Cách làm “đùng một cái” khó đảm bảo sẽ lọc ảo thành công các phương thức

Huyên Nguyễn |

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sẽ lọc ảo tất cả các phương thức trong mùa tuyển sinh năm 2022 đang khiến nhiều trường đại học và hàng ngàn thí sinh “trở tay không kịp” do các kế hoạch đã được triển khai từ trước đó rất lâu.

TS Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM đã có những chia sẻ thẳng thắn với Lao Động về những khó khăn trong lọc ảo, việc “quá muộn” để đưa ra đề xuất mới dẫn đến nguy cơ hàng trăm ngàn thí sinh sẽ phải “xóa bàn làm lại”.

Gọi trúng tuyển 300% nhưng 10% nhập học

Thưa TS Nguyễn Đức Nghĩa, thời gian qua xuất hiện hiện tượng nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng không đến nhập học, gây nhiều khó khăn cho các trường đại học (ĐH). Đâu là nguyên nhân của hiện tượng “trúng tuyển ảo”?

- Hiện tượng “trúng tuyển ảo” không chỉ mới có gần đây, mà ngay trước khi tuyển sinh “3 chung” (trước năm 2002) cũng đã có khi học sinh có thể dự thi tuyển sinh nhiều đợt khác nhau. Từ năm 2013, có thêm phương thức xét tuyển theo học bạ trung học phổ thông (THPT), hiện tượng trúng tuyển ảo đã tăng lên. Đến năm 2017, khi các trường ĐH đưa ra rất nhiều phương thức xét tuyển thì “trúng tuyển ảo” thực sự gây khó khăn cho một số trường ĐH. Như vậy, nguyên nhân trúng tuyển ảo là do chính các trường ĐH có nhiều phương thức xét tuyển độc lập với nhau.

Trong 2 năm qua, hầu hết các trường ĐH có rất nhiều phương thức xét tuyển, tập trung vào 5 phương thức chủ yếu là (1) tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh, (2) ưu tiên xét tuyển theo quy định của trường ĐH, (3) xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, (4) xét tuyển theo học bạ THPT và (5) xét tuyển theo kết quả các kỳ thi riêng do trường ĐH tổ chức.

 

Phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT là phương thức có tỉ lệ ảo thấp nhất chính do phương thức này có kết quả xét tuyển cuối cùng và được lọc ảo trên nguyên tắc thí sinh có thể đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng, nhưng chỉ được xét trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất. Để giảm thiểu tác động của “trúng tuyển ảo”, tính trung bình các trường ĐH phía Nam đã gọi trúng tuyển 175% chỉ tiêu theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp.

Vậy việc thực hiện lọc ảo trong những năm vừa qua đã như thế nào và có đạt hiệu quả không khi mà các trường vẫn phải gọi vượt cả hàng trăm %, thưa ông?

- Tự thân bài toán giải quyết “trúng tuyển ảo” đã có các yếu tố rất mâu thuẫn nhau. Về phía các trường ĐH, muốn đạt chỉ tiêu tuyển sinh nên đưa ra nhiều phương thức xét tuyển để tăng nguồn tuyển, nhưng lại chỉ muốn thí sinh trúng tuyển 1 nguyện vọng, 1 phương thức và 1 trường ĐH duy nhất.

Về phía thí sinh, thí sinh nào cũng muốn được trúng tuyển với tất cả các phương thức mà mình chọn và tất nhiên những thí sinh có kết quả học tập tốt và (hoặc) điểm thi cao chắc chắn sẽ trúng tuyển tất cả các phương thức xét tuyển.

Những mâu thuẫn này tạo nên một nghịch lý là ở nước ngoài, thí sinh trúng tuyển nhiều trường ĐH danh tiếng thì được vinh danh, trong khi một thí sinh Việt Nam trúng tuyển nhiều trường lại trở thành chuyện không mong muốn của các trường ĐH.

Để chống ảo, từ năm 2017, Bộ GDĐT và các trường đã đưa ra các giải pháp “lọc ảo” giữa các phương thức xét tuyển với nhau và “lọc ảo” trong phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp.

Các phương thức xét tuyển khác có kết quả xét trúng tuyển trước phương thức xét tuyển bằng điểm thi, do đó các trường ĐH buộc thí sinh đã được xét trúng tuyển theo các phương thức khác phải xác nhận nhập học (nộp giấy chứng nhận kết quả thi bản chính) trước khi đợt xét tuyển theo phương thức điểm thi tốt nghiệp bắt đầu.

Những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không tham gia xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp được (do đã bị loại khỏi dữ liệu xét tuyển). Năm 2021, có 54 trường ĐH phía Bắc hình thành nhóm xét tuyển chung do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì, 90 trường ĐH phía Nam hình thành nhóm lọc ảo chung do ĐHQG TPHCM chủ trì.

Nếu nhìn tỉ lệ gọi trúng tuyển rất cao so với chỉ tiêu của tất cả các phương thức, khó có thể nói việc lọc ảo giữa các phương thức với nhau và lọc ảo trong chính phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp đạt hiệu quả.

Tuy nhiên nếu công nhận việc gọi dôi dư một tỉ lệ nhất định (theo kinh nghiệm của từng trường ĐH) là một biện pháp chống ảo thì đây lại chính là giải pháp hiệu quả của nhiều trường ĐH. Năm 2021, tỉ lệ nhập học đạt 92,65% chỉ tiêu của các trường ĐH, tuy nhiên tỉ lệ này không đồng đều ở các trường và ngay cả ở các ngành trong cùng một trường.

Phương án lọc ảo chung khó khả thi

Theo kinh nghiệm của ông, liệu rằng chủ trương lọc ảo chung tất cả các phương thức mà Bộ GDĐT đưa ra trước Hội nghị tuyển sinh trực tuyến vừa qua có nâng cao được hiệu quả lọc ảo không?

- Khó có thể thực hiện được việc đăng ký xét tuyển tất cả các phương thức trên cùng một hệ thống và lọc ảo chung tất cả các phương thức xét tuyển trong năm 2022 vì nhiều lẽ”.

Thứ nhất, nhiều trường ĐH đã nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức học bạ ngay từ sau Tết Âm lịch. Kỳ thi riêng của một số trường, đặc biệt là kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM với gần 85.000 thí sinh sắp diễn ra ngày 27.3 tới đây. Nếu quy định đăng ký xét tuyển trên cùng một hệ thống của Bộ thì liệu hàng trăm ngàn thí sinh có phải “xóa bàn làm lại” không?

Thứ hai, mỗi phương thức có thời gian xét tuyển, tiêu chí và điều kiện xét tuyển ở mỗi trường đều khác nhau, và đã được công bố.

 

Chưa nói đến việc Bộ “ôm” sâu thêm việc tuyển sinh của các trường ĐH, những ý tưởng này xem ra mâu thuẫn với yêu cầu của Bộ trưởng ngay từ đầu năm học 2021–2022 là Bộ đưa ra khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển.

- Xin cảm ơn TS Nguyễn Đức Nghĩa!

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Lọc ảo tuyển sinh đại học: Ảnh hưởng đến quyền tự chủ của trường và thí sinh?

HUYÊN NGUYỄN |

Trong khi Bộ GDĐT kỳ vọng phương án lọc ảo mới sẽ hạn chế thí sinh ảo thì không ít ý kiến cho rằng, phương án Bộ GDĐT đưa ra chưa thực sự phù hợp, ảnh hưởng đến quyền tự chủ của các trường. Đặc biệt, theo phân tích của các chuyên gia, điều này sẽ hạn chế đi quyền lựa chọn của các thí sinh khi mỗi em chỉ đỗ 1 nguyện vọng duy nhất.

Băn khoăn “ma trận” chọn môn lớp 10 mới

Huyên Nguyễn (thực hiện) |

Nguy cơ thừa - thiếu cục bộ giáo viên; học sinh chưa đủ kinh nghiệm, kiến thức để lựa chọn môn học hay làm kiểu “lùa vào chuồng”... đang là những băn khoăn cần được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sớm có hướng dẫn để triển khai thực hiện chương trình mới ở bậc trung học phổ thông (THPT).

Dự kiến thi tốt nghiệp THPT cuối tháng 6, lọc ảo mọi phương thức xét tuyển

Tường Vân |

Dự kiến thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6.2022. Thí sinh sẽ đăng kí xét tuyển theo hình thức trực tuyến.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Lọc ảo tuyển sinh đại học: Ảnh hưởng đến quyền tự chủ của trường và thí sinh?

HUYÊN NGUYỄN |

Trong khi Bộ GDĐT kỳ vọng phương án lọc ảo mới sẽ hạn chế thí sinh ảo thì không ít ý kiến cho rằng, phương án Bộ GDĐT đưa ra chưa thực sự phù hợp, ảnh hưởng đến quyền tự chủ của các trường. Đặc biệt, theo phân tích của các chuyên gia, điều này sẽ hạn chế đi quyền lựa chọn của các thí sinh khi mỗi em chỉ đỗ 1 nguyện vọng duy nhất.

Băn khoăn “ma trận” chọn môn lớp 10 mới

Huyên Nguyễn (thực hiện) |

Nguy cơ thừa - thiếu cục bộ giáo viên; học sinh chưa đủ kinh nghiệm, kiến thức để lựa chọn môn học hay làm kiểu “lùa vào chuồng”... đang là những băn khoăn cần được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sớm có hướng dẫn để triển khai thực hiện chương trình mới ở bậc trung học phổ thông (THPT).

Dự kiến thi tốt nghiệp THPT cuối tháng 6, lọc ảo mọi phương thức xét tuyển

Tường Vân |

Dự kiến thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6.2022. Thí sinh sẽ đăng kí xét tuyển theo hình thức trực tuyến.