Giáo viên sẽ không thể đổi mới, sáng tạo nếu hiệu trưởng không chịu đổi mới

Huyên Nguyễn |

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh giáo viên sẽ là người nắm "chìa khóa" thành công trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, vì vậy rất cần sự đổi mới, sáng tạo từ giáo viên và chính sách quan tâm tới đội ngũ nhà giáo. Bên cạnh đó, các trường cũng cần giải quyết bài toán quản lý bởi giáo viên sẽ không thể đổi mới, sáng tạo nếu hiệu trưởng không chịu đổi mới.

Giáo viên là “chìa khoá” của thành công

Chia sẻ trên được Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi kiểm tra công tác chuẩn bị và triển khai chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 tại TPHCM ngày 26.4.

Kể lại một câu chuyện trong các chuyến đi kiểm tra thực tế của mình, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói: “Có hiệu trưởng nói rằng cô giáo cứ dạy theo những điều hiệu trưởng nói thôi là đã tốt rồi. Như vậy là áp đặt rồi… Thầy cô hiệu trưởng nào mà không chịu đổi mới thì rất khó triển khai chương trình GDPT mới. Trước kia là quản lý con người còn giờ phải thay đổi theo hướng quản trị công việc và qua đó đánh giá năng lực, có sản phẩm cuối cùng”.

Đánh giá cao những nỗ lực của ngành GDĐT TPHCM trong thời gian qua, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý thêm 3 vấn đề chính để triển khai có hiệu quả chương trình GDPT mới 2018.

Thứ trưởng nhấn mạnh chất lượng giáo dục đều phụ thuộc vào giáo viên, nhà giáo đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, giáo viên phải thường xuyên nhận thức đầy đủ và đúng đắn về việc triển khai chương trình GDPT mới 2018. Thầy cô cần quyết tâm cao và thấy đổi mới là nhu cầu cần thiết, suy cho cùng mọi sự đổi mới đều bắt đầu từ nhận thức.

Các nhà trường cần bố trí đội ngũ thầy cô giáo đảm bảo các yêu cầu đổi mới. Cùng với đó, các trường phải chăm lo cho đội ngũ giáo viên bởi họ là nhân tố quyết định. Do đó, cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới, sáng tạo, phát triển, giúp giáo viên có động lực làm việc, phát triển năng lực tối đa của mình.

Để chuẩn bị điều kiện cho việc triển khai chương trình, ông Độ lưu ý cần chú trọng công tác tuyển sinh đầu cấp, giảm sĩ số lớp học. Chất lượng giáo dục tỉ lệ nghịch với sĩ số học sinh trên lớp, cho nên phải thực hiện đa dạng trong tuyển sinh, quyết tâm giảm quy mô số học sinh trong 1 lớp, số lớp trong 1 trường và giảm trái tuyến.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra học cụ học tập của học sinh tại trường THPT Trần Khai Nguyên. Ảnh: Anh Tú
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra học cụ học tập của học sinh tại trường THPT Trần Khai Nguyên. Ảnh: Anh Tú

Bên cạnh đó, hướng dẫn, định hướng học sinh lựa chọn môn học phù hợp. Việc đầu tư cơ sở vật chất thực hiện một cách mạnh mẽ, tuyệt đối không để thiết bị về trường mà không được ra lớp, đã mua về thì phải sử dụng và sử dụng có hiệu quả, để tạo ra hoạt động hỗ trợ dạy và học tốt hơn, đẩy mạnh hoạt động thực hành trong trường học.

Giải bài toán "khát" giáo viên

Bà Phạm Thị Bé Hiền - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM cho biết, để chuẩn bị triển khai chương trình GDPT mới 2018 mà cụ thể là lớp 10, trường đã chuẩn bị tập huấn giáo viên, tập huấn modul chuyên đề cho giáo viên để chuẩn bị cho việc dạy lớp 10, rà soát giáo viên và tuyển dụng giáo viên để đáp ứng chương trình. Trường chuyên cũng có những khó khăn nhất định, các lớp đều có cách tổ chức tiết học rất khác nhau, khi vào lớp chuyên đã có sự lựa chọn nên lựa chọn thêm tổ hợp môn học sẽ là 2 lần lựa chọn.

“Nhà trường cố gắng linh hoạt để đảm bảo quyền lợi của học sinh. Bộ GDĐT cần công bố sớm chuẩn đầu ra của học sinh lớp 12 để các trường có sự chủ động trong việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng trình độ cho học sinh để đảm bảo chất lượng”, bà Hiền bày tỏ và đề xuất thêm trong tình huống không tuyển được giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật thì nhà trường cần được tạo cơ chế để tuyển giáo viên theo hình thức hợp đồng.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Vân Yên - Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương mong muốn Sở GDĐT và Bộ GDĐT cần tháo gỡ cho các trường trong việc ký hợp tác với các cộng tác viên có năng lực, kỹ năng nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Ông Yên cũng thông tin các trường trong cụm tổ chức liên kết với nhau để mời giáo viên hoặc tổ chức lớp học tự chọn với những môn có ít học sinh chọn.

Ông Nguyễn Vân Yên
Ông Nguyễn Vân Yên chia sẻ khó khăn

Tương tự, ông Phan Văn Quang – Phó trưởng phòng GDĐT quận Tân Bình cho hay, không chỉ THPT thiếu giáo viên nghệ thuật mà cả THCS cũng đang khát. Ngoài ra, môn Công nghệ và đặc biệt là Công nghệ 6, việc thỉnh giảng và hoạt động giáo viên cũng không có nguồn. Lương thấp là một phần nguyên nhân khiến tình trạng khát giáo viên xảy ra ở nhiều trường học.

Để giải quyết vấn đề bài toán thiếu giáo viên, UBND TPHCM, Sở GDĐT TPHCM và các nhà trường đều đề xuất Bộ GDĐT có cơ chế tuyển dụng người có trình độ cao đẳng, đại học có chuyên ngành phù hợp nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo hình thức hợp đồng, thỉnh giảng và từng bước để hoàn thành đủ tiêu chuẩn.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Hướng nghiệp cho học sinh: Giáo viên cần những kỹ năng gì?

Thiều Trang |

Theo nhiều chuyên gia, công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học (gồm cả THCS và THPT) trong những năm gần đây đã góp phần tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, một trong số đó là cách thực hiện tại các cơ sở giáo dục chưa thực sự khéo léo.

Giáo viên lo lắng, bỏ tiền triệu học chứng chỉ “cấp tốc”: Bộ GDĐT chậm sửa đổi, giáo viên còn bị “ép” học - thi chứng chỉ

Tường Vân - Bích Hà |

Dù thông tin cắt giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đã công bố được hơn nửa năm, nhưng đến nay giáo viên ở nhiều nơi vẫn bị “ép” đi học các lớp bồi dưỡng để lấy chứng chỉ nhằm “giữ hạng” hay thăng hạng. Theo các thầy cô, nguồn cơn của sự việc là do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chậm ban hành thông tư sửa đổi các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng lương cho giáo viên.

Giáo viên bị cắt lương hưu: Không thể ban hành công văn trái với nghị định

QUANG ĐẠI |

Liên quan trường hợp giáo viên ở Nghệ An bị cắt lương sau 6 tháng nghỉ hưu, luật sư cho rằng cơ quan chức năng không thể ban hành văn bản cá biệt có nội dung trái với văn bản quy phạm pháp luật.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Hướng nghiệp cho học sinh: Giáo viên cần những kỹ năng gì?

Thiều Trang |

Theo nhiều chuyên gia, công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học (gồm cả THCS và THPT) trong những năm gần đây đã góp phần tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, một trong số đó là cách thực hiện tại các cơ sở giáo dục chưa thực sự khéo léo.

Giáo viên lo lắng, bỏ tiền triệu học chứng chỉ “cấp tốc”: Bộ GDĐT chậm sửa đổi, giáo viên còn bị “ép” học - thi chứng chỉ

Tường Vân - Bích Hà |

Dù thông tin cắt giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đã công bố được hơn nửa năm, nhưng đến nay giáo viên ở nhiều nơi vẫn bị “ép” đi học các lớp bồi dưỡng để lấy chứng chỉ nhằm “giữ hạng” hay thăng hạng. Theo các thầy cô, nguồn cơn của sự việc là do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chậm ban hành thông tư sửa đổi các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng lương cho giáo viên.

Giáo viên bị cắt lương hưu: Không thể ban hành công văn trái với nghị định

QUANG ĐẠI |

Liên quan trường hợp giáo viên ở Nghệ An bị cắt lương sau 6 tháng nghỉ hưu, luật sư cho rằng cơ quan chức năng không thể ban hành văn bản cá biệt có nội dung trái với văn bản quy phạm pháp luật.