Dạy môn tích hợp gây khó khăn cho cả giáo viên và nhà trường

Vân Trang |

3 giáo viên dạy 1 môn tích hợp hay có nơi 1 thầy cô đảm đương cả 3 phân môn... Dù là cách nào, các trường cũng đều than khó trong việc đảm bảo chất lượng dạy học môn tích hợp.

Khó cho cả giáo viên và nhà trường

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bậc THCS có môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học; môn Lịch sử và Địa lý được tích hợp từ các các môn Lịch sử, Địa lí.

Mặc dù đã bước sang năm thứ 2 dạy và học các môn tích hợp nhưng việc bố trí giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy học vẫn luôn là bài toán khó đối với các nhà trường.

Tại Hà Nội, phần lớn các trường THCS đều bố trí 3 giáo viên đơn môn cùng dạy môn Khoa học tự nhiên, 2 giáo viên dạy môn Lịch sử - Địa lý. Phương án này đảm được mạch kiến thức nhưng thời khóa biểu phải liên tục thay đổi, gây rối cho giáo viên.

Một số trường bố trí 1 giáo viên đảm nhiệm cả môn học. Cách này thuận lợi cho nhà trường trong việc quản lí, sắp xếp thời khoá biểu... Nhưng bất cập ở chỗ, nhiều giáo viên trước kia được đào tạo đơn môn, chưa đủ tự tin, thiếu kiến thức để lên lớp, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Hiệu trưởng 1 trường THCS trên địa bàn TP Hà Nội nói rằng, năm ngoái, khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 áp dụng với lớp 6, nhà trường có thể cố "co kéo" để 3 cô giáo cùng đảm nhận 1 môn học. Thế nhưng sang năm học này, khi chương trình mới áp dụng với lớp 7, nhà trường buộc phải bố trí 1 giáo viên đơn môn đảm nhận dạy môn tích hợp vì không đủ nguồn giáo viên.  

"Trước kia, thầy cô được đào tạo đơn môn 4 năm ở bậc đại học mới có thể đứng lớp thì nay, chỉ qua khoá đào tạo, bồi dưỡng vài tháng, 1 giáo viên dạy đơn môn đã phải đảm đương 3 phân môn. Những kiến thức cơ bản, thầy cô có thể đảm bảo, nhưng kiến thức chuyên sâu thì rất khó.

Tóm lại, dù xoay xở như thế nào cũng đều rối rắm, khiến giáo viên quá tải, gây thiệt thòi cho học sinh" - vị hiệu trưởng giãi bày.

Việc dạy học môn tích hợp tại các cơ sở giáo dục vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: Hải Nguyễn
Việc dạy học môn tích hợp tại các cơ sở giáo dục vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Đề nghị triển khai kịp thời kế hoạch đào tạo giáo viên dạy liên môn 

Không riêng Hà Nội, tại nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước, các trường đều phải tìm mọi cách xoay xở để dạy học môn tích hợp. Nhưng bố trí thế nào cũng bộc lộ những khó khăn cho cả người dạy lẫn người học.

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang gửi tới trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến.

Theo đó, cử tri tỉnh Bắc Giang cho rằng, việc thực hiện giảng dạy các môn tích hợp bậc trung học cơ sở còn nhiều khó khăn, bất cập đối với giáo viên.

Cử tri tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ GDĐT triển khai kịp thời kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy liên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy các môn tích hợp trong nhà trường.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ GDĐT cho biết, đơn vị đã hướng dẫn các nhà trường, căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Ngoài ra, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định  hướng phát triển năng lực học sinh.

Theo Bộ GDĐT, từ năm 2019 đến nay, bộ đã triển khai biên soạn tài liệu và tập huấn cho giáo viên cốt cán cả nước các modul bồi dưỡng cho giáo viên về Chương trình giáo dục phổ thông (do Chương trình ETEP phối hợp với các trường đại học sư phạm và các đơn vị liên quan đảm nhiệm).

Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý. Như vậy, đối với mỗi giáo viên, việc dạy học những nội dung phù hợp với chuyên môn không có gì thay đổi lớn so với chương trình hiện hành.

Việc thay đổi chủ yếu nằm ở kế hoạch giáo dục của nhà trường (phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu), đã được Bộ GDĐT hướng dẫn (Công văn số 5512, Công văn số 2613, Công văn số 3699) và được các nhà trường triển khai thực hiện.

Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy ban đầu có những khó khăn do quen với việc 1 giáo viên dạy 1 môn và xếp thời khóa biểu chia đều số tiết/tuần, nhưng qua một thời gian thực hiện, Bộ GDĐT đã kiểm tra, chỉ đạo điểm và nhân rộng, đến nay cơ bản đã được các trường THCS thực hiện đáp ứng yêu cầu.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Thí sinh nên tham dự bao nhiêu kỳ thi riêng để xét tuyển đại học?

Vân Trang |

Mùa tuyển sinh năm 2023, sự xuất hiện của các kỳ thi riêng để xét tuyển đại học khiến thí sinh không khỏi bối rối trong việc lựa chọn, ôn tập.

Áp lực xét tuyển đại học, thí sinh không tiếc tiền “săn” chứng chỉ IELTS

Tường Vân |

Nhiều học sinh lớp 12 không tiếc tiền của ôn luyện, đầu tư thi chứng chỉ IELTS với hy vọng đây sẽ là tấm vé giúp các em vào cánh cổng đại học mơ ước.

ChatGPT có thể thay thế được vai trò của giáo viên?

Vân Trang |

Với công nghệ trí tuệ nhân tạo nói chung và ChatGPT nói riêng, vai trò người thầy chắc chắn sẽ không mất đi nhưng ngày một thay đổi.

Quảng Nam: Để lại thư tuyệt mệnh nhảy cầu, rồi về nhà ngủ

Hoàng Bin |

Người đàn ông ở Quảng Nam để lại lá thư tuyệt mệnh nhảy cầu và nhờ cộng đồng mạng nhắn gửi cho người thân, rồi xuất hiện ở nơi không ngờ.

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung chất vấn các nhóm giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Giá tăng vọt, vàng trở thành kênh trú ẩn

MI VÂN |

Giá vàng thế giới tăng vọt, áp sát ngưỡng tâm lý quan trọng 2000 USD/oz. Tính chung cả tuần qua, giá vàng thế giới đã tăng 122 USD/oz so với cuối tuần trước. Tiền đang rút khỏi thị trường chứng khoán và đổ vào vàng như kênh trú ẩn.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc: Hạnh phúc là có tiền, có người mình yêu thương

Nhóm PV |

Ngày 20.3 được Liên hợp quốc chọn làm Ngày Quốc tế hạnh phúc. Với nhiều người, hạnh phúc có thể là được lắng nghe, hạnh phúc cũng có thể là kiếm được thật nhiều tiền, hay hạnh phúc giản đơn là được nhìn thấy người mà mình yêu thương hạnh phúc...

Tiền và những chuyện “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” ở phim Việt

Mi Lan |

Điện ảnh được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến lược công nghiệp hóa văn hóa đến năm 2030. Thế nhưng, tất cả những vấn đề được mang ra bàn bạc, thảo luận tại các tọa đàm đều cũ kỹ, vốn đã tồn đọng cả thập kỷ, không thể giải quyết.

Thí sinh nên tham dự bao nhiêu kỳ thi riêng để xét tuyển đại học?

Vân Trang |

Mùa tuyển sinh năm 2023, sự xuất hiện của các kỳ thi riêng để xét tuyển đại học khiến thí sinh không khỏi bối rối trong việc lựa chọn, ôn tập.

Áp lực xét tuyển đại học, thí sinh không tiếc tiền “săn” chứng chỉ IELTS

Tường Vân |

Nhiều học sinh lớp 12 không tiếc tiền của ôn luyện, đầu tư thi chứng chỉ IELTS với hy vọng đây sẽ là tấm vé giúp các em vào cánh cổng đại học mơ ước.

ChatGPT có thể thay thế được vai trò của giáo viên?

Vân Trang |

Với công nghệ trí tuệ nhân tạo nói chung và ChatGPT nói riêng, vai trò người thầy chắc chắn sẽ không mất đi nhưng ngày một thay đổi.