Tiết kiệm nước - Chìa khoá làm giàu

Nhiệt Băng |

Giờ đây, vùng đất hạn Ninh Thuận nổi tiếng với các sản phẩm đặc sản nho, măng tây... đã xanh màu. Người nông dân đã trả lời được câu hỏi lớn là vì sao Isarel, một đất nước quanh năm thiếu nước lại có tỉ lệ thất thoát nước không quá 3%.

Cây trồng chủ lực ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận là nho, táo, hành... Trong đó, nho hơn 154 ha, tập trung chủ yếu thôn Thái An. Từ năm 2013, nông dân chủ yếu sử dụng phương pháp tưới tràn (tưới theo rãnh). Đây là vùng hạn hán thiếu nước trầm trọng. Nhiều khu vực bị xâm nhập mặn, nước phun lên làm hoa màu cháy lá. Phương pháp tưới tràn truyền thống không còn đủ nước, dù người dân hì hục đào ao, khoan giếng.

Lúc này, Hội Nông dân xã Vĩnh Hải được tập huấn mô hình tưới nước tiết kiệm của tổ chức phi Chính phủ IDE (Mỹ). Đến nay, khoảng 80% hộ nông dân của xã đã áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây nho. Nhờ đó, những cánh đồng nho không còn đối mặt với thảm cảnh khô héo triền miên, không lo hạn hán hay thiếu nước.

Ông Lê Văn Cảnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hải - chia sẻ, nếu áp dụng phương pháp tưới tràn dùng mô tơ 2 ngựa bơm tưới cho 1.000 m2 đất nho phải mất 2 giờ, còn áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước chỉ mất khoảng 1 giờ, nên giảm được 50% thời gian, đồng nghĩa giảm 50% lượng nước tưới và giảm 50% tiền điện.

Áp dụng phương pháp tưới tràn thì người lao động phải mất 2 giờ để kéo ống nước theo từng luống, còn áp dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm chỉ cần mở van 1 giờ sau nước đầy là đóng van, vậy 2 giờ đó nông dân có thể làm việc khác như cột cành nho, nhổ cỏ... tưới nước tiết kiệm còn hạn chế được cỏ dại, giảm công lao động nhổ cỏ.

Ông Phạm Văn Hùng (trú thôn Thái An, xã Vĩnh Hải) cho biết: "Những năm gần đây hạn hán xảy ra liên tục và ngày càng gay gắt, nước càng thiếu trầm trọng. Thấy trong xã nhiều hộ tưới theo phương pháp phun mưa đỡ tốn công, giảm được lượng nước và điện mà lại đảm bảo đủ nước cho cả vườn nho nên tôi đến học hỏi về áp dụng".

Để thực hiện mô hình này, ông Hùng đầu tư đường ống dẫn nước và béc phun mưa, van với chi phí khoảng 4 triệu đồng/sào đất, tổng cộng 9 sào thì mất khoảng gần 40 triệu đồng. Phương thức tưới cách nhật, nên không cần nhiều nước nhưng cây trồng vẫn ướt đẫm và đủ độ ẩm cho gốc.

Ông Hùng chia sẻ thêm: "Mỗi năm tôi trồng 3 vụ nho, với phương pháp tưới phun sương thì mỗi sào tôi lãi hơn 18 triệu đồng và mỗi vụ sau khi trừ chi phí tôi cũng lãi được hơn 150 triệu đồng (hơn 450 triệu/năm)".

Đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã có hơn 700 hộ dân lắp đặt sử dụng với các hệ thống tưới phun mưa, nhỏ giọt và phun tia. Ông Nguyễn Văn Tính - Trưởng Ban kinh tế Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận cho biết, mô hình tưới nước tiết kiệm trên đã mang lại hiệu quả đáng kể, công nghệ đã tiết kiệm được 30% công lao động, tiết kiệm từ 40 - 45% lượng nước tưới cho cây trồng, tiết kiệm 30% điện năng và hạn chế được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, năng suất tăng hơn 20% so với trước đây.

Ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước, nhiều người bắt đầu "khoái chí" với chiếc điện thoại thông minh và hộp điều khiển tưới nước nhỏ giọt mà nông dân Hùng Ky đang sử dụng. Ông Ky kể: "Ứng dụng này tôi áp dụng được chừng vài tháng nay nhưng hiệu quả thật bất ngờ". Chỉ cần một thao tác đơn giản là nhắn tin trên điện thoại, ngay lập tức hệ thống chạy "vù vù" tưới đều vườn hành lá.

"Vụ này, gia đình tôi trồng được 3 sào hành lá và áp dụng phương pháp dùng điện thoại tưới nước cho cây trồng trên vùng đất cát. Đến nay, toàn bộ diện tích hành lá của gia đình ông đã cho thu hoạch và xuất bán được 35 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi trên 15 triệu đồng".

Ông Ky cho hay, trước đây với diện tích 3 sào làm theo phương pháp tưới tràn phải tốn trên 60 công lao động/vụ, lượng nước tưới tiêu quá nhiều gây lãng phí, trong khi đó giếng nước phục vụ cho tưới tiêu thường xuyên bị hụt nước. Để có nước sản xuất ông Ky và bà con nơi đây phải khoan giếng lấy nước ngầm. Tuy nhiên gần đây, hạn hán liên tục kéo dài, nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt.

"Vụ tới chắc chắn sẽ mở rộng thêm diện tích" - ông Ky phấn kích. Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận Kiều Như Bổn cho biết, ông Ky hộ dân đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận ứng dụng công nghệ cao tưới nước tiết kiệm phục vụ trong sản xuất.

Theo ông Bổn, đây cũng chính là bước phát triển mới của nông dân trong việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. Và mô hình này cần nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

Giảng viên Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận Trần Thanh Trung cho biết, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với trường cho ra sản phẩm mô hình tưới nước tiết kiệm bằng điện thoại. Mô hình được lắp đặt triển khai từ tháng 7.2017 đến nay, với tổng kinh phí trên 29 triệu đồng. Kỹ thuật vận hành hệ thống tưới nước thông minh khá đơn giản, chỉ cần dùng điện thoại nhắn tin, hệ thống điều khiển tưới nước tiết kiệm sẽ tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin, chỉ khoảng 2 - 3 phút lượng nước sẽ được phun lên thông qua các ống dẫn nước.

Nhờ lắp đặt thêm thiết bị cảm biến không dây, việc tưới cho cây trồng được tự động hóa. Thời điểm tưới, lượng nước tưới được kiểm soát chính xác thông qua bộ cảm biến đo độ ẩm được cài đặt dưới đất. Khi độ ẩm dưới đất đủ, hệ thống tự động ngắt đi.

Theo ông Trung, tưới nước bằng điện thoại người nông dân luôn giám sát, chủ động được nguồn nước, lượng nước tưới cho cây không bị lãng phí và đặc biệt nông dân có thể điều khiển được từ xa. Để vận hành hệ thống chỉ cần dòng điện 220v, không chỉ điện thoại thông minh mà điện thoại thông thường vẫn có thể điều khiển được.

Nhiệt Băng
TIN LIÊN QUAN

Tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc

ĐẶNG TIẾN |

Tính đến 31.12.2017, trên phạm vi cả nước có 561.064 doanh nghiệp (tăng 11,1% so với năm 2016). Trong đó, riêng năm 2017 số DN được thành lập mới đạt mức kỷ lục từ trước đến nay là 126.859 DN (tăng 15,2%), đặc biệt là các DN khối bán buôn, bán lẻ.

ĐBSCL lại “khát” biện pháp khả thi

LỤC TÙNG |

ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ khát nước. Điều này khiến ĐBSCL không chỉ đối mặt với thách thức trong sản xuất lúa gạo, cá tôm mà còn là nguy cơ sạt lở, sụp lún. Nhưng đáng lo hơn là đến nay, ĐBSCL lại thiếu biện pháp cải thiện bền vững. 

Thủy điện sẽ xả 5,7 tỉ m3 nước phục vụ gieo cấy vụ Đông – Xuân

Đức Thành |

EVN vừa thông báo kế hoạch xả nước phục vụ gieo cấy vụ Đông – Xuân. Theo đó, trong 18 ngày của 3 đợt xả, tổng lượng nước từ các nhà máy thủy điện xuống hạ lưu khoảng 5,7 tỉ m3. Sau đợt xả đầu, còn 2 đợt xả nữa trong thời gian tới.

Nồi bánh tét, chuyện của ngày xưa đón Tết

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Đêm 28 Tết, ở vùng quê tôi, gần như nhà nào cũng nấu bánh tét. Nấu bánh tét không quá sớm vì để lâu không được, cũng không quá muộn vì còn phải chưng lên bàn thờ chuẩn bị đón ông, bà và cho người thân.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc

ĐẶNG TIẾN |

Tính đến 31.12.2017, trên phạm vi cả nước có 561.064 doanh nghiệp (tăng 11,1% so với năm 2016). Trong đó, riêng năm 2017 số DN được thành lập mới đạt mức kỷ lục từ trước đến nay là 126.859 DN (tăng 15,2%), đặc biệt là các DN khối bán buôn, bán lẻ.

ĐBSCL lại “khát” biện pháp khả thi

LỤC TÙNG |

ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ khát nước. Điều này khiến ĐBSCL không chỉ đối mặt với thách thức trong sản xuất lúa gạo, cá tôm mà còn là nguy cơ sạt lở, sụp lún. Nhưng đáng lo hơn là đến nay, ĐBSCL lại thiếu biện pháp cải thiện bền vững. 

Thủy điện sẽ xả 5,7 tỉ m3 nước phục vụ gieo cấy vụ Đông – Xuân

Đức Thành |

EVN vừa thông báo kế hoạch xả nước phục vụ gieo cấy vụ Đông – Xuân. Theo đó, trong 18 ngày của 3 đợt xả, tổng lượng nước từ các nhà máy thủy điện xuống hạ lưu khoảng 5,7 tỉ m3. Sau đợt xả đầu, còn 2 đợt xả nữa trong thời gian tới.