Bỏ ngỏ lao động ngư phủ

NHẬT HỒ |

Cuối tháng 7, Trịnh Hoài T và Danh Thanh H cùng ngụ tại huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng đến Bạc Liêu. Ăn nhậu thả ga với bạn bè, cuối cùng cả hai trở thành con nợ.

Một chủ quán nhậu giới thiệu T và H đi “làm cá” tại Gành Hào, huyện Đông Hải, Bạc Liêu để vừa có tiền trả nợ, vừa có thu nhập hằng tháng từ 5 - 7 triệu đồng. T là người tâm thần, tưởng vậy là thật. Nào ngờ bước đường đổi đời của cả hai là những ngày tháng hãi hùng nơi biển cả.

Sự việc đến mức gia đình phải nhờ công an địa phương can thiệp hai ngư phủ bất đắc dĩ mới được về nhà. Câu chuyện trên là một trong rất nhiều trường hợp thanh niên Miền Tây Nam Bộ, rơi vào đường dây cung cấp lao động cho các chủ tàu cá. Người lao động làm ngư phủ không ai được đào tạo; không có tổ chức nào bảo vệ; lao động trong môi trường khắc nghiệt...

Chính vì thế hàng loạt đường dây “cò” ngư phủ xuất hiện một cách công khai để lắp vào chỗ trống tuyển dụng lao động này.

Đã có không ít những điều tiếng về những ngư phủ làm việc trên các chuyến tàu sau khi cặp bến. Đó là những “Việt kiều biển” khi cặp bến họ có “ba cọc ba đồng” nướng hết vào những quán nhậu, những tụ điểm ăn chơi. Chơi sang đến mức mà Việt kiều cũng phải nể.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách khách quan cho các ngư phủ là họ sống lênh đênh trên mặt biển từ 3 - 6 tháng trời không thấy đâu là bờ, bến. Những chàng trai 6 tháng trời chưa thấy “một bóng hồng”, khi lên bờ rủng rỉnh vài triệu đồng cho chơi hết cũng là điều dễ hiểu.

“Tiên trách kỷ hậu trách nhân”. Câu ông bà đã đúc kết. Trước khi trách những đối tượng “cò” ngư phủ, trách những chủ tàu bất chấp những quy định để tìm ngư phủ, cần phải nhìn nhận rằng hiện tại chưa có tổ chức nào đào tạo ngư phủ. Trong khi đó, các chủ tàu cá lại đang khổ sở với việc tìm ngư phủ (có nơi gọi là bạn ghe) do thiếu người.

Ngư phủ đã là một nghề như bao nhiêu nghề khác. Đó là thực tế. Nhưng có thực tế đắng lòng hơn là nghề này chưa có ai đào tạo. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều người trong độ tuổi LĐ bỏ làng quê để đi Bình Dương, TPHCM làm công nhân.

Làm ngư phủ với thời gian 3 - 6 tháng để có 30 - 40 triệu đồng liệu có cao so với công nhân? Đã đến lúc cần quan tâm đến nhu cầu lao động trên biển, cùng các quyền lợi của họ như một lao động trên đất liền.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.