"Giáo viên và học sinh chỉ cảm thấy hạnh phúc khi an toàn"

Thiều Trang |

Đó là tiếng nói từ giáo viên cơ sở khi bày tỏ sự trăn trở về câu hỏi "Khi nào giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc?" tại lớp bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho Nhà giáo vì trường học hạnh phúc do Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức.

Chiều 18.1, Phòng GDĐT quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức Chuyên đề “Triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua mang tính ngành nghề nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho Nhà giáo vì trường học hạnh phúc” theo hình thức trực tuyến.

Tham dự lớp bồi dưỡng có đồng chí Đỗ Văn Nam - Phó Chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GDĐT quận Ba Đình, Chuyên viên Phòng GDĐT cùng Liên tịch các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Ba Đình.
Lớp bồi dưỡng "Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động mang tính ngành nghề nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho Nhà giáo vì trường học hạnh phúc". Ảnh: CMH

Tại lớp bồi dưỡng, đồng chí Đỗ Văn Nam - Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã trao đổi, chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong các hoạt động Công đoàn; những công tác phối hợp chỉ đạo giữa Công đoàn và chính quyền; đồng thời, chia sẻ về ý nghĩa của các phong trào thi đua, các cuộc vận động mang tính ngành nghề nhằm nâng cao năng lực nhà giáo vì một trường học hạnh phúc.

Theo Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, cùng với các cuộc vận động, Công đoàn cơ sở cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền phát động, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua bảo đảm chất lượng thực, đạt hiệu quả cao để các phong trào thi đua được lan tỏa rộng khắp, góp phần xây dựng tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, thống nhất, đồng lòng vì sự phát triển của nhà trường và toàn ngành GDĐT.

Bày tỏ sự trăn trở về câu hỏi "Khi nào giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc?", thầy Phương Đức Việt - Phó hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, bản thân chỉ cảm thấy hạnh phúc khi cảm thấy an toàn.

"Quan điểm của tôi - không an toàn là không hạnh phúc. Giáo viên và học sinh chỉ cảm thấy hạnh phúc khi an toàn" - thầy Việt nói, đồng thời chỉ ra, trước hết là an toàn về cơ thể. Theo đó, học sinh đến trường được chạy nhảy, nô đùa, có khả năng phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh. Thầy cô được tham gia giảng dạy, bảo đảm an toàn trước dịch bệnh.

Bên cạnh đó là an toàn về tinh thần. Giáo viên, học sinh được nói, được chia sẻ, bày tỏ quan điểm và được lắng nghe, thấu hiểu. Thầy cô có thể đưa ra ý kiến mà không sợ bị trù dập, có thể góp ý mà không sợ mất lòng. Học sinh được cởi mở, trao đổi, được tôn trọng là lắng nghe.

"Như vậy, muốn xây dựng trường học hạnh phúc phải tập trung vào xây dựng trường học an toàn. Đó là trách nhiệm của cả lãnh đạo, Ban giám hiệu, Công đoàn và tất cả mọi người" - thầy Việt chia sẻ.

Ảnh: Sơn Tùng (chụp trước dịch COVID-19)
Giáo viên và học sinh chỉ cảm thấy hạnh phúc khi an toàn. Ảnh: Sơn Tùng (chụp trước dịch COVID-19)

Theo nhiều giáo viên, lớp bồi dưỡng đã góp phần nâng cao năng lực và nhận thức của giáo viên về các cuộc vận động, các phong trào thi đua mang tính ngành nghề của ngành Giáo dục. Từ đó, các nhà trường sẽ chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Ngành giáo dục Nghệ An tặng quà Tết cho học sinh, giáo viên miền núi

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngành giáo dục Nghệ An tổ chức tặng quà cho giáo viên và học sinh miền núi.

Trường chuẩn quốc gia và “trường học hạnh phúc” có gì khác biệt?

PHAN NỮ LA GIANG |

Hiện nay, đồng hành với mô hình trường học đạt chuẩn quốc gia có mô hình trường học hạnh phúc. Vậy, hai mô hình trường học này có gì giống nhau và khác nhau?

Xây dựng trường học hạnh phúc bắt đầu từ hiệu trưởng

PHAN NỮ LA GIANG |

Hiệu trưởng có vai trò rất đặc biệt, đầu tàu của trường học hạnh phúc, gợi mở cho học sinh, giáo viên có những cảm xúc tích cực, ở đó giáo viên, học sinh được sáng tạo, được tôn trọng.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Ngành giáo dục Nghệ An tặng quà Tết cho học sinh, giáo viên miền núi

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngành giáo dục Nghệ An tổ chức tặng quà cho giáo viên và học sinh miền núi.

Trường chuẩn quốc gia và “trường học hạnh phúc” có gì khác biệt?

PHAN NỮ LA GIANG |

Hiện nay, đồng hành với mô hình trường học đạt chuẩn quốc gia có mô hình trường học hạnh phúc. Vậy, hai mô hình trường học này có gì giống nhau và khác nhau?

Xây dựng trường học hạnh phúc bắt đầu từ hiệu trưởng

PHAN NỮ LA GIANG |

Hiệu trưởng có vai trò rất đặc biệt, đầu tàu của trường học hạnh phúc, gợi mở cho học sinh, giáo viên có những cảm xúc tích cực, ở đó giáo viên, học sinh được sáng tạo, được tôn trọng.