội vẫn chưa được đến trường. Giáo viên mất việc, trường học giải thể, phụ huynh khốn khổ tìm giải pháp trông con... tất cả cuốn vào trận "cuồng phong" do đại dịch COVID-19 tạo ra. Hiện nay, khi Thủ đô đã định hình một tâm thế mới, phần lớn các hoạt động đã bình thường trở lại, nhưng hệ thống trường mầm non vẫn im lìm đóng cửa khiến không ít phụ huynh và giáo viên cảm thấy khó hiểu.

Cô Trịnh Thúy Hòa - giáo viên mầm non tư thục tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, bản thân có rất nhiều tâm tư về việc mở cửa trường mầm non sau cả năm dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cô Hòa đề xuất, ngành Giáo dục Thủ đô cần nhanh chóng có kế hoạch rõ ràng, ấn định lộ trình đón trẻ trở lại trường.

"Chúng tôi đã tìm kiếm đủ mọi việc làm nhằm duy trì cuộc sống trong gần một năm qua. Tôi từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp rơi vào stress, suy nhược, thậm chí có người bỏ nghề vì không thể chờ ngày trường học mở cửa.

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (GDĐT) đã thông tin về việc xây dựng dự thảo, cho cấp mầm non đi học từ ngày 1.3 trên tinh thần tự nguyện, thống nhất với phụ huynh. Tuy nhiên, hiện tại đã gần hết tháng 3 vẫn chưa có thông tin mới. Tôi không biết chúng tôi phải chờ đợi đến bao giờ, giáo viên mong mỏi ngành Giáo dục công bố lộ trình cụ thể để chúng tôi có động lực bước tiếp" - cô Hòa chia sẻ.

Trao đổi với Lao Động, cô Nguyễn Thị Hiếu - chủ trường mầm non tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho rằng, việc sớm mở cửa sẽ kịp thời cứu sống nhiều trường mầm non tư thục đang trên bờ vực phá sản.

"Không chỉ trẻ em, phụ huynh bị ảnh hưởng, nhiều trường mầm non tư thục cũng kiệt quệ vì dịch bệnh rồi lâm vào cảnh rao bán cơ sở. Tôi nhận thấy một nghịch lý tại Thủ đô là phụ huynh có thể đưa con đi chơi, đi du lịch, ăn uống nhưng không được đưa trẻ đến trường. Chúng ta có thể thí điểm đón trẻ đến lớp dựa trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ học sinh cũng như việc bảo đảm nghiêm các quy định về phòng chống dịch hiện hành. Hãy để phụ huynh và nhà trường tự chọn giải pháp cho mình theo hoàn cảnh" - cô Hiếu bộc bạch.

Nhanh chóng đưa các chính sách hỗ trợ đi vào thực tiễn

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn của các giáo viên và cơ sở mầm non ngoài công lập, giúp các cơ sở có điều kiện phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19, hiện Bộ GDĐT đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất Chính phủ nhiều giải pháp.

Cụ thể, Bộ GDĐT đã đề xuất Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ nhằm duy trì công việc, tránh bỏ việc đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non, tiểu học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đã được cấp phép nhưng phải dừng hoạt động để phòng dịch theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

Bộ cũng đề xuất đưa vào Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đang được Chính phủ dự thảo các chính sách hỗ trợ số hóa, ưu đãi tín dụng để các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập có thể sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, trang thiết bị phòng chống dịch... nhằm phục hồi hoạt động.

Bên cạnh đó, tại Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình nêu rõ: "Cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít nhất 1 tháng theo yêu cầu phòng, chống dịch. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 1.400 tỉ đồng".

Mới đây nhất, công điện số 126/CĐ-TTg ngày 12.2.2022 do Thủ tướng Phạm Minh Chính ký có nội dung: Bộ GDĐT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về điều kiện, trình tự, thủ tục, mức lãi suất cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập. Thủ tướng yêu cầu “tập trung thực hiện, hoàn thành dứt điểm” ngay trong quý I/2022.

Với nhiều giáo viên, đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, đã hết quý I nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể về các chính sách hỗ trợ. Vì vậy, các trường và giáo viên hiện rất mong mỏi thông tin chính thức từ phía Bộ GDĐT.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên mầm non khao khát tiếng cười trẻ thơ, mong mỏi ngày đến lớp

Thiều Trang |

Thời gian mở cửa trường học chưa được xác định nhưng nhiều giáo viên mầm non tư thục tại Hà Nội vẫn ấp ủ hy vọng, mong ngóng tin tức về ngày được trở lại với công việc.

Giáo viên mầm non tư thục chưa thoát khỏi “bóng ma” COVID-19

Thiều Trang |

Cuộc sống của nhiều giáo viên mầm non tư thục ở các địa phương trên cả nước đã và đang rơi vào hoàn cảnh khốn khó, cùng cực do tác động khủng khiếp của “bóng ma” COVID-19. Nhiều giáo viên rơi vào hoàn cảnh “3 không” - không công việc, không thu nhập, không hỗ trợ, thậm chí nhiều người phải bỏ nghề vì không thể chờ đợi.

Trường mầm non tư thục “sống mòn” giữa vòng xoáy đại dịch

Thiều Trang - Tường Vân |

Khó khăn do dịch bệnh COVID-19 kéo dài khiến hệ thống mầm non tư thục tại Hà Nội lâm vào cảnh “chết dần chết mòn” khi số lượng trường giải thể ngày càng tăng.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Giáo viên mầm non khao khát tiếng cười trẻ thơ, mong mỏi ngày đến lớp

Thiều Trang |

Thời gian mở cửa trường học chưa được xác định nhưng nhiều giáo viên mầm non tư thục tại Hà Nội vẫn ấp ủ hy vọng, mong ngóng tin tức về ngày được trở lại với công việc.

Giáo viên mầm non tư thục chưa thoát khỏi “bóng ma” COVID-19

Thiều Trang |

Cuộc sống của nhiều giáo viên mầm non tư thục ở các địa phương trên cả nước đã và đang rơi vào hoàn cảnh khốn khó, cùng cực do tác động khủng khiếp của “bóng ma” COVID-19. Nhiều giáo viên rơi vào hoàn cảnh “3 không” - không công việc, không thu nhập, không hỗ trợ, thậm chí nhiều người phải bỏ nghề vì không thể chờ đợi.

Trường mầm non tư thục “sống mòn” giữa vòng xoáy đại dịch

Thiều Trang - Tường Vân |

Khó khăn do dịch bệnh COVID-19 kéo dài khiến hệ thống mầm non tư thục tại Hà Nội lâm vào cảnh “chết dần chết mòn” khi số lượng trường giải thể ngày càng tăng.