Vô thanh

TRIỆU HÙNG |

Đầu năm nay, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) đã tổ chức một xét nghiệm máu nhanh đối với các đại biểu tham dự hội nghị triển khai một dự án.

Kết quả trên các học viên của 4 huyện ngoại thành Hà Nội gồm Sóc Sơn, Đông Anh, Hoài Đức và Mê Linh cho thấy thật đáng sợ - có 32 trong số 67 người bị phát hiện đang có thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn lưu trong máu. Đáng ngại hơn, người tham gia xét nghiệm, hầu hết không trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp.

Một khảo sát khác cho biết, trong vòng hơn 30 năm qua, diện tích trồng trọt trên cả nước chỉ tăng gần 60%, nhưng lượng phân bón, thuốc trừ sâu… sử dụng tăng đến hơn 500%. Cả nước hiện có gần 100 cơ sở sản xuất, với hơn 16.000 doanh nghiệp kinh doanh buôn bán BVTV và hầu hết đều gia công, sang chai, đóng gói ra thành phẩm từ 90% nguyên liệu nhập của Trung Quốc, khó kiểm soát được thành phần. Bình quân mỗi tỉnh có 265 cơ sở, buôn bán khoảng 5.000 loại thuốc BVTV các loại. Cùng một bệnh, có hàng trăm loại thuốc khác nhau được bày bán khắp các cửa hiệu kinh doanh thuốc BVTV như một ma trận.

Ông Nguyễn Hùng, xã Cư M’tar (M’Drak) tỉnh Đắk Lắc cho biết, lúa bị vàng lá. Đến cửa hiệu này họ bảo dùng thuốc kích thích mầm rễ phát triển, bón thêm phân chuồng, kali; cửa hàng khác lại chỉ định thuốc Vibimzol 75 WP… Cũng cảnh tương tự, bà Nhung, đã sử dụng thuốc mua tại một cửa hiệu trên địa bàn xã, nhưng không khỏi bệnh, bà ra thị trấn tìm mua thuốc khác. Đến mỗi cửa hàng, họ lại chỉ định mỗi loại thuốc khác nhau, khiến bà không biết mua loại nào, đành chọn theo cảm tính.

Theo ngành y tế, lượng thuốc BVTV chỉ được cây hấp thụ một phần, còn lại tồn tại hàng chục năm trong lòng đất, theo nước ngầm phân tán muôn phương. Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, với lượng thuốc BVTV tồn dư trong máu khi test nhanh cũng không thể biết rõ được nạn nhân ngộ độc loại thuốc nào. Nhiễm thuốc độc trong máu không chỉ với người làm nông, gia đình ở nông thôn mà những người ở thành phố cũng có khả năng nhiễm khi ăn thực phẩm còn tồn dư thuốc bảo vệ cây trồng. Từ đó không chỉ những làng ung thư xuất hiện, mà tất cả từ làng quê đến thành thị, đều đang đối diện với nguy cơ. Tiếc rằng, những cảnh báo đó, bao nhiêu năm qua dường như vô thanh trước cái lợi quá lớn mang về cho người sản xuất, sự vô cảm, thiếu hiểu biết của người nông dân, cùng sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan.

TRIỆU HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện, tiêu hủy 3 tấn thuốc bảo vệ thực vật “kịch độc” suýt tràn ra thị trường

Kh.V |

Sáng nay (16.5), tại Lạng Sơn, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã công bố việc tiêu hủy kho thuốc bảo vệ thực vật lên tới 3 tấn, nhập lậu từ Trung Quốc.

Cần rà soát và “làm mới” hệ thống thuốc bảo vệ thực vật

KH.V |

Ngày 15.5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tổ chức hội nghị “Định hướng về công tác bảo vệ thực vật trong tình hình mới”. Khi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cần phải theo phương thức mới, phù hợp với tình hình mới khi người dân đang hướng tới nền nông nghiệp sạch, an toàn. 

Thuốc bảo vệ thực vật “rải thảm’ vùng cao

LÂM HƯNG THƠ |

Bây giờ, hiện hữu dưới bạt ngàn màu xanh các loại hoa màu, sắn, ngô, chuối… ở các huyện miền núi, là lớp cỏ bị cháy úa, vàng khét. Mùa này sang mùa khác, để cây trồng vươn lên đơm hoa nảy mầm, người dân đua nhau mua thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu sử dụng một cách vô tội vạ.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Phát hiện, tiêu hủy 3 tấn thuốc bảo vệ thực vật “kịch độc” suýt tràn ra thị trường

Kh.V |

Sáng nay (16.5), tại Lạng Sơn, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã công bố việc tiêu hủy kho thuốc bảo vệ thực vật lên tới 3 tấn, nhập lậu từ Trung Quốc.

Cần rà soát và “làm mới” hệ thống thuốc bảo vệ thực vật

KH.V |

Ngày 15.5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tổ chức hội nghị “Định hướng về công tác bảo vệ thực vật trong tình hình mới”. Khi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cần phải theo phương thức mới, phù hợp với tình hình mới khi người dân đang hướng tới nền nông nghiệp sạch, an toàn. 

Thuốc bảo vệ thực vật “rải thảm’ vùng cao

LÂM HƯNG THƠ |

Bây giờ, hiện hữu dưới bạt ngàn màu xanh các loại hoa màu, sắn, ngô, chuối… ở các huyện miền núi, là lớp cỏ bị cháy úa, vàng khét. Mùa này sang mùa khác, để cây trồng vươn lên đơm hoa nảy mầm, người dân đua nhau mua thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu sử dụng một cách vô tội vạ.