Ràng buộc chặt hơn

TRIỆU HÙNG |

UBND TP.Hồ Chí Minh vừa có cuộc làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn, trong đó có việc thực hiện Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15.10.2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật BHXH (2014) và Luật An toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo đó từ ngày 1.12.2018, người lao động nước ngoài khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ một năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, trừ trường hợp người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, hoặc đủ tuổi nghỉ hưu.

Tuy nhiên, tại cuộc làm việc, nhiều ý kiến doanh nghiệp băn khoăn rằng, đối với số lao động nước ngoài, tuy có giấy phép lao động, nhưng lại không có HĐLĐ; không nhận tiền lương ở công ty tại Việt Nam mà nhận ở công ty mẹ, thì đối tượng lao động này có thuộc diện bắt buộc phải đóng BHXH hay không? Theo lý giải của các doanh nghiệp, phần lớn những người lao động này đến Việt Nam làm việc bằng thư bổ nhiệm của tập đoàn mẹ và lãnh đạo tập đoàn mẹ cũng đưa ra một mức đề xuất phụ cấp cho người lao động này mà phía doanh nghiệp tại Việt Nam phải chi trả. Và không loại trừ, để tránh trích nộp các khoản BHXH, BHYT, chính sách này cũng sẽ được các công ty, tập đoàn nước ngoài điều chỉnh cho phù hợp.

Bà Nguyễn Thị Thu - Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TPHCM cho biết, với các trường hợp đặc thù nêu trên, địa phương chưa thể có câu trả lời ngay, vì áp vào trường hợp nào cũng bị vướng. Bà Thu phân tích: “Những người lao động này nhận trợ cấp lương của doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng lại không ký hợp đồng thỏa thuận lao động, mà theo quy định, không có HĐLĐ thì không trong diện bắt buộc đóng BHXH. Trong khi đó, một khi doanh nghiệp phải trả bất kỳ một khoản lương nào cho người lao động thì doanh nghiệp phải có HĐLĐ với người lao động đó”.

Bộ LĐTBXH cho biết, hiện VN có hơn 83.000 lao động nước ngoài (93% được cấp phép) và con số này tiếp tục tăng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Do vậy, việc tiếp tục điều chỉnh NĐ 143 là điều cần thiết, phù hợp với thực trạng hoạt động của các tập đoàn, công ty lớn của nước ngoài tại Việt Nam hiện nay.

TRIỆU HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Xử lý thế nào sau khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email minhtrangx@xxx hỏi: Công ty tôi gặp khó khăn về tài chính nên đã thỏa thuận với một số người lao động để tạm hoãn hợp đồng lao động. Xin hỏi, hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đã thỏa thuận, công ty có nghĩa vụ như thế nào đối với người lao động?

Khi nào được chuyển người lao động làm việc khác hợp đồng lao động?

Minh Ngọc |

Bạn đọc có email maianhx@xxx hỏi: Tôi đang là công nhân tại xưởng sản xuất của công ty chuyên xuất khẩu thủy sản, làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Vừa qua, công ty đột nhiên chuyển tôi sang làm bảo vệ. Công ty làm như vậy đúng hay sai?

Giám sát việc ký kết hợp đồng lao động tại doanh nghiệp

TÂM PHÚC |

LĐLĐ tỉnh Bến Tre vừa chủ trì, phối hợp với các ban, ngành tổ chức giám sát việc ký kết HĐLĐ tại Cty Cổ phần thủy sản Hải Dương.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Xử lý thế nào sau khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email minhtrangx@xxx hỏi: Công ty tôi gặp khó khăn về tài chính nên đã thỏa thuận với một số người lao động để tạm hoãn hợp đồng lao động. Xin hỏi, hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đã thỏa thuận, công ty có nghĩa vụ như thế nào đối với người lao động?

Khi nào được chuyển người lao động làm việc khác hợp đồng lao động?

Minh Ngọc |

Bạn đọc có email maianhx@xxx hỏi: Tôi đang là công nhân tại xưởng sản xuất của công ty chuyên xuất khẩu thủy sản, làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Vừa qua, công ty đột nhiên chuyển tôi sang làm bảo vệ. Công ty làm như vậy đúng hay sai?

Giám sát việc ký kết hợp đồng lao động tại doanh nghiệp

TÂM PHÚC |

LĐLĐ tỉnh Bến Tre vừa chủ trì, phối hợp với các ban, ngành tổ chức giám sát việc ký kết HĐLĐ tại Cty Cổ phần thủy sản Hải Dương.