Đổi mới đào tạo báo chí trong thời đại kỷ nguyên số

Tường Vân - Trà My |

Trước xu thế phát triển của báo chí đa phương tiện, một nhà báo cần hội tụ nhiều kỹ năng, làm được nhiều việc, không chỉ viết báo, mà còn có thể có nhiều kỹ năng khác của phóng viên báo điện tử, báo phát thanh và truyền hình... Làm thế nào để đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng để sinh viên ra trường vừa có tri thức và kỹ năng, vừa biết nhiều kỹ năng nghiệp vụ khác nhưng khác nhưng lại vẫn đảm bảo chuyên sâu là vấn đề đặt ra với các cơ sở đào tạo báo chí hiện nay.

Từ thực tế….

Lịch sử tuyển sinh của một số cơ sở đào tạo báo chí tại Việt Nam như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM), Trường Đại học Văn hoá Hà Nội… mức điểm chuẩn vào ngành báo chí hầu hết tăng mạnh. Thậm chí, có trường, thí sinh phải đạt hơn 9 điểm/môn mới trúng tuyển.

Chẳng hạn, năm 2021, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điểm trúng tuyển chuyên ngành Báo mạng điện tử theo tổ hợp R16 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học xã hội) là 27,19, tính theo thang điểm 30. Trung bình, mỗi môn phải đạt 9,06 điểm mới trúng tuyển.

Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi tuyển sinh đầu vào ngành báo chí luôn "hot", các cơ quan báo chí vẫn luôn có nhu cầu tuyển người, nhưng tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành của các trường không cao. Không ít tân cử nhân báo chí đã "vỡ mộng" khi không đáp ứng nhu cầu của các cơ quan tòa soạn, không trụ được trong môi trường cạnh tranh, đào thải khốc liệt của các cơ quan báo chí chuyên nghiệp.

PGS. TS Ngô Văn Giá - Giảng viên cao cấp của Khoa Viết văn- Báo chí, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội chia sẻ, những năm qua, ông đã được lắng nghe nhiều ý kiến phản hồi của các cơ quan báo chí, đơn vị tuyển dụng về chất lượng nguồn nhân lực. Phần lớn đều than phiền thực trạng sinh viên mới ra trường thiếu trải nghiệm thực tế, hạn chế trong nhận thức về nghề báo, trong giao tiếp với nguồn tin, với đồng nghiệp; thiếu hụt kỹ năng tác nghiệp (kỹ năng phỏng vấn, tiếp cận đề tài, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin...); bị ảnh hưởng, lệ thuộc vào những khuôn mẫu lập luận, hành văn đã có từ trước…

Sinh viên ra trường, gần như phải đào tạo lại từ những kỹ năng nghiệp vụ đơn giản nhất như gặp gỡ, phỏng vấn, ghi chép,… đến kỹ năng ứng xử trước những phản hồi của dư luận, sự nhạy bén về đề tài...

Đến đổi mới công tác đào tạo

Từ thực tế nêu trên, vấn đặt ra với các cơ sở đào tạo báo chí là làm thế nào để đổi mới chương trình đào tạo, đảm bảo đầu ra sinh viên vừa có tri thức và kỹ năng, vừa biết nhiều thứ nhưng lại chuyên sâu, đáp ứng các tiêu chuẩn làm việc của các cơ quan báo chí chuyên nghiệp.

TS. Phan Văn Kiền, Phó viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, trong bối cảnh báo chí truyền thông đang phát triển theo nhiều xu hướng cùng lúc, các đơn vị đào tạo người làm báo cũng phải nỗ lực thay đổi để bắt kịp xu thế của thời đại.

Trải nghiệm thực tế của sinh viên Khoa Viết văn, Báo chí, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội để tham gia tác nghiệp vào hoạt động báo chí. Ảnh: NVCC
Trải nghiệm thực tế của sinh viên Khoa Viết văn, Báo chí, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội để tham gia tác nghiệp vào hoạt động báo chí. Ảnh: NVCC

Nếu như các ngành đào tạo cơ bản, tính hàn lâm, kinh viện là yếu tố quyết định uy tín và chất lượng của đơn vị thì với các ngành đào tạo khoa học ứng dụng như báo chí truyền thông, điều này là chưa đủ. Nếu cơ sở đào tạo báo chí không bám sát thị trường báo chí, vốn thay đổi từng ngày, thì ngay lập tức sẽ bị bỏ lại phía sau.

"Với tinh thần đó, từ lâu, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn chú trọng vào ba yếu tố cốt lõi: Chất lượng nguồn nhân lực; hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy thực hành và chương trình đào tạo.

Bên cạnh các môn học cơ bản, nền tảng, nhà trường luôn dành một lượng tín chỉ nhất định cho việc thường xuyên thay đổi, cập nhật các môn học mới đáp ứng nhu cầu thay đổi của thực tiễn.

Đặc biệt, ngoài việc thường xuyên được học thực hành trên trường quay, phòng thu, sinh viên của Viện cũng thường xuyên được "đẩy" vào các cơ quan báo chí truyền thông để hành nghề ngay từ lúc đang học. Nhiều năm nay, Viện thực hiện mô hình "Vườn ươm", phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông để cho sinh viên học nhiều môn học ngay tại cơ quan báo chí" - TS Phan Văn Kiền thông tin.

Gia tăng về thời lượng, độ khó, sự đa dạng các nội dung thực hành, thực tế theo từng năm; chú trọng cân đối giữa nội dung lý thuyết và thực hành, thực tế nhằm tạo cơ hội cho sinh viên được làm quen và dần nhập cuộc sâu với lao động nhà báo, hoạt động tòa soạn… cũng là cách Khoa Viết văn, báo chí (Trường Đại học Văn hóa hà Nội) áp dụng trong nhiều năm trở lại đây với mục đích nâng cai chất lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, bắt kịp xu thế của báo chí hiện đại.

“Ở một số môn học trong chương trình đào tạo như: Phóng sự báo chí, Truyền thông quốc tế và báo chí đối ngoại..., các giảng viên cũng tổ chức những chuyến đi từ 1-3 ngày để tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm thực tế, tìm kiếm đề tài và cảm hứng sáng tạo.

Tuy nhiên, do nhiều lý do cả khách quan và chủ quan: Kinh phí, lịch học theo tín chỉ… những chương trình thực tế như vậy chưa được tổ chức một cách thường xuyên, liên tục, nhất là 2 năm trở lại đây thì gần như “đóng băng” do ảnh hưởng dịch COVID- 19" - TS Đỗ Thị Thu Thủy - Trưởng khoa Viết văn, báo chí (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ.

Tường Vân - Trà My
TIN LIÊN QUAN

Diễn đàn đổi mới đào tạo báo chí, truyền thông trong nguyên số

Tuấn Linh |

Sáng ngày 16.12.2021, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Diễn đàn “Đổi mới đào tạo báo chí, truyền thông trong nguyên số”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Nghề báo vẫn còn sức hút với người trẻ

Mai Hương |

Hiện nay trên cả nước có 3 cở sở đào tạo báo chí lớn là Đại học (ĐH) Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) và ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Mỗi năm, những cơ sở đào tạo này cho “ra lò” hàng trăm sinh viên báo chí. Nghề báo vẫn đang thực sự trở thành một nghề nghiệp hấp dẫn đối với nhiều người, nhất là những bạn trẻ.

Cafe chiều thứ 7: Chuyện nghề báo

Nhóm Phóng viên |

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn thực hiện tốt vai trò thông tin tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; Phản ảnh ánh hiện thực đời sống xã hội; Góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, tiến bộ, văn minh. Kỷ niệm 96 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chương trình cafe chiều thứ 7 sẽ cùng nói về những người làm báo trong giai đoạn hiện nay.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.