9 tháng xuất khẩu... 1 lao động

NHẬT HỒ |

Qua 9 tháng thực hiện Đề án đưa người lao động đi nước ngoài làm việc, tại Cà Mau chỉ đưa đi được đúng… 1 người. Hàng loạt nguyên nhân được phân tích, mổ xẻ.

Dù vậy, chưa ai dám nhìn nhận thực tế là nó chưa thật sự phù hợp với trình độ, năng lực và đặc điểm của vùng đất này.

Theo đề án đưa lao động đi nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Cà Mau phải xuất khẩu hơn 1.260 lao động. Qua 9 tháng đầu năm 2018 triển khai đề án, mới có hơn 400 người đăng ký xuất khẩu lao động, trong đó đã có hơn 180 lao động được tư vấn và đưa đi khám sức khỏe tổng quát, 155 lao động đang học ngoại ngữ, chủ yếu là lao động không thuộc diện chính sách. Có 35 lao động được phỏng vấn đạt yêu cầu, thế nhưng mới có 1 lao động đã xuất cảnh còn lại 34 lao động đang chờ. Con số này khiến ông Thân Đức Hưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - phải băn khoăn. Bởi quá ít người đăng ký tham gia vào đề án dù hàng loạt những ưu đãi để NLĐ Cà Mau có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài.

Vẫn là những nguyên nhân khá cũ: Lao động tỉnh Cà Mau chưa qua đào tạo nghề, hoặc mới đào tạo nghề trình độ sơ cấp nên chưa đáp ứng nhu cầu kỹ năng nghề của nước ngoài, chất lượng lao động chưa cao chỉ bố trí công việc đơn giản; trình độ ngoại ngữ của lao động Cà Mau hạn chế.

Nhằm cứu đề án không bị phá sản, mới đây UBND tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc họp “mổ xẻ” nguyên nhân. Tại cuộc họp, các đại biểu nêu lên nhiều giải pháp. Tuy nhiên, hầu hết ý kiến lại đưa ra cách vay và cách trả tiền vay cho các ngân hàng. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, nên có quỹ dự phòng và giao cho một đơn vị làm đầu mối trong việc thu hồi vốn vay của người lao động. UBND tỉnh đứng ra bảo lãnh cho người lao động trả nợ vay cho ngân hàng, nếu người lao động không trả nợ. Khi ngân hàng thu hồi vốn, tỉnh xuất ngân sách trả nợ vay của người lao động cho ngân hàng rồi thu hồi vốn của người lao động sau.

Mặc dù Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị phải thực hiện bằng được chủ trương đưa người lao động đi làm việc nước ngoài. Tuy nhiên, nếu cứ chăm chăm vào việc vay tiền ngân hàng và cách trả nợ của NLĐ khi tham gia đề án thì còn lâu lắm Cà Mau mới có cơ hội đưa được LĐ ra nước ngoài làm việc như mong đợi, chí ít là bằng con số mà đề án đề ra khi mà trình độ, năng lực, chương trình đào tạo cho LĐ xuất khẩu vừa thiếu vừa yếu.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Vụ "phù phép" người khuyết tật đi XKLĐ rồi mất tích: Nguyên nhân tử vong do “tê liệt thần kinh”?

Q.ĐẠI - V. LÂM |

Ngày 15.3, thi thể bà Trần Thị Bình (sinh năm 1963, người khuyết tật tại xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An, được “phù phép” thành Vương Thị Hoài Thu, sinh năm 1977, đủ sức khỏe, đi xuất khẩu lao động tại Saudi Arabia và tử vong) đã được gia đình hỏa thiêu và an táng.

Vụ người khuyết tật được “phù phép” đi XKLĐ: Người lao động còn bị u não

VIỆT LÂM - QUANG ĐẠI |

Báo Lao Động số ra ngày 3.2.2018 và ngày 9.2.2018 có bài phản ánh về “Người khuyết tật được “phù phép” chữa bệnh, đi xuất khẩu lao động rồi tử vong”, trong loạt bài có nêu trường hợp bà Trần Thị Bình (SN 1963), bị khuyết tật nặng, được “phù phép” mang hộ chiếu Vương Thị Hoài Thu (SN 1977), đủ sức khỏe đi xuất khẩu lao động rồi tử vong… 

Ai bảo kê cho Cty CP XKLĐ &TMDL Thanh Hoá đào tạo chui cho người đi XKLĐ?

Xuân Hùng |

Văn phòng Đại diện Cty CP xuất khẩu lao động và thương mại du lịch Thanh Hoá do bà Lê Thị Tố Như đứng đầu đã tuyển dụng, mở lớp đào đạo tiếng, chuyên môn cho người lao động đi xuất khẩu lao động bất chấp quy định của Bộ LĐTBXH. 

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Vụ "phù phép" người khuyết tật đi XKLĐ rồi mất tích: Nguyên nhân tử vong do “tê liệt thần kinh”?

Q.ĐẠI - V. LÂM |

Ngày 15.3, thi thể bà Trần Thị Bình (sinh năm 1963, người khuyết tật tại xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An, được “phù phép” thành Vương Thị Hoài Thu, sinh năm 1977, đủ sức khỏe, đi xuất khẩu lao động tại Saudi Arabia và tử vong) đã được gia đình hỏa thiêu và an táng.

Vụ người khuyết tật được “phù phép” đi XKLĐ: Người lao động còn bị u não

VIỆT LÂM - QUANG ĐẠI |

Báo Lao Động số ra ngày 3.2.2018 và ngày 9.2.2018 có bài phản ánh về “Người khuyết tật được “phù phép” chữa bệnh, đi xuất khẩu lao động rồi tử vong”, trong loạt bài có nêu trường hợp bà Trần Thị Bình (SN 1963), bị khuyết tật nặng, được “phù phép” mang hộ chiếu Vương Thị Hoài Thu (SN 1977), đủ sức khỏe đi xuất khẩu lao động rồi tử vong… 

Ai bảo kê cho Cty CP XKLĐ &TMDL Thanh Hoá đào tạo chui cho người đi XKLĐ?

Xuân Hùng |

Văn phòng Đại diện Cty CP xuất khẩu lao động và thương mại du lịch Thanh Hoá do bà Lê Thị Tố Như đứng đầu đã tuyển dụng, mở lớp đào đạo tiếng, chuyên môn cho người lao động đi xuất khẩu lao động bất chấp quy định của Bộ LĐTBXH.