Để học sinh thêm yêu lịch sử: Bắt đầu từ đâu?

Huyên Nguyễn |

ThS Nguyễn Viết Đăng Du - Tổ trưởng tổ Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3, TPHCM) cho rằng để đổi mới phương pháp dạy học lịch sử sẽ cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, thầy cô giáo là nhân tố quyết định quan trọng nhất.

- Thưa ThS Nguyễn Viết Đăng Du, thời gian qua việc Lịch sử trở thành môn lựa chọn ở bậc THPT đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

Ngay từ thời điểm năm 2017, 2018 khi chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa ra lấy ý kiến góp ý, nhiều giáo viên dạy môn Lịch sử cũng như Hội Sử học Việt Nam đã có nhiều kiến nghị về việc này. Tuy nhiên, sau đó, Bộ GDĐT vẫn giữ nguyên quan điểm. Bộ có lý của Bộ khi cho rằng điều này phù hợp với chương trình tổng thể nhưng ở góc nhìn của người dạy môn Lịch sử thì tôi không tán đồng. Giáo dục lịch sử phải xuyên suốt từ bậc học nhỏ nhất cho tới lúc các em hoàn thành nghĩa vụ học tập, thậm chí ngay cả khi lên bậc đại học.

- Có nhiều quan điểm lập luận rằng việc học lịch sử của học sinh không phải cứ bắt buộc học môn Lịch sử thì mới là yêu nước, yêu dân tộc. Vậy khi không đưa thành môn học chính thức thì chúng ta có thúc đẩy được học sinh học sử hay không bởi lâu nay nước ta luôn có tình trạng có thi mới học, thưa ông?

Trong một thời gian dài vừa qua môn Lịch sử bị coi nhẹ dẫn đến hậu quả cả về mặt giáo dục lẫn xã hội đều thấy rõ. Về mặt giáo dục, các em không quan tâm đến môn Lịch sử dẫn đến việc học sơ sài, kết quả trong các kỳ thi bao giờ môn học này cũng nằm trong nhóm có điểm thấp nhất.

Về mặt xã hội, chúng ta đã phải chứng kiến rất nhiều hệ lụy do không nắm được lịch sử dân tộc thậm chí là mù tri thức về môn Lịch sử. Điều này hoàn toàn thấy rõ trong thực tế của Việt Nam hiện nay cho nên trong hiện trạng môn Lịch sử đã bị "bỏ rơi” quá lâu dẫn đến hiện trạng không tốt mà bây giờ tiếp tục để là môn lựa chọn thì hậu quả sẽ lớn hơn nữa.

Học sinh hoá thân thành nhân vật trong lịch sử.
Học sinh hoá thân thành nhân vật trong lịch sử.

- Hiện nay, chúng ta không thể thay đổi bởi chương trình giáo dục phổ thông mới đã được ấn định. Vậy theo ông, các nhà trường nói riêng và nền Giáo dục nói chung sẽ phải làm gì để có một chất lượng giáo dục lịch sử được tốt hơn?

Bây giờ chúng ta chỉ có một cách duy nhất là đổi mới phương pháp thôi. Không phải chỉ đổi mới ở thời điểm môn Lịch sử trở thành lựa chọn ở bậc THPT mà phải đổi mới ngay từ bậc Tiểu học và THCS. Cho nên trách nhiệm đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ dồn gánh nặng xuống các bậc dưới rất lớn.

Để làm được điều này không dễ dàng bởi ở bậc dưới, môn Lịch sử được ghép thành môn Lịch sử và Địa lí, do phải hoàn thành toàn bộ kiến thức cơ bản ngay bậc THCS cho nên lượng kiến thức sẽ rất nhiều. Cùng với đó, tâm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi này khi bị nhồi nhét lượng kiến thức nhiều như vậy thì chắc chắn sẽ rất mệt, ngay bản thân thầy cô cũng phải chạy theo chương trình. Vì vậy, các thầy cô ở bậc tiểu học và THCS đang đứng trước một thử thách rất lớn.

- Nổi tiếng là người “thổi hồn” cho môn Lịch sử ở nơi mình dạy, thầy có thể chia sẻ thêm về phương pháp dạy học của mình?

Tôi luôn hướng tới học sinh sẽ học những nội dung gì, thích học gì, theo hình thức nào. Dựa trên mong muốn của học sinh cùng với nội dung chương trình Bộ GDĐT ban hành, tôi sẽ soạn bài giảng phù hợp từ đó mới lựa chọn phương pháp. Ví dụ, giảng dạy về Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, nếu mình dạy bình thường thì sẽ không thu hút được học sinh, cho nên giáo viên có thể biến thành dự án cho các em “cosplay” – hoá thân thành nhân vật.

 

- Nhiều giáo viên cho rằng không phải muốn đổi mới là được vì còn liên quan đến điều kiện như nhà trường, phụ huynh, học sinh, kinh phí… Với kinh nghiệm của mình, ông có cho rằng đây có phải những lý do chính đáng, những rào cản để một số giáo viên chậm đổi mới phương pháp giảng dạy hay không?

Tôi cho rằng tất cả lý do đó không phải là điều quan trọng nhất mà chính là người thầy. Nếu như các thầy cô cho rằng việc giảng dạy Lịch sử một chiều, chỉ cần đọc chép là vừa đủ thì chắc chắn sẽ không có sự đổi mới nào cả. Chỉ khi nào người thầy cho rằng hình thức giảng dạy đó gây nhàm chán cho chính bản thân mình và học sinh thì lúc đó, người thầy bắt buộc phải đổi mới.

Nếu không có nhiều kinh phí để tổ chức cho các em hoá thân thành nhân vật thì mình vẫn có thể sử dụng phương pháp khác như đưa học sinh đến các di tích lịch sử trong địa phương rồi giảng dạy kiến thức phù hợp với sự kiện lịch sử.

 

- Thực tế quá trình triển khai các tiết học của mình, ông có gặp nhiều khó khăn hay không và cách giải quyết của như thế nào?

Khó khăn mà các giáo viên có thể gặp phải là cần có sự đồng thuận từ nhiều phía. Lấy ví dụ như khi học về lịch sử TPHCM, tôi nhận thấy khiếm khuyết lớn nhất của học sinh thành phố hiện nay là được bố mẹ bao bọc, chăm ẵm quá nhiều. Vì bố mẹ có điều kiện nên không muốn con phải trải nghiệm những gì đó vượt ra khỏi nhà trường và gia đình. Tôi muốn học trò của mình chủ động đi xe buýt đến các bảo tàng để tham quan và làm các bài tập lịch sử thông qua đó sẽ tạo thêm một kỹ năng mềm cho cuộc sống.

Vì thế, điều đầu tiên phải có sự đồng thuận của gia đình, sự nhất trí của ban giám hiệu, thậm chí là sự vào cuộc của cả xã hội. Một số ban giám hiệu tỏ ra không hứng thú với việc đổi mới do công tác tổ chức tốn nhiều thời gian, kinh phí, trách nhiệm… Tuy vậy, tôi vẫn khẳng định lại là giáo viên là yếu tố quyết định trong đổi mới dạy và học.

- Xin cảm ơn ông!

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Hiệu quả từ các mô hình giáo dục lịch sử không chỉ từ sách ở Long An

An Long |

Long An - Mỗi danh lam, “địa chỉ đỏ” về lịch sử, văn hóa đều gắn liền với truyền thống quý báu của đất và người. Đây là những minh chứng, tư liệu “sống” để truyền thụ, bồi đắp thêm lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

Tranh cãi Lịch sử trở thành môn tự chọn, Bộ GDĐT chính thức lên tiếng

Tường Vân |

Trước những tranh luận việc Lịch sử là môn lựa chọn ở cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có phản hồi chính thức về vấn đề này.

Vì sao học sinh không "mặn mà" với môn Lịch sử?

Nhóm PV |

Đã từ rất lâu, môn Lịch sử bị nhiều học sinh coi là môn học phụ. Trên thực tế, số học sinh yêu thích môn Lịch sử cũng không nhiều. Có nhiều lý do khiến học sinh không mấy mặn mà với môn sử như dài, khó học thuộc và khó nhớ những mốc thời gian.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hiệu quả từ các mô hình giáo dục lịch sử không chỉ từ sách ở Long An

An Long |

Long An - Mỗi danh lam, “địa chỉ đỏ” về lịch sử, văn hóa đều gắn liền với truyền thống quý báu của đất và người. Đây là những minh chứng, tư liệu “sống” để truyền thụ, bồi đắp thêm lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

Tranh cãi Lịch sử trở thành môn tự chọn, Bộ GDĐT chính thức lên tiếng

Tường Vân |

Trước những tranh luận việc Lịch sử là môn lựa chọn ở cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có phản hồi chính thức về vấn đề này.

Vì sao học sinh không "mặn mà" với môn Lịch sử?

Nhóm PV |

Đã từ rất lâu, môn Lịch sử bị nhiều học sinh coi là môn học phụ. Trên thực tế, số học sinh yêu thích môn Lịch sử cũng không nhiều. Có nhiều lý do khiến học sinh không mấy mặn mà với môn sử như dài, khó học thuộc và khó nhớ những mốc thời gian.