Công nhận chức danh GS, PGS: Làm sao để không “tắc đường”?

Huyên Nguyễn (thực hiện) |

Một số ngành thuộc lĩnh vực Y học đang khan hiếm ứng viên làm hồ sơ xét công nhận chức danh GS, PGS do những tiêu chuẩn khắt khe trong công bố bài báo khoa học quốc tế. Chính vì thế, bên cạnh siết chặt việc ứng viên đăng tải bài trên các tạp chí khoa học “săn mồi” thì cũng cần tính đến điều chỉnh quy định phù hợp để tạo kế thừa cho những ngành hiếm, khó.

Báo Lao Động có cuộc trao đổi với GS.TS.BS Đặng Vạn Phước - Chủ tịch Hội đồng GS ngành Y về công nhận chức danh GS, PGS năm 2021.

Ban đầu sẽ có trục trặc

Thưa GS.TS Đặng Vạn Phước, năm 2021 là năm thứ 3 áp dụng quyết định 37/2018/QĐ–TTg với các quy định siết chặt hơn, đặc biệt là về bài báo khoa học quốc tế. Ông có thể chia sẻ về thực trạng bài báo quốc tế năm nay trong ngành Y?

- Năm 2021 là năm thứ 3 áp dụng quyết định 37/2018/QĐ–TTg. Điều này đã đem lại nhiều hướng mới, nâng cao chất lượng của các học hàm, đồng thời hướng tới mục tiêu hội nhập, dần dần có sự tiếp cận nền khoa học thế giới.

Tôi cho rằng, hướng này lúc đầu sẽ có trục trặc, khó khăn bởi khi có quy định mới sẽ xảy ra việc đối phó dẫn đến hiện tượng năm trước có một số ứng viên có bài báo công bố quốc tế đăng trên các tạp chí “săn mồi”, không chính thống… Tuy nhiên, sau đó, các hội đồng sẽ có cách khắc phục tình trạng này.

Năm nay, tất cả các ứng viên GS, PGS ngành Y mà Hội đồng GS ngành đề xuất đều được thông qua, các ứng viên ngành Y không bị phản biện về đăng tải các bài báo khoa học do ngay từ đầu, hội đồng ngành đã có một bộ phận đặc biệt, nghiên cứu xem xét rất kỹ vấn đề này. Kể cả tạp chí trong nước, đã có trong danh sách rồi thì chúng tôi cũng gửi công văn để xác định giá trị tồn tại của tạp chí hiện nay như thế nào. Trong quá trình xét duyệt, nếu ứng viên nào có công bố trên những tạp chí này sẽ bị loại ra. Với sự chuẩn bị đó nên năm nay hiện tượng này cơ bản đã được giải quyết.

Việc phối hợp giữa Hội đồng GS Nhà nước với Hội đồng GS ngành/liên ngành khá tốt. Do vậy những thông tin qua lại, vướng mắc đều được chỉ đạo và làm rất tốt.

Số lượng GS, PGS giảm
Số lượng GS, PGS giảm trong thời gian qua do những quy định siết chặt hơn về công bố bài báo khoa học quốc tế. Biểu đồ: Huyên Nguyễn

Vậy thì, những khó khăn trong việc xác định bài báo khoa học quốc tế uy tín đã có lời giải phải không, thưa GS?

- Về cơ bản, năm nay đã hạn chế đi rất nhiều ứng viên nộp các bài báo công bố quốc tế đăng trên tạp chí không uy tín. Nếu mình chủ động báo hiệu sớm cho các ứng viên thì dần dần họ sẽ không vướng vào nữa.

Tuy nhiên, trong quá trình xét duyệt hồ sơ lại nổi ra một số vấn đề như có một số ứng viên khai các bài đăng báo quốc tế trong 3 năm cuối khá nhiều, chỉ khoảng 4-5 người. Có người có đến 50-90 công bố trong những năm cuối khiến cho người ta nghĩ rằng nhà khoa học làm sao trong 3 năm có thể làm tới con số như vậy, mặc dù đều đăng trên các tạp chí uy tín.

Số lượng đó đặt vấn đề đã là khoa học, lại bên Y học nữa thì làm sao có nhiều như vậy, điều này tạo nên cảm giác không thuyết phục. Cùng với đó, chúng tôi cũng xem xét kỹ các hồ sơ mà ứng viên đứng tên một mình nhiều bài quá.

Hội đồng GS ngành Y đã mời các ứng viên này giải trình. Lý do được đưa ra chủ yếu vì ứng viên giữ nhiều vị trí công tác tại viện nghiên cứu lớn, bệnh viện, chủ nhiệm các chương trình nghiên cứu, làm việc tại trường đại học, đi thỉnh giảng tại nhiều nơi…, mỗi vị trí đó đều có nghiên cứu, luận án, luận văn dẫn đến số lượng đề tài có tên sẽ nhiều lên.

Một số khác thì là tình cờ, ví dụ đúng dịp cơ quan kỷ niệm thành lập nên đã tổ chức rất nhiều hội nghị, hội thảo khoa học, công trình nghiên cứu dẫn nên ứng viên có cơ hội tham gia nhiều.

Linh hoạt hơn với ngành hiếm, khó

Vậy theo GS, trong thời gian tới, chúng ta có cần điều chỉnh thêm quy định nào về xét, công nhận chức danh GS, PGS nữa hay không?

- Để chuẩn bị cho đợt xét GS, PGS năm 2022, ngành Y sẽ những đề xuất mới. Bởi những yếu tố như hoà nhập, quốc tế, chất lượng các bài báo, nghiêm khắc với gian lận, các hội đồng sẽ siết chặt để đi vào quỹ đạo.

Bên cạnh việc siết chặt các quy định chung thì sẽ khó để có thể đặt ra một quy định đồng nhất cho cả 28 hội đồng ngành/liên ngành. Ngay cả trong ngành Y có những chuyên ngành công bố quốc tế tương đối thuận lợi như Y tế công cộng, nhưng có những chuyên ngành công bố quốc tế rất khó. Một số chuyên ngành như Tâm thần, Giải phẫu bệnh… vài năm nay gần như không còn có ai để dần dần làm hồ sơ công nhận chức danh PGS nữa.

Việc hổng này sẽ giải quyết bằng cách nào đây là vấn đề của các trường, các viện cần tính đến. Hội đồng GS Nhà nước cũng cần có giải pháp để cân bằng và duy trì việc tiếp nối, kế thừa.

Tôi cho rằng trong ngành Y sắp tới, có lẽ cần một chút thay đổi về cách tính bài báo uy tín để khuyến khích những người trong một số ngành hơi khó, hơi hiếm… có thể phấn đấu đạt chức danh GS, PGS.

Hiện nay, một số ngành khoa học đăng bài báo trên tạp chí uy tín rất khó bởi sự phản biện. Ví dụ có những bác sĩ mổ rất giỏi, kết quả rất tốt nhưng khi đăng bài báo sẽ phải giải đáp các vấn đề như trước đó có xét nghiệm sinh học phân tử không, sau khi mổ có xét nghiệm lại không, 5 năm sau có xét nghiệm lại không, lúc đó mới có giá trị... Yêu cầu của các tạp chí uy tín càng ngày càng lên. Chính vì thế, nó trở nên khó khăn đối với một số ngành.

Hay những ứng viên trong ngành Y công tác ở các bệnh viện, viện nghiên cứu, các bệnh viện tỉnh, tuyến cơ sở thì khả năng công bố cũng khác nhau. Do vậy, những ngành, chuyên ngành khó dần dần sẽ không có ứng viên, dẫn tới chuyện không có PGS, GS thì không thể có lớp kế cận. Chúng ta cần có giải pháp không để hiện tượng “tắc đường” khi đăng bài báo uy tín quốc tế, có thể là tăng điểm lên đối với những bài thuộc nhóm ngành này hoặc những bài đăng trên tạp chí uy tín lâu đời…

 

Trong thời gian tới, cần điều chỉnh thêm các quy định cho phù hợp với thực tế hơn để vừa bắt được xu hướng hội nhập, vừa đảm bảo chất lượng, và một điều nữa trong câu nói của Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn rằng có cách nào để “lượng giá” được tầm ảnh hưởng của các TS, PGS đối với ngành của mình. Đó là uy tín, sự tham gia, đóng góp…, để đánh giá, chấm điểm được nội dung này thì không dễ. Chúng tôi cũng nghĩ tới lúc nào đó phải tính toán đến đưa các nội dung này vào đánh giá chất lượng hồ sơ phong hàm tốt hơn.

- Xin cảm ơn GS Đặng Vạn Phước!

Huyên Nguyễn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Xét công nhận chức danh GS, PGS: Siết chặt quy định để không còn đối phó

HUYÊN NGUYỄN |

Số lượng giáo sư, phó giáo sư trong 3 năm trở lại đây đang giảm mạnh kể từ khi thực hiện quyết định 37/2018/QĐ-TTg. Nguyên nhân của sự sụt giảm là các quy định ngày càng siết chặt hơn về chất lượng của các ứng viên. Tuy nhiên, số lượng công bố khoa học vẫn đang là vấn đề nhức nhối cần giải quyết trong mỗi đợt xét công nhận.

Kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2021

Tường Vân |

Tại Phiên họp lần thứ VIII xét duyệt hồ sơ ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2021, có 405 ứng viên Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS) được bỏ phiếu tín nhiệm thông qua (đạt 98%).

Yêu cầu rà soát lại toàn bộ hồ sơ sau lùm xùm xét chức danh GS, PGS

Tường Vân |

Sau loạt lùm xùm liên quan đến xét chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS), Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước đề nghị các Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến ứng viên.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Xét công nhận chức danh GS, PGS: Siết chặt quy định để không còn đối phó

HUYÊN NGUYỄN |

Số lượng giáo sư, phó giáo sư trong 3 năm trở lại đây đang giảm mạnh kể từ khi thực hiện quyết định 37/2018/QĐ-TTg. Nguyên nhân của sự sụt giảm là các quy định ngày càng siết chặt hơn về chất lượng của các ứng viên. Tuy nhiên, số lượng công bố khoa học vẫn đang là vấn đề nhức nhối cần giải quyết trong mỗi đợt xét công nhận.

Kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2021

Tường Vân |

Tại Phiên họp lần thứ VIII xét duyệt hồ sơ ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2021, có 405 ứng viên Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS) được bỏ phiếu tín nhiệm thông qua (đạt 98%).

Yêu cầu rà soát lại toàn bộ hồ sơ sau lùm xùm xét chức danh GS, PGS

Tường Vân |

Sau loạt lùm xùm liên quan đến xét chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS), Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước đề nghị các Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến ứng viên.