Cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên các cấp học

Bích Hà |

Theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021 – 2022.

Tại báo cáo đánh giá khái quát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chỉ ra thực trạng thiếu giáo viên hiện nay.

Theo Bộ GDĐT, tính đến hết năm học 2022 - 2023, theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông là 1.234.124 người (tăng 71.927 người so với năm học 2021- 2022), trong đó công lập chiếm 88,57%, ngoài công lập chiếm 11,43%); cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (công lập chiếm 90,4%, ngoài công lập chiếm 9,6%).

Tuy nhiên, tại các địa phương, biên chế sự nghiệp giáo dục được giao bổ sung không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục; đồng thời thực hiện yêu cầu của Chính phủ tinh giản biên chế 10% làm tình trạng thiếu giáo viên càng chậm được khắc phục.

Việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục. Tỉ lệ giáo viên/lớp ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên cả nước (chỉ tính giáo viên trong biên chế) còn thấp hơn so với quy định.

a
Số lượng giáo viên mầm non, phổ thông năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023. Nguồn: Bộ GDĐT

Bộ GDĐT thừa nhận còn tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, hiện nay cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021 - 2022 (cấp mầm non tăng 7.887 người, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207 người, cấp THPT tăng 2.045 người).

Cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau; tình trạng thừa, thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (các môn tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật) nhưng chậm được khắc phục; chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế.

Bộ GDĐT đánh giá, nguyên nhân chính dẫn đến số giáo viên cấp học mầm non còn thiếu tăng hơn so với năm học trước là do số trẻ đến trường năm học 2022 - 2023 tăng thêm 132.245 trẻ so với năm học trước (tương đương cần tăng thêm khoảng 5.500 giáo viên).

Cấp tiểu học, tỉ lệ lớp học 2 buổi/ngày năm học 2022 - 2023 tăng 4,6% so với năm học trước (tương đương tăng 10.811 lớp học 2 buổi/ngày, cần tăng thêm khoảng 3.000 giáo viên).

Cấp THPT tăng 669 lớp so với năm học trước (tương đương cần tăng thêm khoảng 1.500 giáo viên). Ngoài ra, năm học 2022 - 2023 toàn quốc có hơn 19.300 giáo viên công lập nghỉ hưu và nghỉ việc (gồm 10.094 giáo viên nghỉ hưu và 9.295 giáo viên nghỉ việc).

Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục rà soát số lượng chỉ tiêu biên chế và số lượng giáo viên hiện có của các địa phương để phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Trung ương bổ sung biên chế ngành giáo dục năm học 2023 - 2024 trong tổng số biên chế giáo viên được bổ sung đến năm 2026 theo Quyết định số 72-QĐ/TW.

Bộ GDĐT cũng đề nghị các địa phương tổ chức tuyển dụng hết số biên chế giáo viên đã được giao bảo đảm số lượng và chất lượng (ưu tiên tuyển giáo viên mầm non, tiểu học còn thiếu); sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở giáo dục tại địa phương bảo đảm hợp lý, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ; trường hợp chưa tuyển đủ giáo viên thì bố trí nguồn lực để hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30.12.2022 của Chính phủ.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Loay hoay giảm biên chế, thừa chỉ tiêu vẫn thiếu giáo viên ở Thanh Hoá, Nghệ An

Đại Lâm |

Cả Thanh Hoá và Nghệ An hiện nay đều thiếu giáo viên trầm trọng, đặc biệt là giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, mỗi nơi lại thiếu một kiểu.

Gian nan bài toán thiếu giáo viên dạy Chương trình Giáo dục phổ thông mới

Chân Phúc - Vân Trang |

Theo lộ trình đổi mới, đến năm học 2024-2025, học sinh các bậc học từ tiểu học đến THPT sẽ học hoàn toàn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Hiện những thiếu thốn về cơ sở vật chất, đặc biệt là đội ngũ giáo viên đang là rào cản để triển khai chương trình một cách toàn diện.

Nhiều tín hiệu tích cực, nhưng vẫn còn những băn khoăn

Bích Hà - Tường Vân |

Sau 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều giáo viên, học sinh đã có phản hồi tích cực. Song vẫn còn không ít trăn trở trong quá trình dạy và học, đặc biệt câu chuyện liên quan đến thiếu giáo viên và giá sách giáo khoa mới.

Điểm chuẩn năm 2023 của tất cả trường đại học trên cả nước

Trang Hà |

Từ 14h ngày 22.8, các trường đại học trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn năm 2023. Báo Lao Động sẽ liên tục cập nhật nhanh nhất danh sách các trường công bố điểm chuẩn để thí sinh tra cứu và tham khảo.

Tỉnh vùng cao thiếu hơn 2.000 giáo viên trước thềm năm học mới

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Hai huyện vùng cao có tỷ lệ giáo viên thấp nhất là Trạm Tấu và Mù Cang Chải với tỷ lệ đạt chỉ hơn 75%.

4 cơn bão hình thành trong 4 ngày, dồn dập tấn công nước Mỹ

Khánh Minh |

Cơn bão Harold đổ bộ vào Texas hôm 22.8, đánh dấu cơn bão đầu tiên trong mùa bão Đại Tây Dương 2023 đổ bộ vào Mỹ.

Hệ quả của làn sóng người lao động mất việc: Người chật vật, người lao đao

NHÓM PV |

Dưới sức ép của làn sóng mất việc tiếp tục tăng kéo dài sang nửa cuối năm 2023, nhiều người lao động đang chật vật vì lang thang nhiều khu công nghiệp không kiếm được việc làm, nhiều người buộc phải rời nơi đang sinh sống lập nghiệp để về quê, kéo theo hàng loạt những hệ quả là nhà trọ, người kinh doanh buôn bán ở nơi đông người lao động nhất tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM và Bình Dương cũng lao đao.

Sang nhượng chung cư mini Hà Nội hàng loạt vì giá thuê tăng

Thu Giang |

Giá thuê chung cư mini rục rịch tăng đang khiến nhiều người thuê nhà tại TP Hà Nội buộc phải thắt chặt chi tiêu, đăng tin sang nhượng phòng gấp trên mạng xã hội.

Loay hoay giảm biên chế, thừa chỉ tiêu vẫn thiếu giáo viên ở Thanh Hoá, Nghệ An

Đại Lâm |

Cả Thanh Hoá và Nghệ An hiện nay đều thiếu giáo viên trầm trọng, đặc biệt là giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, mỗi nơi lại thiếu một kiểu.

Gian nan bài toán thiếu giáo viên dạy Chương trình Giáo dục phổ thông mới

Chân Phúc - Vân Trang |

Theo lộ trình đổi mới, đến năm học 2024-2025, học sinh các bậc học từ tiểu học đến THPT sẽ học hoàn toàn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Hiện những thiếu thốn về cơ sở vật chất, đặc biệt là đội ngũ giáo viên đang là rào cản để triển khai chương trình một cách toàn diện.

Nhiều tín hiệu tích cực, nhưng vẫn còn những băn khoăn

Bích Hà - Tường Vân |

Sau 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều giáo viên, học sinh đã có phản hồi tích cực. Song vẫn còn không ít trăn trở trong quá trình dạy và học, đặc biệt câu chuyện liên quan đến thiếu giáo viên và giá sách giáo khoa mới.