Đồng bằng sông Cửu Long:

Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng cao

TRẦN LƯU |

Bên cạnh các mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, nông nghiệp vùng ĐBSCL với cây lúa là chủ lực đang tập trung chuyển từ “lượng” sang “chất”. Đây được xem là hướng đi đúng trong bối cảnh nền nông nghiệp phải cạnh tranh gay gắt và chịu nhiều thách thức trước biến đổi khí hậu… 

Nhiều mô hình nổi bật

Nhiều năm qua, TP.Cần Thơ là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng cánh đồng lúa sạch. Năm 2017, tổng diện tích lúa 3 vụ của thành phố là 240.125ha (đến nay đã thu hoạch hơn 180.000ha, sản lượng trên 1,1 triệu tấn). Ngành NNPTNT TP.Cần Thơ chú trọng xây dựng, phát triển nhiều mô hình sản xuất gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thích ứng biến đổi khí hậu để nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một diện tích. Hiện mỗi năm thành phố sản xuất trên 1,3 triệu tấn lúa; trong đó hơn 80% là lúa chất lượng cao.  

TP.Cần Thơ hiện có gần 200ha nuôi thủy sản theo các tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, BMP, ASC, BAP...); 83ha lúa và hơn 20ha rau màu, cây ăn trái sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; 26 mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái. Đến nay, hầu hết các khâu trong sản xuất và thu hoạch lúa được cơ giới hóa. Thành phố cũng đã hình thành các vùng sản xuất lúa, rau màu, hoa - kiểng và cây ăn trái tập trung. 

Còn tại Long An, chương trình phát triển vùng lúa chất lượng cao của tỉnh được thực hiện từ năm 2013 với diện tích hơn 40.000ha tại 25 xã thuộc các huyện, thị xã vùng Đồng Tháp Mười. Thời gian qua, tỉnh Long An tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng thủy lợi, phát huy hiệu quả trạm bơm điện... giúp nông dân tăng năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao không ngừng tăng lên. Năng suất lúa toàn tỉnh từ 5,34 tấn/ha (năm 2013) tăng lên 5,38 tấn/ha (năm 2016), sản lượng từ 2,66 triệu tấn (năm 2013) tăng lên 2,81 triệu tấn (năm 2016). 

Sở NNPTNT Long An cho biết, tỉnh đã thực hiện đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa với diện tích 20.000ha ở vùng ở vùng Đồng Tháp Mười (nằm trong vùng quy hoạch lúa chất lượng cao); đang đẩy mạnh triển khai xây dựng các mô hình điểm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất lúa để có cơ sở triển khai nhân rộng. Các mô hình này sẽ hỗ trợ cho nông dân san phẳng mặt ruộng bằng tia laser; cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất; sử dụng giống xác nhận, phân vi sinh, phân hữu cơ thay cho các loại phân bón vô cơ… Bước đầu, các mô hình này đã phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi nhận thức của nông dân trong sản xuất. 

Tập trung nâng cao chất lượng

Viện Lúa ĐBSCL là cơ quan nghiên cứu, cho ra đời nhiều giống lúa chất lượng cao. Trong 10 giống lúa chủ lực được trồng phổ biến nhất tại vùng ĐBSCL có 8 giống do Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo, chiếm tỉ lệ trên 77% diện tích gieo trồng của vùng.  Chỉ riêng 4 giống lúa chủ lực của viện (OM 5451, OM 6976, OM 4218, OM 4900) đã chiếm 40 - 60% diện tích trồng lúa ở vùng ĐBSCL. Đặc biệt, diện tích trồng giống lúa OM 5451 tăng nhanh trong 5 năm qua, hiện chiếm diện tích 900.000ha, dần thay thế giống IR 50404. Kể từ năm 2005 đến nay, đầu tư cho sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL gần như không tăng, nhưng năng suất lúa vẫn tăng từ 4,89 tấn/ha/vụ lên 5,8 tấn/ha/vụ. Năng suất tăng phần lớn nhờ sử dụng các giống mới. Song song đó, việc sử dụng lúa giống cấp xác nhận là yêu cầu quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng, năng suất lúa. 

Theo Bộ NNPTNT, vụ đông xuân 2017 - 2018, vùng ĐBSCL dự kiến xuống giống hơn 1,53 triệu hecta lúa. Hiện các địa phương trong vùng đang củng cố, thực hiện các hợp đồng bao tiêu lúa đông xuân trên diện tích khoảng 200.000ha. 

Riêng tại TP.Cần Thơ, vụ đông xuân 2017 – 2018 sẽ triển khai sản xuất theo mô hình cánh đồng lúa sạch tại các huyện trọng điểm trồng lúa (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai) với diện tích 10.000ha và sẽ được triển khai trong các cánh đồng mẫu lớn. Còn tại Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Đồng - Giám đốc Sở NNPTNT - cho biết, hiện có 16 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang bàn phương án bao tiêu lúa đông xuân 2017 - 2018 với gần 20 hợp tác xã sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh. Dự kiến, Hậu Giang xuống giống khoảng 78.000ha lúa đông xuân; trong đó sẽ mở rộng diện tích trồng lúa cánh đồng lớn lên 11.000ha (tăng 5.000ha). Các doanh nghiệp như Tập đoàn Lộc Trời, Gentraco, Lương thực Sông Hậu… sẽ sát cánh cùng nông dân để thực hiện xây dựng cánh đồng lớn và bao tiêu lúa vụ đông xuân 2017 - 2018. 

GS.TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ - cho biết, gạo thơm ST24 của Việt Nam đã được vinh danh với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong “Top 3 gạo ngon nhất thế giới” tại Hội nghị Quốc tế lần 9 về thương mại gạo tổ chức tại Ma Cao - Trung Quốc (ngày 8.11). Được biết, gạo ST24 là sản phẩm của nhóm nghiên cứu do kỹ sư Hồ Quang Cua (Sở NNPTNT Sóc Trăng) dẫn đầu cùng với TS Trần Tấn Phương và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương. Gạo thơm ST24 có đặc điểm nổi bật là ngắn ngày (100 - 105 ngày) so gạo Thái (khoảng 150 ngày). Thành quả này còn có ý nghĩa “đóng dấu” cho thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế… 

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.