Đề xuất dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước lớp Một

Hoàng Quang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Thông tư quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một. Trong đó, có quy định về tổ chức dạy và học tiếng Việt cho trẻ.

- Dự thảo Thông tư quy định xây dựng kế hoạch dạy học tiếng việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một:

1. Thời lượng, thời gian: thực hiện không quá 80 tiết học, tối đa là 01 tháng thực học trong thời gian hè (tháng 7, 8 hàng năm), trước khi trẻ học chương trình lớp Một. Các địa phương tùy tình hình thực tế để bố trí thời gian hợp lí.

2. Phân phối thời gian dạy học: Tùy vào điều kiện về lớp học, giáo viên, đối tượng trẻ em và điều kiện sống ở từng địa phương, Hiệu trưởng và bộ phận chuyên môn lập kế hoạch chi tiết về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.

3. Căn cứ yêu cầu, mục tiêu cần đạt và kế hoạch chi tiết về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình, trình Hiệu trưởng phê duyệt để thực hiện.

- Dự thảo Thông tư quy định việc chuẩn bị điều kiện thực hiện:

1. Về cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học:

a) Địa điểm học tập tại trường tiểu học: tại điểm trường chính hoặc tại các điểm trường lẻ của trường tiểu học đảm bảo thuận tiện đi lại, an toàn và phù hợp với tâm sinh lí của trẻ;

b) Lớp học phải bảo đảm vệ sinh, an toàn, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp, đúng quy định, có đủ nước sạch; không gian thân thiện có góc văn hóa địa phương, góc bổ trợ học ngôn ngữ….

c) Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, các trang thiết bị, tài liệu giảng dạy phục vụ cho việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một đảm bảo hiệu quả chất lượng.

2. Về giáo viên:

a) Bố trí giáo viên tham gia dạy tiếng Việt cho trẻ em trước khi vào lớp Một, ưu tiên những giáo viên có năng lực tốt, có tay nghề vững vàng, biết tiếng dân tộc và am hiểu văn hóa dân tộc của trẻ;

b) Giáo viên được tập huấn về nội dung và phương pháp dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một, phương pháp dạy ngôn ngữ thứ hai để chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ, bồi dưỡng tiếng dân tộc (tiếng mẹ đẻ) của trẻ.

- Về yêu cầu đối với hoạt động dạy và học:

1. Thiết kế các bài học theo các hoạt động cơ bản gồm: Hoạt động 1: khởi động, kết nối; Hoạt động 2: khám phá, luyện tập; Hoạt động 3: vận dụng, trải nghiệm.

2. Đa dạng hóa các hoạt động dạy và học (hoạt động dạy học từ và câu; hoạt động đóng vai và tham gia trò chơi học tập; hoạt động múa hát, đọc thơ, vè và đồng dao; hoạt động tô, vẽ tranh; hoạt động kể chuyện….) thông qua các hình thức tổ chức khác nhau (làm mẫu, thực hành, trải nghiệm…) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

3. Linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, trong việc sử dụng ngữ liệu dạy học, đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện và tâm lí trẻ. Sau mỗi tiết dạy cho trẻ nghỉ chuyển tiết, thời gian nghỉ chuyển tiết từ 5- 10 phút. Một buổi dạy tối đa 120 phút.

Hoàng Quang
TIN LIÊN QUAN

Bàn giao công trình hơn 700 triệu đồng cho học sinh nghèo Lai Châu

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Ngày 17.7, Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm Lòng Vàng - Báo Lao Động phối hợp với LĐLĐ tỉnh Lai Châu tổ chức làm lễ khánh thành và bàn giao công trình lớp học trị giá hơn 700 triệu đồng.

Em ước các bạn học sinh dân tộc thiểu số có sách vở đến trường

Trang Hà |

Xuân về, Tết đến, nơi rẻo cao Tây Bắc đang ngập tràn sắc đào phai, ở đó có các bạn học sinh má đỏ hây hây mang trong mình những ước vọng mới.

Bẽ bàng vụ nhận "đẻ thuê" bằng hình thức quan hệ trực tiếp

Khánh Linh |

Nhận “đẻ thuê” bằng hình thức quan hệ trực tiếp, khi thông báo rằng mình đã có thai, chị Thu không nhận được gì ngoài sự thờ ơ của "đối tác".

Ngang nhiên xây biệt thự trái phép ở TP Hồ Chí Minh

Huân Cao - Ngọc Duy |

TPHCM - Tại địa bàn phường An Lạc, quận Bình Tân có nhiều căn biệt thự, nhà ở ngang nhiên xây dựng trái phép hoặc lấn chiếm kênh rạch, nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

Đôi vợ chồng cùng vướng lao lý vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh nói bản thân vô tình đẩy vợ - bị cáo Vũ Thuỳ Dương vướng vào lao lý khi chỉ đạo bà này đưa tiền hối lộ cho các quan chức, nhằm được cấp phép chuyến bay giải cứu, nên mong toà khoan hồng cho "cô ấy".

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An làm Chủ tịch EVN

PHẠM ĐÔNG |

Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương, giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có hiệu lực từ 19.7.

Biết điểm thi, thí sinh loay hoay chọn nguyện vọng xét tuyển đại học

Thanh Hằng |

Hiện nhiều thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 vẫn đang loay hoay lựa chọn và sắp xếp nguyện vọng xét tuyển đại học.

Các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội 15.797 tỉ đồng

Hà Anh |

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam tính đến thời điểm 30.6.2023, tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) phải tính lãi là 15.797 tỉ đồng, chiếm 3,3% số phải thu. Tổng số đơn vị chậm đóng là 302.372 đơn vị tương ứng với hơn 4.541.850 người lao động.

Bàn giao công trình hơn 700 triệu đồng cho học sinh nghèo Lai Châu

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Ngày 17.7, Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm Lòng Vàng - Báo Lao Động phối hợp với LĐLĐ tỉnh Lai Châu tổ chức làm lễ khánh thành và bàn giao công trình lớp học trị giá hơn 700 triệu đồng.

Em ước các bạn học sinh dân tộc thiểu số có sách vở đến trường

Trang Hà |

Xuân về, Tết đến, nơi rẻo cao Tây Bắc đang ngập tràn sắc đào phai, ở đó có các bạn học sinh má đỏ hây hây mang trong mình những ước vọng mới.