Ai là người đề xuất lấy 20.11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam?

Trang Thiều |

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) là người đề xuất lấy ngày 20.11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tháng 7.1946, một tổ chức quốc tế của các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (Pháp), lấy tên là Liên hiệp quốc tế Các công đoàn giáo dục (FISE). Năm 1949, tại hội nghị ở thủ đô của Ba Lan, tổ chức này xây dựng bản Hiến chương Các nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30.8.1957 tại Warszawa, lấy ngày 20.11.1958 là ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam.

Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20.11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.

Và PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT là người đề xuất lấy ngày 20.11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Năm 1981, ông được Bộ trưởng Bộ Giáo dục điều động từ Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn ra làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Khi đó, Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp còn chưa nhập lại thành Bộ GDĐT như ngày nay.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ được phân công phụ trách mảng cơ sở vật chất và chăm lo đời sống của giáo viên. Khoảng thời gian đó, lúc nào ông cũng suy nghĩ, trăn trở về việc chăm lo, cải thiện đời sống giáo viên.

Thời điểm đó, đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn, ngành giáo dục cũng trong tình cảnh khó khăn chung đó. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho biết, trong lúc nền kinh tế còn đang khó khăn, việc đề xuất tăng lương cho giáo viên là không khả thi.

Với cương vị là Thứ trưởng Bộ Giáo dục, ông đã nghiên cứu lịch sử ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo, thấy rằng đây là nguồn cội động lực tinh thần mà ngành Giáo dục nên tận dụng và phát huy.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 ra đời thế nào? Ảnh: Tô Thế
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ.  Ảnh: Tô Thế

"Tuy ngày 20.11 - ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo đã kết thúc do Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng nó đã hoàn thành nhiệm vụ của mình từ cuối những năm 1970, nhưng ở Việt Nam tinh thần của Bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương, vẫn được ngành giáo dục và toàn xã hội quan tâm thực hiện.

Hằng năm ngành Giáo dục đào tạo và nhân dân vẫn chào đón ngày 20.11 như một trong các ngày truyền thống lớn của cả nước. Nên chăng Bộ Giáo dục cùng với Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp làm tờ trình lên Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đề nghị lấy ngày 20.11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam, để hằng năm tổ chức động viên các thầy cô giáo, coi đây là động lực tinh thần tiếp sức cho ngành Giáo dục” - PGS.TS Trần Xuân Nhĩ đã báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đề xuất nội dung này.

Sau đó, đề xuất này được Bộ trưởng Bộ Giáo dục đồng ý, giao cho Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ chủ trì trao đổi với Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các bộ, ngành liên quan.

Sau khi có sự đồng thuận của các bên, soạn thảo văn bản, tờ trình gửi Hội đồng Bộ trưởng xem xét phê chuẩn.

Thể theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của các tổ chức như Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em và Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Hội đồng Bộ trưởng nhất trí và ban hành Quyết định số 167-HĐBT ngày 28.9.1982, lấy ngày 20.11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trang Thiều
TIN LIÊN QUAN

Thầy cô xỏ giày, tham gia giải bóng đá chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

Phương Linh |

Khánh Hòa - Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Khánh Hòa tổ chức thi đấu thể thao và gặp mặt cán bộ công đoàn trong toàn ngành.

Chuyện nghề giáo: Nhớ ngày lương giáo viên được trả bằng thóc

Cao Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Bắc Giang) |

Tháng 11 lại về. Vậy là thấm thoát 26 năm gắn bó với nghề giáo. 26 năm với bao kỉ niệm vui buồn của một cô giáo mầm non...

Chuyện nghề giáo: Chúng tôi khó yên bình trong cái nghèo

Trang Hà |

Thu nhập thấp, đời sống khó khăn, nhiều giáo viên buộc lòng lấy nghề tay trái nuôi nghề tay phải. Tất cả là vì yêu nghề giáo, yêu học trò và khao khát cống hiến cho xã hội.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Thầy cô xỏ giày, tham gia giải bóng đá chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

Phương Linh |

Khánh Hòa - Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Khánh Hòa tổ chức thi đấu thể thao và gặp mặt cán bộ công đoàn trong toàn ngành.

Chuyện nghề giáo: Nhớ ngày lương giáo viên được trả bằng thóc

Cao Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Bắc Giang) |

Tháng 11 lại về. Vậy là thấm thoát 26 năm gắn bó với nghề giáo. 26 năm với bao kỉ niệm vui buồn của một cô giáo mầm non...

Chuyện nghề giáo: Chúng tôi khó yên bình trong cái nghèo

Trang Hà |

Thu nhập thấp, đời sống khó khăn, nhiều giáo viên buộc lòng lấy nghề tay trái nuôi nghề tay phải. Tất cả là vì yêu nghề giáo, yêu học trò và khao khát cống hiến cho xã hội.