Chậm trễ thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên chịu thiệt thòi

Huyên Nguyễn |

Giáo viên 11 năm không được thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên có trình độ đại học, đủ tiêu chuẩn thăng hạng nhưng mãi vẫn hưởng lương trung cấp… là những vấn đề nóng tại Hội nghị tiếp xúc cử tri ngành giáo dục thành phố của Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức ngày 29.4.

Bằng đại học, hưởng lương trung cấp

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên là vấn đề làm “nóng” buổi tiếp xúc cử tri ngành Giáo dục. Với tư cách cá nhân, cử tri Nguyễn Đình Tuấn – chuyên viên phòng GDĐT Tân Bình cho rằng việc triển khai thực hiện bổ nghiệm chức danh nghề nghiệp theo các Thông tư 01, 02, 03 và 04/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20.3.2021 hiện đang gặp khó khăn, có quá nhiều hướng dẫn từ các cấp nên đến nay nhiều nơi chưa triển khai xong.

Việc chậm trễ này ảnh hưởng lớn tới việc xếp lương cho giáo viên, lương thấp hơn so với năng lực thực tế.

“Nơi nào làm trước thì giáo viên được hưởng trước, nơi nào chưa làm thì giáo viên chưa được hưởng dù tiêu chuẩn và điều kiện giống nhau. Cơ quan nhà nước làm chậm nhưng giáo viên không được truy lĩnh”, ông Tuấn bày tỏ. Cử tri này kiến nghị để đảm bảo quyền lợi công bằng nên ấn định mốc thời gian chung cho giáo viên cả nước theo hiệu lực của các thông tư. Mốc thời gian được tính là thời điểm giáo viên đáp ứng đủ điều kiện chứ không lệ thuộc vào thời điểm mà cơ quan quản lý nhà nước triển khai.

Cử tri Nguyễn Đình Tuấn kiến nghị chính sách thăng hạng giáo viên. Ảnh: Huyên Nguyễn
Cử tri Nguyễn Đình Tuấn kiến nghị chính sách thăng hạng giáo viên. Ảnh: Huyên Nguyễn

Ông Tuấn thẳng thắn bày tỏ thêm: Chế độ chính sách cho giáo viên nói riêng và người lao động ngành Giáo dục nói chung còn chậm, từ chủ trương đến khi người lao động nhận được quyền lợi có khi là một khoảng thời gian dài và lắm nhiêu khê. Chủ trương ở trên thì rất tốt nhưng lí do chậm trễ nằm ở vai trò tham mưu của cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn trong đó có tâm lý sợ trách nhiệm, né trách nhiệm.

Cử tri này dẫn chứng thực hiện Nghị quyết 01 của HĐND về hỗ trợ giáo dục mầm non, để trả lời cho cơ sở 1 vấn đề chưa rõ để thực hiện thì phòng Tài chính kế hoạch có văn bản đề nghị phòng GDĐT hỏi Sở GDĐT. Tính thời gian từ lúc phòng Tài chính kế hoạch có văn bản đề nghị phòng GDĐT làm văn bản hỏi đến khi có văn bản gửi lên Sở GDĐT thì đã mất 23 ngày, chưa kể thời gian đợi câu trả lời của Sở GDĐT.

"Người lao động vẫn ngóng trông, mỏi mòn từng giây từng phút. Còn cơ sở thì chưa có hướng dẫn nên chẳng dám thực hiện”, ông Tuấn kể và nhấn mạnh thêm: “Nếu cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ không thay đổi suy nghĩ về việc sợ trách nhiệm, né trách nhiệm thì đó là sự vô cảm, vô cảm với người lao động, với nhân dân”.

Gửi đơn kiến nghị tới Báo Lao Động, cô giáo T.N (giáo viên quận 7) cho biết cô tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm TPHCM và chính thức vào biên chế từ năm 2019 đến nay nhưng mãi cũng chỉ được hưởng lương trung cấp. Trong khi đó, nhiều giáo viên khác mới ra trường lại được hưởng bậc lương cao hơn. Nguyên nhân là do hồ sơ xét thăng hạng của cô đã nộp lên quận nhưng đơn vị này chưa tổ chức xét.

“Hiện nay, mức lương của tôi chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng. Việc không được hưởng lương đúng bậc đại học cũng kéo theo ảnh hưởng tới thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM. Tính ra một năm tôi bị mất khoảng 20 triệu đồng từ việc chậm trễ này”, nữ giáo viên chia sẻ.

Cử tri quận 6, quận 12 tại TPHCM cũng nêu ra nhiều kiến nghị nhiều vấn đề liên quan tới nội dung này, trong đó có người 11 năm có bằng đại học nhưng vẫn không được thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bổ sung thêm nội dung, cử tri Võ Cao Long - Trưởng phòng GDĐT quận Phú Nhuận cho biết, việc bồi dưỡng chuyên môn chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chức danh nghề nghiệp thầy cô phải tham gia rất tốn kém do phải tự bỏ tiền cá nhân, đặc biệt là bồi dưỡng theo chương trình GDPT 2018. Ông kiến nghị cần có sự tháo gỡ để giáo viên an tâm.

Nhiều giáo viên đủ điều kiện thăng hạng để nhận lương bậc đại học nhưng đang phải hưởng hệ trung cấp. Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn
Nhiều giáo viên đủ điều kiện thăng hạng để nhận lương bậc đại học nhưng đang phải hưởng hệ trung cấp. Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn

Nhiều lí do gây chậm trễ

Đáp lại ý kiến của cử tri, ông Nguyễn Duy Tân – Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM lí giải vấn đề xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp còn chậm trễ 2 năm qua do tình hình dịch bệnh không tổ chức được kỳ thi, dự kiến tháng 6.2022 sẽ có đợt thi mới. Cùng với đó, có một số nội dung khi trình lên các cấp có thẩm quyền, đặc biệt là Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ và Chính phủ thì hiện có một số đề án đã có thay đổi.

ông Nguyễn Duy Tân – Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM
Ông Nguyễn Duy Tân – Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM trả lời kiến nghị cử tri. Ảnh: Huyên Nguyễn

Ông Tân hướng dẫn, những trường hợp thăng hạng thì phải thi chứ không phải đương nhiên có bằng đại học là xét. Tuy vậy, ông vẫn thừa nhận quy định 9 năm từ hạng 3 lên hạng 2 là một thời gian quá dài và sẽ có đề xuất về việc này.

Theo thống nhất của các đơn vị, việc giáo viên có trình độ đại học chuyển sang ngạch, nâng hạng thuộc thẩm quyền của Sở GDĐT, còn chuyên viên chính sẽ thuộc Sở Nội vụ.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên muốn đi làm thêm bên ngoài hơn là dạy học 2 buổi/ngày

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM- Giáo viên dạy học 2 buổi/ngày theo chương trình giáo dục phổ thông mới không được hưởng hỗ trợ kinh phí, cùng với đó là thu nhập thấp dẫn đến tâm lí nhiều giáo viên thích dạy 1 buổi/ngày vì buổi còn lại sẽ đi làm thêm để đảm bảo điều kiện kinh tế gia đình, cải thiện thu nhập. Vì vậy, việc tuyển dụng giáo viên gặp khó khăn.

Giáo viên sẽ không thể đổi mới, sáng tạo nếu hiệu trưởng không chịu đổi mới

Huyên Nguyễn |

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh giáo viên sẽ là người nắm "chìa khóa" thành công trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, vì vậy rất cần sự đổi mới, sáng tạo từ giáo viên và chính sách quan tâm tới đội ngũ nhà giáo. Bên cạnh đó, các trường cũng cần giải quyết bài toán quản lý bởi giáo viên sẽ không thể đổi mới, sáng tạo nếu hiệu trưởng không chịu đổi mới.

Điều kiện thăng hạng viên chức không cần học thêm chứng chỉ

Minh Hương |

Viên chức có chứng chỉ bồi dưỡng công tác xã hội hạng III và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện khác của hạng thì được bổ nhiệm vào chức danh công tác xã hội hạng III mà không phải học lại chứng chỉ công tác xã hội hạng IV.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Giáo viên muốn đi làm thêm bên ngoài hơn là dạy học 2 buổi/ngày

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM- Giáo viên dạy học 2 buổi/ngày theo chương trình giáo dục phổ thông mới không được hưởng hỗ trợ kinh phí, cùng với đó là thu nhập thấp dẫn đến tâm lí nhiều giáo viên thích dạy 1 buổi/ngày vì buổi còn lại sẽ đi làm thêm để đảm bảo điều kiện kinh tế gia đình, cải thiện thu nhập. Vì vậy, việc tuyển dụng giáo viên gặp khó khăn.

Giáo viên sẽ không thể đổi mới, sáng tạo nếu hiệu trưởng không chịu đổi mới

Huyên Nguyễn |

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh giáo viên sẽ là người nắm "chìa khóa" thành công trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, vì vậy rất cần sự đổi mới, sáng tạo từ giáo viên và chính sách quan tâm tới đội ngũ nhà giáo. Bên cạnh đó, các trường cũng cần giải quyết bài toán quản lý bởi giáo viên sẽ không thể đổi mới, sáng tạo nếu hiệu trưởng không chịu đổi mới.

Điều kiện thăng hạng viên chức không cần học thêm chứng chỉ

Minh Hương |

Viên chức có chứng chỉ bồi dưỡng công tác xã hội hạng III và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện khác của hạng thì được bổ nhiệm vào chức danh công tác xã hội hạng III mà không phải học lại chứng chỉ công tác xã hội hạng IV.