Để học sinh chọn môn Lịch sử: Quan trọng là thầy cô dạy như thế nào

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Năm học 2022-2023, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bắt đầu triển khai đối với lớp 10. Theo đó, Lịch sử sẽ chính thức thuộc nhóm môn lựa chọn. Điều này làm nảy sinh lo ngại học sinh sẽ không lựa chọn môn học này bởi tình trạng học trò không ham học Lịch sử, điểm thi thấp đã diễn ra trong những năm qua.

Môn sử: Nên tự chọn hay bắt buộc?

Thứ nhất, về nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành (2006) môn Lịch sử nặng về trình bày sự kiện, bố cục bài học thường viết theo mô típ: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm, tính chất. Bài học còn đậm chất báo cáo chính trị, nặng về số liệu, dữ kiện, ngày tháng năm nên dễ gây ra nhàm chán cho học sinh.

Thứ hai, phụ huynh định hướng cho con học có tính thực dụng, thực tế, thường là lựa chọn các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, tiếng Anh để có nhiều lựa chọn, cơ hội chọn trường đại học cùng nghề nghiệp tương lai tốt hơn sau này. Rất nhiều phụ huynh và ngay cả học sinh xem thường môn học này vì cho rằng học lịch sử có rất ít cơ hội chọn trường, chọn ngành nghề.

Thứ ba, về kiểm tra, thi môn Lịch sử chủ yếu vẫn là ghi nhớ, xâu chuỗi, sắp xếp sự kiện là chính, nên học sinh phải có trí nhớ tốt, học thuộc lòng vô số sự kiện. Do vậy học sinh đam mê học môn Lịch sử là rất hiếm vì học không vào. Bằng chứng những năm qua kết quả thi tốt nghiệp THPT, môn Lịch sử luôn có kết quả điểm thi thấp nhất trong số những môn thi tốt nghiệp là minh chứng thực tế nhất cho việc học sinh không mê môn Lịch sử.

Quan trọng là thầy cô dạy như thế nào

Về nguyên tắc khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018, ở lớp 10 rồi tiếp 11 và 12, Bộ GDĐT đã mở ra cơ hội cho học sinh tự chọn môn học phù hợp mục đích định hướng cho việc chọn nghề nghiệp khi học cao đẳng, đại học… Do vậy học sinh được chọn môn là quyền lợi học tập, tương lai của học sinh, phù hợp với mục tiêu chương trình giáo dục hiện hành.

Để học sinh lựa chọn học môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, đối với lớp 10, cần có sự đổi mới, khắc phục những hạn chế nói trên. Chương trình, sách giáo khoa nên gọn nhẹ, không nên đi vào chi tiết ở bậc học phổ thông. Nội dung bài học nên viết dưới dạng một câu chuyện lịch sử mới thu hút học sinh, lắng đọng, thẩm thấu một cách tự nhiên như đọc một quyển truyện hay, vì suy cho cùng lịch sử chính là một câu chuyện kể về quá khứ nên nó cần được trình bày sinh động, hấp dẫn nhưng vẫn bảo đảm tính khách quan mới thu hút học sinh đọc.

Về đổi mới kiểm tra, việc kiểm tra, thi không nặng về sự kiện buộc học sinh phải ghi nhớ, tái hiện hoặc xâu chuỗi sự kiện, so sánh, phân tích. Đề kiểm tra, thi nên yêu cầu học sinh trình bày cảm nhận, nêu hiểu biết, suy nghĩ của học sinh về một nhân vật, một sự kiện lịch sử nào đó mà em yêu thích hoặc quan trọng theo em. Hình thức kiểm tra trắc nghiệm hiện nay trong môn Lịch sử tuy dễ nhưng thật sự là khó, vì kiểm tra kiến thức trên diện rộng với rất nhiều sự kiện ngày tháng cần phải nhớ nên học sinh phải thuộc bài mới làm được.

Vậy nên cần thay thế hình thức kiểm tra trắc nghiệm thì nên tạo điều kiện cho học sinh trình bày suy nghĩ quan điểm, nhận xét, đánh giá, cảm nhận… về một sự kiện nhân vật lịch sử nào đó thì hợp lý hơn.

Về phương pháp dạy, nên tạo điều kiện để học sinh có trải nghiệm thực tế, tham quan các di tích lịch sử, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, tiếp xúc các triển lãm ở nhà bảo tàng hay xem triển lãm số, thi kể chuyện lịch sử, sắm vai, hóa trang nhân vật lich sử… cần có những bộ phim hấp dẫn về lịch sử đưa vào trong chương trình giảng dạy sẽ giúp kích thích tư duy, khơi dậy hứng thú học tập học sinh tốt hơn trình bày trên những trang sách với những số liệu khô khan của những trận đánh, chiến dịch…

Đặc biệt cần trao quyền tự chủ giảng dạy để thầy cô được chủ động sáng tạo trong việc soạn giảng không phải trói buộc nặng về hình thức theo “Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy” của Bộ GDĐT vẫn còn đang áp dụng ở trường học phổ thông hiện nay và theo giáo án mẫu của Công văn 5512.

Vậy Lịch sử là môn tự chọn hay bắt buộc là điều không quan trọng, quan trọng hơn là chính thầy cô dạy như thế nào, chương trình học ra sao, hình thức kiểm tra đánh giá… để học sinh thích học hay không?  Vì “lịch sử vẫn là lịch sử”, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, cần làm thế nào để học sinh và mọi người có nhận thức đúng về lịch sử đó là điều cốt lõi cần hướng đến.

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
TIN LIÊN QUAN

Đừng tranh cãi tự chọn hay bắt buộc, hãy tìm cách để học sinh yêu Lịch sử

Thiều Trang |

Trước những tranh cãi về việc môn Lịch sử trở thành môn lựa chọn ở cấp Trung học phổ thông (THPT), nhiều giáo viên cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào để học sinh yêu thích môn Lịch sử, xác định được năng lực và tiếp cận sâu với nguyện vọng nghề nghiệp mình yêu thích, gắn với môn học này.

Cách học lịch sử thú vị của nữ sinh 2 năm liền "ẵm" giải Nhất quốc gia

Quang Trang |

Sở hữu niềm đam mê lịch sử cùng bí quyết học môn Lịch sử khoa học, sáng tạo, Bùi Quỳnh Nga - học sinh lớp 12 chuyên Sử, Trường THPT Chuyên Thái Nguyên đã xuất sắc lập “cú đúp” 2 năm liên tục đạt giải Nhất cấp quốc gia môn Lịch sử.

Trải nghiệm tiết học Lịch sử thú vị cùng Trung tướng Phạm Tuân

Thiều Trang - Tường Vân |

Thay vì ngồi trên lớp "học chay" những số liệu khô khan trong sách vở, tự tưởng tượng ra những nhân vật lịch sử, học sinh Trường Phổ Thông Liên cấp Olympia đã được đắm chìm vào những câu chuyện lịch sử thông qua các phương tiện dạy học trực quan, được trực tiếp tổ chức những buổi trò chuyện, chia sẻ từ chuyên gia, nhân chứng lịch sử… Đó cũng chính là những nỗ lực nhằm đổi mới phương pháp dạy và học của cô trò trong thời gian gần đây.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đừng tranh cãi tự chọn hay bắt buộc, hãy tìm cách để học sinh yêu Lịch sử

Thiều Trang |

Trước những tranh cãi về việc môn Lịch sử trở thành môn lựa chọn ở cấp Trung học phổ thông (THPT), nhiều giáo viên cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào để học sinh yêu thích môn Lịch sử, xác định được năng lực và tiếp cận sâu với nguyện vọng nghề nghiệp mình yêu thích, gắn với môn học này.

Cách học lịch sử thú vị của nữ sinh 2 năm liền "ẵm" giải Nhất quốc gia

Quang Trang |

Sở hữu niềm đam mê lịch sử cùng bí quyết học môn Lịch sử khoa học, sáng tạo, Bùi Quỳnh Nga - học sinh lớp 12 chuyên Sử, Trường THPT Chuyên Thái Nguyên đã xuất sắc lập “cú đúp” 2 năm liên tục đạt giải Nhất cấp quốc gia môn Lịch sử.

Trải nghiệm tiết học Lịch sử thú vị cùng Trung tướng Phạm Tuân

Thiều Trang - Tường Vân |

Thay vì ngồi trên lớp "học chay" những số liệu khô khan trong sách vở, tự tưởng tượng ra những nhân vật lịch sử, học sinh Trường Phổ Thông Liên cấp Olympia đã được đắm chìm vào những câu chuyện lịch sử thông qua các phương tiện dạy học trực quan, được trực tiếp tổ chức những buổi trò chuyện, chia sẻ từ chuyên gia, nhân chứng lịch sử… Đó cũng chính là những nỗ lực nhằm đổi mới phương pháp dạy và học của cô trò trong thời gian gần đây.