Ép con học cũng là bạo lực: Ai gây áp lực cho học sinh?

Tường Vân |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị quy định rõ trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình việc cha mẹ ép con học quá nhiều là hành vi bạo lực gia đình. Nhưng ở chiều ngược lại, nhiều phụ huynh lại bày tỏ ngành giáo dục cũng cần thay đổi, đừng chạy theo thành tích, điểm số, gây áp lực cho cả phụ huynh và học sinh.

Vì sao phụ huynh phải ép con học đến 3 - 4 giờ sáng?

“Thời gian gần đây cũng có những chuyện rất đau lòng. Những kỳ vọng quá lớn của cha mẹ đối với con cái dẫn đến việc yêu cầu các cháu phải học đến 3 - 4 giờ sáng, cũng như việc mong muốn con cái cứ phải được điểm 10, rồi phải đi theo nghề nghiệp cha mẹ mong muốn để cha mẹ cảm thấy hãnh diện… dẫn đến áp lực quá khả năng chịu đựng và đáp ứng, vượt quá năng lực của trẻ em” - nội dung phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi đang được dư luận quan tâm.

Nhiều ý kiến cho rằng, các bậc làm cha làm mẹ cần có sự sẻ chia, không nên ép con học quá sức, chạy theo điểm số, thành tích và sự kỳ vọng của cha mẹ dẫn tới những áp lực và ảnh hưởng đến tâm lí con trẻ.

Học sinh cuối cấp phải đối mặt với áp lực thi cử nặng nề. Ảnh minh họa: Hà Phương
Học sinh cuối cấp phải đối mặt với áp lực thi cử nặng nề. Ảnh minh họa: Hà Phương

Bên cạnh quan điểm trên, nhiều phụ huynh lại cho rằng, chương trình giáo dục hiện nay quá nặng, sức ép bài vở dồn lên vai con em họ.

"Nếu cắt được căn bệnh thành tích trong giáo dục thì ắt sẽ không còn tình cảnh cha mẹ đốc thúc con học đến 2-3 giờ sáng. Các cháu từ lớp 1 đến lớp 12 phải học quá nhiều môn. Ngoài 2 buổi học trên lớp, để đáp ứng các kỳ thi, học sinh phải dành rất nhiều thời gian cho việc học, gần như không có thời gian nghỉ ngơi. Hết học trên lớp, học thêm, rồi lại tự học. Học sáng, học tối, học cả cuối tuần...

Chẳng bố mẹ nào muốn con thức đến 2-3 giờ sáng. Nhưng trong 1 tập thể, tất cả mọi người đều theo 1 guồng quay thì con mình cũng buộc phải chiến đấu. Nếu chương trình học quá nặng gây áp lực lên học sinh thì có gọi là "bạo lực" không?" - chị Nguyễn Phương Mai, phụ huynh tại Hà Nội đặt ra câu hỏi.

Không riêng chị Mai, rất nhiều phụ huynh cho biết, ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã phải đối mặt với rất nhiều áp lực, vật lộn với rất nhiều bài tập khó.

Riêng với các lớp cuối cấp như lớp 9, lớp 12, áp lực học hành lại càng đè nặng lên học sinh, phụ huynh. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, học sinh phải học online kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến tâm sinh lí, sức khỏe tinh thần. Nhiều em học sinh chia sẻ, việc học tập, ôn thi áp lực đến nỗi mất ăn, mất ngủ.

"Thời gian học online quá lâu. Em cảm nhận được học lực sa sút đáng kể nên rất sợ. Có những hôm em ngủ mơ thấy đi thi không làm được bài, bật dậy làm tiếp.

Bố mẹ em không hề bắt em học. Tự bản thân em thấy phải học mới có thể thi đỗ cấp 3. Nhiều hôm bố mẹ còn bảo em đi ngủ sớm nhưng cô giao rất nhiều bài, nếu đi ngủ sớm sẽ không làm kịp" - em Trà My, học sinh lớp 9 tại Cầu Giấy, Hà Nội bày tỏ.

Đừng đóng khung “con ngoan trò giỏi"

TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam cho rằng, nền giáo dục Việt Nam hiện nay là vẫn chạy theo kiến thức, đóng khung “con ngoan trò giỏi”. Cả gia đình lẫn nhà trường đều chưa quan tâm, sát sao đến từng cá nhân. Gia đình chỉ mong con ngoan, trò giỏi, ít quan tâm đến những hiểu biết, tâm sự, những điều các em học sinh mong muốn.

“Nhiều người coi bằng cấp, học giỏi, danh hiệu là cái căn bản. Trong khi con người sống hạnh phúc là điều quý nhất” - ông Lâm nói.

Để thay đổi thực trạng nêu trên, ông nhấn mạnh quan điểm, cần phải có sự thay đổi trong tư duy của hệ thống, chương trình và quan điểm giáo dục.  Bản thân cha mẹ, thầy cô cũng phải thay đổi tư duy trong quá trình dạy học, truyền thụ kiến thức hay giao tiếp với các em hằng ngày. Làm sao để tạo dựng môi trường học tập, giáo dục an toàn, lành mạnh, không nên chạy thành thành tích, đặt nặng điểm số.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Hãy cứu con mình trước khi ngành giáo dục chữa bệnh thành tích

Lê Thanh Phong |

Dư luận lên tiếng đã nhiều về bệnh thành tích trong ngành giáo dục, nhưng cho đến nay căn bệnh này vẫn chưa được điều trị hiệu quả.

Bắt con học tới sáng, ép phải lấy điểm 10 là bạo lực gia đình

Lê Thanh Phong |

"Bên cạnh nuôi thì còn có dạy nhưng lại bỏ không dạy, và thứ nữa là dạy thái quá thì cần xem là bạo lực với học sinh", đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Giải tỏa áp lực học đường cho học sinh: Giải pháp từ ngành giáo dục

PHONG LINH |

Sau đại dịch COVID-19, học sinh trở lại trường với tâm thế lạ lẫm. Do đó, việc giải tỏa áp lực học đường trong học sinh, sinh viên là điều hết sức cần thiết...

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Hãy cứu con mình trước khi ngành giáo dục chữa bệnh thành tích

Lê Thanh Phong |

Dư luận lên tiếng đã nhiều về bệnh thành tích trong ngành giáo dục, nhưng cho đến nay căn bệnh này vẫn chưa được điều trị hiệu quả.

Bắt con học tới sáng, ép phải lấy điểm 10 là bạo lực gia đình

Lê Thanh Phong |

"Bên cạnh nuôi thì còn có dạy nhưng lại bỏ không dạy, và thứ nữa là dạy thái quá thì cần xem là bạo lực với học sinh", đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Giải tỏa áp lực học đường cho học sinh: Giải pháp từ ngành giáo dục

PHONG LINH |

Sau đại dịch COVID-19, học sinh trở lại trường với tâm thế lạ lẫm. Do đó, việc giải tỏa áp lực học đường trong học sinh, sinh viên là điều hết sức cần thiết...