Chậm so với kế hoạch

LÊ NHƯ GIANG |

Trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, điệp khúc “chậm so với kế hoạch” là thực trạng đã và đang diễn ra tại nhiều địa phương, thuộc nhiều lĩnh vực và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.

Xin dẫn chứng vài trường hợp: Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) vay vốn WB (301 triệu USD), thực hiện tại nhiều địa phương, thời gian từ năm 2015 - 2020. Thế nhưng, theo Bộ NNPTNT, qua 3 năm triển khai tiến độ giải ngân toàn dự án đến nay chỉ đạt 10%. Riêng năm 2018, nguồn vốn ODA được cân đối cho dự án là 650 tỉ đồng, đến hết tháng 7 giải ngân được 11%. Tại tỉnh Bến Tre, tổng kế hoạch các nguồn vốn đầu tư công năm 2018 là trên 3,6 tỉ đồng. Tuy nhiên đến hết tháng 9, ước giải ngân mới đạt 37,97% kế hoạch (trên 1,3 tỉ đồng).

Ở hầu hết các trường hợp triển khai thực hiện “chậm so với kế hoạch”, nguyên nhân đều được chỉ ra, giải pháp khắc phục cũng được nêu rõ. Cụ thể với 2 trường hợp dẫn chứng nêu trên: Đối với VnSAT, theo Bộ NNPTNT, một trong những nguyên nhân dẫn đến giải ngân chậm là do thời gian hoàn thiện thủ tục phê duyệt các tiểu dự án kéo dài. Để khắc phục, Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh: Phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư các tiểu dự án cho các cơ quan cấp dưới theo quy định của Luật Đầu tư công; chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, thực hiện và giải ngân dự án (sẽ xem xét tăng tổng mức đầu tư cho các địa phương có tiến độ giải ngân tốt).

Đối với tỉnh Bến Tre, nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công thấp là do công tác GPMB các dự án đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ còn chậm; còn nguồn vốn nước ngoài chủ đầu tư chưa kịp làm thủ tục ghi thu ghi chi. Để khắc phục, UBND tỉnh yêu cầu các dự án giải ngân thấp phải báo cáo rõ nguyên nhân, đề xuất hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để trình cấp thẩm quyền kịp thời xử lý nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện...

Thực tế lâu nay cho thấy, ở không ít dự án sự chuyển biến vẫn diễn ra chậm chạp do xác định nguyên nhân chưa đúng trọng tâm hoặc giải pháp khắc phục đề ra chưa sát thực tế tình hình v.v... càng làm cho thực trạng “chậm so với kế hoạch” thêm kéo dài ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương.

LÊ NHƯ GIANG
TIN LIÊN QUAN

“Phát triển nông nghiệp Công Nghệ Cao là vấn đề then chốt trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0”

PHONG NGUYỄN (thực hiện) |

Ngành nông nghiệp đang thực hiện kế hoạch cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC), phát triển bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu. CNC, công nghệ tiên tiến đã và đang được ứng dụng trong từng khâu hoặc trong cả chuỗi sản xuất để mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC. 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường đã dành cho Báo Lao Động những tâm sự tâm huyết về quyết tâm xây dựng một nền nông nghiệp sạch ứng dụng CNC, hiện đại và phát triển bền vững.

Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong nông nghiệp Việt Nam - Một vài trao đổi

Huy Minh - Lê Hoa - Thanh Hải (thực hiện) |

Tại thủ phủ nuôi tôm Cà Mau, địa bàn phù hợp nhất trên thế giới về nuôi trồng thủy sản nước ấm, bà con vẫn thường nói với nhau rằng đây là nghề “cô cậu” - tức là ông trời có thương thì mới được mùa. Quan niệm này sẽ bị “đập bỏ” hoàn toàn khi ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong quá trình nuôi tôm. Với những ưu việt từ việc sử dụng công nghệ cao, con tôm được chăm sóc trong môi trường nghiêm ngặt đã cho năng suất và chất lượng vượt trội.

Tìm giải pháp cho nền nông nghiệp thông minh

TRẦN LƯU |

“Làm thế nào để có nền nông nghiệp thông minh, bền vững?” - đó là nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại diễn đàn “Ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới trong nông nghiệp” do Bộ KHCN, Bộ NNPTNT và UBND TP.Cần Thơ phối hợp tổ chức ngày 4.10…

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

“Phát triển nông nghiệp Công Nghệ Cao là vấn đề then chốt trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0”

PHONG NGUYỄN (thực hiện) |

Ngành nông nghiệp đang thực hiện kế hoạch cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC), phát triển bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu. CNC, công nghệ tiên tiến đã và đang được ứng dụng trong từng khâu hoặc trong cả chuỗi sản xuất để mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC. 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường đã dành cho Báo Lao Động những tâm sự tâm huyết về quyết tâm xây dựng một nền nông nghiệp sạch ứng dụng CNC, hiện đại và phát triển bền vững.

Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong nông nghiệp Việt Nam - Một vài trao đổi

Huy Minh - Lê Hoa - Thanh Hải (thực hiện) |

Tại thủ phủ nuôi tôm Cà Mau, địa bàn phù hợp nhất trên thế giới về nuôi trồng thủy sản nước ấm, bà con vẫn thường nói với nhau rằng đây là nghề “cô cậu” - tức là ông trời có thương thì mới được mùa. Quan niệm này sẽ bị “đập bỏ” hoàn toàn khi ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong quá trình nuôi tôm. Với những ưu việt từ việc sử dụng công nghệ cao, con tôm được chăm sóc trong môi trường nghiêm ngặt đã cho năng suất và chất lượng vượt trội.

Tìm giải pháp cho nền nông nghiệp thông minh

TRẦN LƯU |

“Làm thế nào để có nền nông nghiệp thông minh, bền vững?” - đó là nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại diễn đàn “Ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới trong nông nghiệp” do Bộ KHCN, Bộ NNPTNT và UBND TP.Cần Thơ phối hợp tổ chức ngày 4.10…